Chơi thơ

Tám năm nay đã thành lệ, cứ đến rằm tháng giêng khắp cả nước đồng loạt tổ chức các lễ hội thơ rất xôm trò. Nói lễ hội thơ để tôn vinh thơ tất nhiên là đúng rồi nhưng chả cần quan trọng đến thế, chỉ cần bày ra được trò chơi thú vị cho thơ được tiếp xúc với công chúng cũng đã quí hoá lắm . Cho dù năm nào Hội thơ cũng xảy ra lắm chuyện để thiên hạ bàn ra tán vào ỏm tỏi thì trò chơi thơ này cũng thật đáng nể.

Chả biết thời Tiền chiến dân tình mến mộ thơ ca đến mức nào nhưng một loạt nhà thơ sinh ra từ thời ấy cùng với một thơ ca họ để lại cho đời đủ cho thấy thơ ca vô cùng được trọng vọng . Thời đó ít thấy ai coi thơ như một nghề, cũng chẳng ai giao nhiệm vụ gì cho thơ, từ Hàn Mạc Tử đến Lưu Trọng Lư viết thơ đọc thơ in thơ cũng chỉ để chơi thơ. Thơ không kiếm ra tiền nhưng mua được niềm vui, thế là quá đủ để các nhà thơ ném cả cuộc đời cho cuộc chơi thơ viễn vông nhưng sang trọng này.

Làm được bài thơ, rung đùi đọc một mình đã sướng, sà vào cuộc rượu vuốt râu đọc cho năm bảy người, nhận được vài cái gật đầu, chép miệng xuýt xoa càng sướng. Còn như cầm micro đứng trước đám đông vài ba trăm người, vừa đọc vừa ngắm nghía những cái nhìn ngưỡng mộ, nhận được vài tràng pháo tay thì sướng đến củ tỉ, nhà thơ khi đó mãn nguyện lắm rồi, không còn mơ gì thêm nữa.

Thời đó chơi thơ loanh quanh chỉ có thế, in được bài thơ, một tập thơ thật quá khó, nhiều người cả đời không in nổi tập thơ, chơi ngông lắm cũng chỉ khắc thơ lên đá, viết thơ lên tường, thả thơ xuống sông, treo thơ lên đọt tre, lên cánh diều… thế thôi nhưng sao thấy thơ sang trọng kinh hồn, thơ đến với người vừa gần gũi vừa cao vời, vừa âu yếm như lời hát ru vừa thiêng  liêng như thánh ca.

Cái thời thật sướng, nhà thơ như con trời ở xa tít mù, mỗi lần xuất hiện như thiên sứ từ trời sa xuống, cho dù đi đứng nghênh ngang, nói năng ngông ngạo cũng không ai lấy đó làm vì, lại còn được tán tụng như là cuộc chơi ngạo nghễ của con trời. Nhà thơ bỗng trở thành niềm tự hào vô biên của vợ con, bạn bè, họ hàng chòm xóm.

Vợ nhà thơ chạy ăn từng bữa, tần tảo nuôi con cực khổ vô cùng cũng không để chồng nhúng tay vào mấy việc trần tục. Chỉ cần chồng chơi thơ thật hay, con có thể đói cơm chồng không thể thiếu rượu, ngoài nhà chồng nhấp hớp rượu đọc một câu thơ, trong nhà vợ tay bịt miệng con khóc đói đòi ăn, tai vẫn nắc nỏm nghe thơ chồng, lâng lâng niềm tự hào thầm kín.

Đến thời chống Mỹ thơ ca được giao đủ loại nhiệm vụ, nhà thơ phải gồng gánh đủ loại vai trò, các nhà thơ lớp trước chỉ quen chơi thơ bỗng lúng túng không biết xoay xở ra sao, thơ họ kém hẳn đi, bao nhiêu tán tụng cũng không sao giữ thơ họ đến với người đời. Công chúng vẫn yêu thơ vẫn nể trọng nhà thơ phần vì dư vọng thời trước đó, phần vì thơ “ cùng đổ mồ hôi sôi giọt máu” với người yêu thơ, buồn vui sướng khổ cùng thế sự.

  Tuy vậy đã  dần dần hình thành một loại công chúng chỉ biết thẩm thơ theo nghĩa đúng sai, đánh đồng đúng sai với hay dở, nhà thơ cũng hoang mang không dám chơi thơ nữa, chơi ngông lại càng không dám. Loay hoay với đúng sai đã mướt mồ hôi rồi, sao còn đủ hứng để còn chơi thơ hay dở.

Nhà thơ đi đến đâu vẫn được đón tiếp trọng thị, công chúng vẫn háo hức chào đón nhưng ít ai dám phô giữa công chúng những gì mình làm cho mình, những gì mình tâm đắc. Có hai loại thơ, thơ làm cho tất cả vả thơ làm cho mình. Bố bảo cũng chẳng ai dám phô thơ riêng tư ra trước đám đông, đôi khi ngứa mồm đọc đôi ba câu liền bị nhắc nhở, sợ mất ăn mất ngủ.

 Thơ làm cho tất cả vẫn hay đấy, nhiều là đằng khác nhưng cái hay của anh cán bộ làm thơ, không còn là thơ của thiên sứ con nhà trời nữa. Vả, thơ tâm tình nỉ non ngâm vịnh vu vơ bị coi là thứ vớ vẩn của mấy ông không dở hơi cũng chập mạch, thơ tuyên giáo ngày càng nhiều trở thành dòng chính đạo. Bây giờ nhà thơ là ông cán bộ công tác làm thơ, ít ai còn dám chơi thơ. Có lẽ vì thế mà thơ vì thế xa cách dần, lạc điệu dần với công chúng yêu thơ chăng.

Đất nước đổi mới, nhà thơ được hưởng mọi sự phóng khoáng ở đời, chẳng ai ép nhà thơ làm thơ tuyên giáo, nhà thơ là nhà thơ, chẳng phải ông cán bộ làm thơ nữa nhưng cái thời thơ được nồng nhiệt chào đón hình như đã mất. Khi các nhà thơ được thoải mái chơi thơ, người sang kẻ hèn người giàu kẻ nghèo đều in được thơ thì thơ chẳng còn là sản phẩm được công chúng đón đợi. Trong các hiệu sách thơ là mặt hàng ế ẩm nhất. Xưa có tập thơ in vài vạn cuốn vẫn bán hết vèo nay ai khoe bán được một ngàn bản thơ đều bị coi là bóc phét.

Từ trước tới nay chỉ thấy mỗi nhà thơ Hữu Loan bán được bài thơ hơn trăm triệu, nhà thơ Kiều Anh Hương bán bốn câu thơ được hơn chục triệu, thế thôi, không còn thấy ai bán thơ được giá cao. Nhà thơ Nguyễn Duy tiếp thị thơ hơi bị giỏi, thu được khá nhiều thành công. Ông làm lịch thơ bán chạy như điên nhưng cũng chỉ được hai mùa, sang đến mùa thứ ba thì tịt ngỏm. Ông triển lãm thơ, vẽ thơ trên chum vại rổ rá, chơi thơ với ảnh, chơi thơ với hoạ, chơi cả thơ tiếng Anh dịch từ thơ cổ, xôm trò lắm nhưng chỉ đôi lần rồi cũng dần mất khách.

Nhà thơ làm đủ trò tiếp thị, kẻ tổ chức đêm thơ để bán rao thơ, người ôm thơ đến thư viện bán mớ. Nhiều người đến công sở, mỗi nơi bán dăm mười cuốn, lắm kẻ vờ tặng thơ để nhận tiền lại quả, cũng chẳng thu được bao nhiêu đôi khi còn mang tiếng, lắm chuyện thật bẽ bàng.

Nhà thơ mang cả chồng thơ đến doanh nghiệp, được đón tiếp trọng thị kiểu đãi bôi, doanh nghiệp xuýt xoa khen bìa đẹp khen thơ hay, rồi rút ra một xấp tiền trân trọng nhét vào túi nhà thơ. Đến khi nhà thơ ra về thì chồng thơ lập tức được nhét xó. Ngay cả thơ tặng cũng vậy, bạn bè quí nhau lắm mới tặng nhau tập thơ, nhận được thơ lập tức reply cảm ơn rối rít, hỏi có mấy ai chịu khó mở ra xem đôi bài, đừng nói là cả tập.

Ngay cả nhà thơ đến công sở đọc thơ, nói chuyện thơ cũng thế. Xe  con kính cẩn đưa đón, công chúng có cả ngàn, mỗi bước đi nhà thơ đều có kẻ  lóm thóm chạy theo sau, cơm bưng rượu rót, tiếng vỗ tay ngất trời, lời cảm ơn nhà thơ nồng nàn say đắm. Đến khi nhà thơ Good bye thì dư vang cũng good bye, cuộc chơi thơ lấy lệ, đầy tính thủ tục nhân ngày abc nào đó thường diễn ra như vậy.

Cho nên cứ mỗi mùa lễ hội thơ tôi thường ngồi nhà ngóng ra  chứ không dám đến. Tôi sợ phải gặp những nụ cười giả tạo, phải nghe tiếng vỗ tay lấy lòng, lời tán tụng bốc đồng, thói nịnh bợ truyền kiếp. Nói thật mất lòng, những trò chơi rắm rối, thoạt nhìn có vẻ sang nhưng kì thực rất quê mùa, từ lá cờ thơ đến việc thả thơ lên trời.. nhìn rõ sự cố tình sắp đặt khiên cưỡng, hơi bị tội nghiệp cho thơ, hu hu.

Một khi thơ phú văn chương chưa được lòng người thì mọi trò xiển dương, tôn vinh thơ, vuốt ve thơ, truyền bá thơ dù được tổ chức khá công phu, tốn kém cũng chỉ để cho các nhà thơ tự sướng mà thôi, than ôi.

349 thoughts on “Chơi thơ

  1. Kim Dung

    To@Lão Ăn Mày: Ngược lại, KD đọc com của LAM lại hiểu hết, cái câu chê “Chán chết đi đươc” của LAM đó. Chắc chắn, BSD sẽ hiểu thấu tấm lòng, hiểu thấu cái tình của mọi người nói chung, của LAM nói riêng và đứng vững trên chính đôi chân của mình, vì đằng sau, đó là những máu thịt của BSD.

    Nào, KD xin cụng một ly với LAM. Chúc LAM luôn vượng khí, để sống ở đời này, cảm nhận được cái đau, cái buồn, nhưng cũng để cảm nhận hết cái điều đáng sống, kiêu hãnh mà sống!

  2. lão ăn mày

    @BSD:Thế thì bác sợ gì mà không đi ăn mày như AM nhỉ?Mang danh ăn mày hay thực tế có đi ăn mày đi nữa thì có gì là xấu nào?Vẫn còn lương thiện hơn chán vạn ai đó chứ.
    Đọc mấy cái còm của bác ở đây,cho dù là bác viết thật hay viết ảo thì cũng cho phép AM nói thật bác đừng trách AM dùng ba chữ”CHÁN CHẾT ĐƯỢC”.
    Thứ nhất giả dụ bác viết ảo,thì những sự việc bác đề cập đến chả có gì ghê gớm cả.Người ta đã đề cập đến nhiều rồi,tình thế cũng không đến nổi nước sôi lửa bỏng lắm đâu.Nếu dùng cái khổ nhục kế(bò sát đất)mà đánh động cho mọi người một vấn đề nào đó thì theo AM không hiệu quả lắm đâu,”CHÁN CHẾT ĐƯỢC”.
    Thứ hai giả dụ như bác viết thật,thì quả tình bác đang bị tẩu hoả nhập ma rồi.Đọc mấy vần thơ của bác ở đây,thấy rằng bác cũng sắp đến tuổi nhi bất hoặc rồi.Chả lẽ bây giờ bác vẫn còn phân vân chưa biết cái gì nên cái gì không của một thằng đàn ông có một gia đình với những đứa trẻ à,vô lý quá.Bác bảo bác đành sống hèn vì vợ vì con à,vậy thì theo bác thế nào là hèn,và không hèn thì bác định làm thế nào?Theo bác những cái nhiễu nhương trước mắt và cuộc sống của cái gia đình nhỏ của bác cái nào quan trọng hơn?
    Đọc còm của bác AM có cái cảm giác bác đang bị chứng vĩ cuồng nhưng bác lại không có khả năng để làm vĩ nhân,vậy thì làm người bình thường đi cùng lắm hèn hạ chút chút như AM cũng được vậy,có sao đâu.Lo cho cái gia đình nhỏ nhỏ của mình sống đàng hoàng,con cái hiểu được cái sai cái đúng,bước ra khỏi cửa ngẩng đầu nhìn thiên hạ không hổ thẹn là việc lớn lắm rồi bác ơi.Hàn Tín ngày xưa còn luồn trôn gã hàng thịt,thì cở AM với bác không là cái đinh rỉ gì hết.
    Nếu bác bị xì chét vì một lý do nào đó thì nghe nhạc vậy.Đóng cửa lại tắt điện thoại đi động,máy tính đi,tắm rửa sạch sẽ,đốt một chút giác cho có mùi thơm và nằm dài nghe nhạc(bí quyết này của AM không bán,chỉ truyền riêng cho mình bác thôi đấy nhé,không được tiết lộ cho một ai khác đâu đấy).
    Bởi vậy khi đọc”THÀ làm một thằng hèn để lo cho vợ con mình”AM cũng thấy”CHÁN CHẾT ĐƯỢC”.Lo cho vợ con thì có gì gọi là hèn nhỉ?Trừ khi bác phải làm điều gì đó cắn rứt lương tâm,(mà AM thì không tin bác làm điều này).
    Kính bác một ly cho cuộc đời này bớt đắng vậy.

    1. vanthanhnhan

      Nếu BSD “chán chết đi được” thì theo tôi hãy thử thế này nhé.
      1/ Nếu có xe máy, BSD hãy đổ đầy xăng, cho một cơ số quần áo vừa đủ, mọi thứ khác không cần thiết để ở nhà kể cả sách truyện, ĐT, Radio…. Nổ máy đi bất cứa nơi nào bạn thích hoặc cả những nơi không thích. Đi một cách vô định. Kiểu này thì phải có nhiều tiền.
      2/ Không có xe máy, thì đi xe đạp, cũng với đồ dùng như trên. Đi một cách vô định. Kiểu này thì cần một ít tiền
      3/ Không có xe đạp, thì đi bộ, với đồ dùng ít đi một tí, cho Ba lô nó nhẹ. Kiểu này thì không cần đến tiền. Nhân dân ở các nơi bạn đi qua sẽ nuôi bạn.
      Đi bao giờ thấy cần về thì về. Không thì lại đi tiếp.
      Nếu đi được như vậy bạn sẽ cảm thấy đáng sống hơn bao giờ hết, vì ngoài nơi bạn đang ở còn rất nhiều chỗ ở cho bạn. Vì ngoài nỗi đau khổ của bạn ra vẫn còn nhiều người khổ hơn bạn nhưng họ vẫn sống, bạn sẽ thấy ở nhiều nơi không có Internet, cuộc sống vẫn phát triển và họ vẫn yêu thương nhau và sống trong tiếng cười vui vẻ mỗi khi quây quần bên mâm cơm chiều…..
      Đi đi và đừng nghĩ mình là cái gì đó ở trên đời này. Tôi và bạn chúng ta đều vậy cả thôi chẳng là cái đinh Rỉ gì. Đi để thêm yêu cái cuộc sống vốn rất hữu hạn này.
      Hãy làm Du tử- Hành thiền. [ người lãng du]

      1. lão ăn mày

        @Bác VTN:
        “…Vì ngoài nỗi đau khổ của bạn ra vẫn còn nhiều người khổ hơn bạn nhưng họ vẫn sống, bạn sẽ thấy ở nhiều nơi không có Internet, cuộc sống vẫn phát triển và họ vẫn yêu thương nhau và sống trong tiếng cười vui vẻ mỗi khi quây quần bên mâm cơm chiều…..”
        Kính bác một ly để tỏ lòng quý mến.

      2. lão ăn mày

        @TS:AM nghĩ rằng cái khổ nó từ nội tâm mà ra chứ không phải từ ngoại cảnh mà vào.Nếu ai đó đổ thừa rằng cái in te nét(hoặc cả vạn thứ linh tinh…..)nó làm khổ mình thì dứt khoát là tẩu hoả nhập ma rồi thứ bịnh này chỉ có các bậc cao tăng mới chữa nổi bác ơi.

    2. cốt thep

      LAM nói đúng, tẩu hỏa nhập ma thì chỉ có cao tăng mới chữa được. Cốt Thép có tu tại gia mấy năm ( nay đã hoàn tục ) xin chĩ cách chữa bệnh tẩu hỏa nhập ma : tập YOGA – KHÍ CÔNG kết hợp ĐI BỘ. Mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần ít nhất 30 phút. Tập chừng 3 tháng tự nhiên bỏ thuốc lá, rượu vẫn uống được nhưng không có cảm giác thèm. Tinh thần sảng khoái hơn, tâm tĩnh hơn.

      chào LAM

  3. Kim Dung

    Chào Bọ và các bác.
    Bài viết của Bọ, như tóm gọn “lịch sử phát triển” của thơ luôn gắn với thời cuộc. Hay và đau. KD xin chia sẻ. Nhưng nếu nghĩ cho cùng, thì tại anh tại ả, tại cả đôi bên…”Cái nước mình nó thế”. Hi…hi…nghe mà muốn khóc!

    To@BSD à, kể cho nghe, ngày xưa, khi KD bắt đầu vào nghề cầm bút, rất ngây thơ, ngây thơ đến độ có một ngày, khi phát hiện ra nước mình cũng có nhà tù, và KD tình cờ gặp ngay trên đường phố, mấy người tù mặc áo sọc, cõng nhau, mặt họ xanh xao, KD đã kinh ngạc, bị sốc nặng đến mức bỏ ăn cả ngày, vì choáng váng. Một GS văn học nổi tiếng, khi biết chuyện đã mỉm cười:”Cô đúng là nạn nhân của văn học nhà trường XHCN. Cái gì với cô cũng chỉ đẹp!”. Đó là cú sốc kinh khủng nhất khi bước vào nghề.

    Nhưng rồi cuộc sống vẫn là cuộc sống. Xã hội nào cũng vậy, ko bao giờ chỉ toàn tốt đẹp. Có thế, XH mới phát triển. Đó là quy luật. Và mỗi người chúng ta, qua những cú sốc đầu đời, cú sốc cuộc đời…dần sẽ phải thích ứng, sẽ phải vượt lên, tìm cho mình nghị lực, bản lĩnh và cả niềm tự tin vào cái thiện của chính mình. Đằng sau ta, còn gia đình, con cái…Ở đâu cũng có những tấm lòng tử tế, chân thực. Ngay Chiếu rượu QC này cũng có thể thấy điều đó. Vậy thì hãy biết “tựa” vào những tấm lòng bè bạn, những tấm lòng vàng của đồng loại mà đứng lên. Nỗi đau của chính ta, dù sâu sắc, cũng sẽ nhẹ tênh trước con ta, gia đình ta…Và chữ Nhẫn, chữ Tâm, chữ Ái vẫn là “tay vịn” cho chính ta, đúng không nào?

    Hôm trước nâng ly với BSD. Và hôm nay, ly rượu này là ly rượu KD chúc cho tất cả chúng ta, các bác trong chiếu rượu, KD và BSD cùng “chân cứng đá mềm” trong cuộc đời nhé

    1. ts

      Có lần ts mải nghĩ… nên vượt đèn đỏ. Anh CSGT tươi cười ra bắt tay ts và nhắc nhở rất nhẹ nhàng:” Đi như thế chẳng may tai nạn thì khổ!Bác đi đi, nhớ cẩn thận nhé!”…
      “ts đã kinh ngạc, bị sốc nặng đến mức bỏ ăn cả ngày, vì choáng váng.”

  4. hieuminh

    Thỉnh thoảng vẫn vào Quechoa xem ké, nhưng ít đọc hết được comment.

    Không hiểu sao lần này lại đọc đến đoạn bác Bò Sát Đất đòi chia tay internet.

    Theo dân IT thì bác này nghiện nặng internet và cần chữa trị một cách nghiêm túc.

    Riêng entry này bác ấy tham gia mấy ngày liền, liên tục từ 5 giờ sáng hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.

    HM đếm được tất cả 32 comments của bác BSĐ trong số 329 comment (thời điểm hiện tại), chiếm 10% trong chiếu rượu. Hơn đứt cả chủ xị.

    Và suy đoán là bác này khó mà bỏ được internet. Dù bảo là không vào nhưng thế nào cũng ké mắt, hoặc “ngứa” miệng cũng com thôi mà.

    Tuy thế, nếu nghiện nặng thì cũng nên ngừng một thời gian nghỉ ngơi bác ạ.

    Chúc bác BSĐ mọi sự bình an. Hiệu Minh

  5. baoluong

    Ngày phụ nữ,BL mời bác Lập-bộ trưởng Bộ văn hóa do tụi BL bầu-ghé nhà BL coi phụ nữ Sài Gòn trước 1975 ăn mặc kín đáo,không có..hai dây như mấy cô bây giờ:
    Áo dài Sài Gòn xưa
    BL không biết đây có phải kiểu Le-Mur của họa sỹ Nguyễn Cát Tường?

    1. Mèo Hen

      Nhà bạn giao diện đẹp, trang nhã, tuy thế không đọc được các entry. Nên cải tiến thủ tục một chút để dễ vào đọc hơn. Kính!

      1. baoluong

        BL xin bác thứ lỗi.BL là người “ngoại đạo”,không rành IT-với lại cũng vụng về -BL đang khắc phục,mong bác ghé chơi.

  6. Pingback: Top Posts — WordPress.com

  7. Lạc Dân

    CHÀO TÁM THÁNG BA

    Ngày mai là đến Tám tháng Ba
    Mượn chiếu Quê Choa chúc Quý Bà
    Quý Cô đã trẻ và đang trẻ
    Một ngày gác lại việc tề gia
    Shopping, sốp biếc tha hồ sốp
    Spa, sờ bác cứ việc sờ
    Mặc cho lạm phát, hàng nâng giá
    Cằn nhằn cử nhử, kệ các cha.

    Nhắn gửi vài lời đến Quý cô
    Đọc báo hôm qua, tức thấy mồ
    Công nhân Ngô quốc đang ế vợ
    Nhắm vào Việt nữ tính mò vô
    Cậy vào lương tháng hai nghìn tệ
    Khoe rằng có thể cưới vài cô
    Nếu đổi tôi đây làm phận gái
    Mốc, treo giàn bếp. Ướt, phơi khô.

  8. thuannghia

    dù ai nói ngả nói nghiêng
    người thơ vẫn hội tháng giêng ngày rằm
    dù cho không có gì ăn
    thì thơ vẫn đủ cho rằm tháng giêng
    ____
    he he…chơi một cú Ca Dao đời mới phản đối cái entry ni của Bọ.
    Nói gì thì nói, thì Đêm Thơ Nguyên Tiêu đã và đang, và đương nhiên sẽ là một nét văn hóa khá “linh thiêng” trong các lễ hội Văn Hóa Việt.
    Tôi dám cá cuợc với bất kể cái gì có thể cá cuợc được rằng Hội Thơ Nguyên Tiêu sẽ chiếm một vị trí trường cửu trong các “trò chơi” mang tính nghệ thuật ở thì tương lai.
    Điều đó thật dễ hiểu, dù rằng Thơ không “gặm” được để sống. Nói như Bọ, cho dù các Bậc Thơ có cựa quậy đến đâu cũng không thể giàu có được. Những cố gắng để “bán” được thơ cuối cùng cũng đi vào ngõ cụt. Cũng đương nhiên luôn. Xưa nay từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây có ai giàu nhờ thơ đâu. Truyện, tiểu thuyết, kịch bản…còn có người bán nó mà thành triệu phú chớ Thơ thì hình như không có ai thì phải..
    Những huyền tích làm nên đặc tính của Dân Tộc Việt cũng lại là Thơ. Văn Học Nghệ Thuật của nước Việt vượt biên giới để khẳng định vị trí của mình với thế giới cũng lại là Thơ
    Cho dù vậy thì Thơ vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống văn hóa Việt. Những Danh Nhân Văn hóa của lịch sử Việt hết gần 90% là Nhà Thơ
    Bởi vì vậy mà cái Hội Thơ Nguyên Tiêu rồi đây ngày mỗi ngày sẽ phát triễn một cách hoành tráng hơn nữa…he he..
    Ví dụ:
    Mai này hậu thế có biết đến Đại ca Trần Mạnh Hảo, thì cũng chỉ nhờ vào những bài thơ viết về thời chiến tranh của Ông, chắc chắn là không phải vì những bài phê bình nảy lửa
    Cái tên Lưu Quang Vũ cuối cùng cũng ăn theo Biển Và Bờ của Xuân Quỳnh mà tồn tại với thời gian. Còn những kịch bản “rực lửa nóng hổi” của Ông hồi ấy đến bây giờ còn ai mà xem nữa, vì nó đã trở thành quá “ấu trĩ” với thời sự hiện nay, nó đã xếp vào kho lưu trữ và chờ trôi vào quên lãng
    Người ta sẽ còn nhớ đến Mẹ “Đốp” Dương Thu Hương, có lẽ cũng nhờ vào “chuyện tình kể trước lúc rạng đông” lãng mạn đầy chất Thơ, chứ những tiểu luận “cày xới” lật lại lịch sử mang tính thời thượng như hiện nay của Bà chắc chắn không được trường tồn với thời gian
    Và ngay cả Bọ nhà mình cũng vậy. Cái ấn tượng sâu đậm chinh phục người đọc trong Văn của Bọ, nhất là trong “Ký ức vụn”, cũng nhờ vào những hồi ức thấm đẫm chất Thơ của tình người mà có. Và một điều nữa là những Kịch bản phim của Bọ dù có đậm đặc ngôn ngữ Điện ảnh đến đâu đi nữa, nhưng nếu như không có những tình tiết, những mẫu thoại mang chất Thơ trong đó thì chắc chắn sẽ rất khó chinh phục được khán giả Việt…
    Bởi vậy nên nói rằng Hội Thơ Nguyên Tiêu rồi đây sẽ trở thành một lễ hội “Dân Gian” rất được mến chuộng. Tốt xấu, đặc rỗng gì không biết, nhưng chắc chắn nó sẽ còn hoành tráng hơn nữa vì nó là một lễ hội Thơ. Mà Thơ như các Cụ ngày xưa nói ” Thi trung hữu quỉ” (trong thơ có quỉ) mà. Không nghiền mà mở hội cả năm là may mắn lắm rồi, một cái tết Nguyên Tiêu nhằm nhò gì..
    (Nói đâu chi cho xa, nếu chiếu Quê Choa post bài liên quan đến Thơ là ư như rằng ít nhất cũng từ 300 cái reply trở lên. có mà chạy đằng gời…he he…)

    1. Mèo Hen

      Dù ai nằm ngả nằm nghiêng
      Đồ Gàn xuất hiện là miềng xáp dzô
      Dù ai nói Sở nói Ngô
      Vẫn gặp Thầy Đồ trên Chiếu Quê choa!
      ——–
      Hehe, mấy câu ngẫu hứng chơi lại một phát cái Com-mần của Thầy Đồ Thuận Nghĩa, cũng bởi, bà con đã tung ra hơn ba trăm đường quyền rồi mà Đồ Gàn vẫn bặt vô âm tính, sáng nay tái xuất giang hồ, Thầy đã tung một chiêu làm rộn ràng cả Chiếu rượu Quê choa.

      Hôm qua đã có người thắc mắc, món nhậu lần này của Bọ rất hợp khẩu vị của Thầy Đồ Gàn, vậy mà không biết Thầy còn bận việc chi chi mà mãi không thấy bóng dáng Thầy trên Chiếu. Nay Thầy tái xuất quả là thiêng thật, mọi lời đồn đại quả không sai. Xin mời bà con quay lại Chiếu, cùng Thầy Đồ Gàn luyện mấy bộ Thái cực thơ dưỡng sinh.

      Riêng MH tui đọc xong cái còm của Thầy, nhứt trí cái rụp theo phong cách Bọ! Thơ phải được tôn vinh, tất cả những gì thuộc về thơ đều phải được tôn vinh, trừ Nhà thơ, nếu làm ra thơ dở! Đọc lại entry Chơi thơ của Bọ, tui đồ rằng hay Bọ Lập chơi chữ chăng? Người ta mở hội Ngày Thơ để chơi Thơ. Tuy nhiên với Thơ, sau khi bị “chơi” một vố đau điếng, Thơ cũng đang “chơi” lại các “Nhà”?

      Các cụ ngày xưa nói: “Thi trung hữu quỉ”, nghĩa là trong Thơ còn có cả quỉ. Các bác ngày nay nói: “Oep(web) trung hữu cần-sa”, nghĩa là, trong blog có ma túy. Đã định gác phím nghỉ một ngày, vậy mà, Đồ gàn xuất hiện, cơn ghiền lại hiển xung! Hehe

      MH

      1. Như Mai

        Mục Đồng thì chúc bác Hen
        Như Mai thì chúc Mục Đồng được không?

        @TN: qủa đúng không hổ danh một người yêu thơ cực kỳ!

    2. qx

      Thật ra thì cái ngài Thỉnh cũng chả biết đang làm cái giống gì nữa. Tất cả các “nhà thơ” đều không biết họ đang làm cái gì luôn, mịt mờ, quán tính có tới dzăm bảy năm nay rồi.

      Thơ! Cả nước hăng hái, hăng say, háo hức, nao nức, lao vào thơ. Hết giải thơ ở Hà Nội, Hải Phòng, rồi Sài Gòn, vv… Hết mùa này sang mùa khác, tháng này sang tháng khác.

      Cái đất nước này trong lúc này ở vào tình cảnh này rối mù như thế này không cần thơ điên cuồng, cuồng điên, điên nhiệt, nhiệt cuồng, cuồng nhiệt đến thế.

      Cảnh đất nước hôm nay là cảnh bị ngoại xâm phá hoại đủ kiểu, gây hấn biên thùy biển đảo.

      Tui biết ông Thỉnh cũng là người đáng thương, các tay thợ thơ cũng là đáng thương thôi, vì họ đang dồn tâm trí vào các trò chơi như leo cột mỡ, đánh đu, đá banh, vv… mà quên tuốt hiện tình đất nước. Ngày xưa thực dân Pháp nó ru ngủ thanh niên Việt Nam bằng tổ chức các trò hội hè, thể thao rộng lớn, “đại” để ru ngủ con dân Việt, làm họ ngủ mê trước cảnh nô lệ.

      Ngày nay, ai đó, cũng đã đang làm thế, bằng các cuộc chơi thơ, bằng đủ thứ vô bổ khác.

      “dù ai nói ngả nói nghiêng … người thơ vẫn hội tháng giêng ngày rằm” là một điều đau lòng …

      qx

  9. Bò Sát Đất

    Bình tâm lại, chỉ muốn nói với mọi người một lời:

    Bò Sát Đất tôi chân thành cảm ơn mọi người và Bọ

    Lập!

    Hẹn gặp lại!

    BSD.

    1. nicecowboy

      Bác BSD, không biết việc gì đã làm bác bức xúc đến vậy. Tâm trạng của bác , qua các comment trước đến nay, sao tôi thấy giống một nick có tên là Quá.K.N. trong BO quá. Chẵng biết nói gì hơn, xin copy lại còm của người học trò gửi bác :

      ‘Có lẽ thù hận gì đó chỉ làm cho bác bức xúc, mệt mỏi mà thôi. Cuộc sống như nước từ nguồn cũng phải qua các ghềnh đá cheo leo, khi sâu khi cạn nhưng rồi nước cũng chảy ra biển rộng mừ.
      Xóa được thù hận cũng chính là chủ động giành lấy sự thanh thản, an vui cho chính mình. Bỏ lại quá khứ phiền muộn sau lưng thì Tương lai là phía trước sẽ đến với bác và gia đình nhiều tốt lành và hanh thông’.

      Thân chào bác.

    2. ts

      BSD chắc phải bình tâm lại. Có lẽ bác đã đổ vỡ lòng tin tại vì trước đó bác đã… quá tin. Khi trẻ nếu bác tỉnh táo hơn và có tư duy logic thì chắc bây giờ cũng không thất vọng như vậy…thật ra chế độ nào cũng vậy, cũng đều có cái tốt, cái xấu và kể cả xã hội được cho là tốt đẹp nhất cũng có những người chán ghét, bất mãn. Một tên giết người hàng loạt, tội ác chất chồng nhưng ở bên Mỹ bác sẽ không ghét bằng một người đã từng là bạn chí cốt nhưng quay lưng lại khi bác khó khăn! Tất cả mọi điều đều có thể xáy ra…và quan trọng là ta đón nhận nó thế nào??? ts chúc bác có nhiều nghị lực!

    3. Mèo Hen

      Đúng đấy Gã Chăn bò dễ thương ạ, tui cũng thấy giống quá. Và có cách gì tâm sự trực tiếp với bạn ấy không? Đó là một con người có tâm sáng và bị khủng hoảng lòng tin, nhưng không đủ nghị lực để vượt qua. Cần giúp đỡ con người tốt tính này!

  10. Bò Sát Đất

    Bọ ơi, trước khi từ giả chiếu rượu này, tôi khóc, khóc nhiều lắm Bọ ơi!

    Mà biết sao chừ, cái gì cũng có cái giá phải trả thôi Bọ ạ!

    Chào Bọ nhé!

    Bọ nhớ gởi lời thăm của tôi đến mọi người nghe Bọ!

    BSD.

    TB:Nhưng không sao, sẽ có ngày gặp lại mọi người, tôi tin là vậy!

    BSD.

    1. Mèo Hen

      BSD ơi! Hãy bình tâm.
      Gửi đến BSD mọi điều an lành và hy vọng sẽ sớm gặp lại bạn trên CRQC!
      Chúc nhiều điều may mắn!
      MH

    2. Người Học Trò

      Kính gửi bác @BSD,
      Chúc bác an lành và thư thái bình tâm nhé. Có lẽ thù hận gì đó chỉ làm cho bác bức xúc, mệt mỏi mà thôi. Cuộc sống như nước từ nguồn cũng phải qua các ghềnh đá cheo leo, khi sâu khi cạn nhưng rồi nước cũng chảy ra biển rộng mừ.
      Xóa được thù hận cũng chính là chủ động giành lấy sự thanh thản, an vui cho chính mình. Bỏ lại quá khứ phiền muộn sau lưng thì Tương lai là phía trước sẽ đến với bác và gia đình nhiều tốt lành và hanh thông.

      Chúc bác @BSD mọi sự tốt lành và cuối tuần vui vẻ lên nhé.
      🙂

    3. giunđất

      Bác BSD ơi! răng lại ra nông nỗi ri, mặc dù biết bác thật sự đỗ vỡ những gì tốt đẹp nhất từ trước đến nay, nhưng nếu bác bỏ cuộc chơi ni hóa ra bác là thằng hèn thiệt rồi đó. Cuộc đời ni không có con đường cùng, bác biết mà. Mong bác sớm vượt qua…
      Than mến

  11. Bò Sát Đất


    Thời gian như sông trôi về phía mặt trời mọc,
    Đời người như mây bay về nơi mặt trời lặn,
    Có đứa trẻ gần bốn mươi tuổi,
    Thích nghêu ngao câu hát tuổi thơ!
    …..

    Bọ Lập ơi, ngày mai tui sẽ không lên internet nữa, vì nếu không như vậy tui chắc chết quá bọ à, tui tránh để còn mong một ngày nào đó tôi còn gặp lại BỌ trên trang blog này!

    Nhờ Bọ Lập gửi lời thăm và chúc sức khỏe đến mọi người!

    BSD

    ( Buồn Sự Đời )

    Thân yêu!

    1. Hồng Chương

      bác BSD bức xúc quá.
      Bác cứ bình tĩnh và đừng xúc động quá, chuyện chi rồi từ từ ta cũng nuốt trôi thôi mà.
      Mong mọi sự an lành cho bác và mong gặp bác trên QC.

      1. Bò Sát Đất

        Cảm ơn Bác, nhưng tôi đã quyết rổi, thà làm một thằng hèn để lo cho vợ con mình, thà như thế còn thấy mình còn có ích!

        Lần nữa, cảm ơn Bác nhiều!

        BSD.

  12. Bò Sát Đất

    bọ lập ơi, tui đăng ý kiến của tui từ lúc 15h30 trên trang: http://lethieunhon.com/read.php/4155.htm đến giờ mà vẫn chưa kiểm duyệt được có nên đăng không, tui không chờ được nữa.
    Mượn chiếu rượu của Bọ, Bọ thông cảm cho tui nhé! Tui thấy toàn một lũ ăn hại cả. Thế thì đòi dạy được ai:

    Hỡi các nhà thơ, tôi là dân ngoại đạo, đi ngang qua nghe mọi người đã kích nhau mà lo rằng có người nghe thấy sẽ mĩm cười: Các nhà thơ tiền bối đã sinh ra con cháu là những quái thai, dị tật!

    Nhân cách chẳng ra gì thì làm sao biết Thơ là thế nào mà đòi làm Thơ, nói chi đến bình Thơ!

    Thôi đi các ngài, nếu các ngài không quí trọng danh xưng nhà thơ của các ngài, thì hãy vì lòng tự trọng mà để chúng tôi và con cháu chúng tôi, là những người ngoại đạo thơ,còn quí trọng các nhà thơ tiền bối!

    Nếu các ngài vẫn tiếp tục như thế này, tôi e rằng chỉ đến thế hệ con của các ngài sẽ hiểu nhà thơ đồng nghĩa với một tầng lớp người vô văn hóa trong xã hội.

    Các ngài không còn biết xấu hổ nữa sao. Lòng tự trọng của các người đã bán cho ai rồi?

    Mọi người thông cảm tui nghe, thương tui nghe, nếu không nói được chác tui chết mất!

    BSD>

    1. Bò Sát Đất

      Bọ Lập ơi, tui biết bọ sẽ khổ vì những cái còm như ri! Nhưng tui không hiểu sao, tui thật lòng chia sẻ những gì tui trả giá quá đắt cho cuộc đời tui mà mọi người cứ nghĩ tui là thằng phá bĩnh. tui chỉ muốn con tui và thế hệ tụi nó không bị những kẻ tán tận lương tâm, những kẻ đã bán linh hồn cho những thằng quyền lực mà dốt nát dạy cho con tui và thế hệ con tui những điều giả tạo!

      Tui hận chế độ này lắm! tôi rất đau lòng khi nói điều đó, nhưng tôi không thể nói khác được.

      khổ lắm là những thằng có học!

      không học, không biết gì hết thì sướng biết bao nhiêu, rồi cũng một đời người!

      Bọ Lập thông cảm tui nghe, mà cũng tại Bọ đó, bọ tạo chi blog này cho khổ đời bọ.

      BSD.

      BSD.

      1. Ôi Quê Hương Tôi !!!!

        @BSD, Đường còn dài lắm bác ơi, giữ sức khỏe và tinh thần chăm lo cho mấy cháu ở nhà. Thế hệ tương lai của VN đấy bác ạ.
        Kính tặng bác bài thơ vui

        VÔ THƯỜNG
        Chào mặt trời
        Những giọt sương mai khe khẽ hát
        Những mầm xanh khe khẽ hát
        Thinh không mỉm cười
        Sự sống sinh sôi

  13. lão ăn mày

    @BSD:Hàng khuyến mãi không bán đâu bác ơi.
    -Quê ta đất chật người đông,
    Dân tình thuần hậu áo bông đủ màu.
    Dưới sông có mấy con tàu,
    Trên bờ có mụ bán rau ngủ khì…
    (Đã được trích đưa vào nhạc đấy,khủng chưa)
    -Nhà thơ ở cạnh nhà thờ,
    Nhà thơ đứt bóng nhà thờ rung chuông.

  14. vanthanhnhan

    ĐoanTran@.
    Hay! Một phát hiện thú vị. Mượn hồn của người khác tao ra một bài thơ hay, theo tôi cũng chẳng có gì đáng lo ngại.
    Cũng may có bác mà bà con nhận ra bốn bài gốc để tạo ra bài thơ Nguyên Tiêu.

    “Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên
    Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
    Yên ba thâm xứ hữu ngư châu,
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”

    Đọc bốn câu trên ta thấy tác giả bài Nguyên Tiêu bị ảnh hưởng của các bài thơ trên rất rõ.”
    [Hết trích]

    Cảm ơn bác.

    Nhân dịp đầu năm mới, thư thả em gửi các bác trên chiếu đoạn thơ sau:

    “Bước đi một bước lại dừng
    Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều
    Nhớ gì như nhớ người yêu
    Lòng không sao cả chỉ hiu hiu buồn”

    Các bác nghe có thấy quen quen không ạ?
    Nếu thấy quen các bác chỉ dùm cho xuất xứ.
    Đây được coi như thử tài bác Quê bác@, Dan choa@, Mucdong@, và tất cả các @.

    H I, H I, HI

    1. mucdong

      Iem tài hèn, sức mọn chỉ gặp ở đây 2 cây đa, cây đề trong làng thơ Việt Nam thôi, ai biết thêm xin chỉ giáo!
      Đường Rừng Chiều
      “Lữ hành bắt gặp quán cơm,
      Bầy ong bắt gặp mùi thơm hoa rừng.
      Đèo cao con suối ngập ngừng,
      Nắng thoai thoải nắng chiều lưng lửng chiều.
      Trăng non như một cành diều,
      Trẻ con phất dối thả liều trên mây.
      Chim nào kêu mỏi ngàn cây,
      Ngẩn ngơ đôi chiếc ngựa gầy dong xe.
      Đồi sim dan díu nương chè,
      Trắng phau khói núi, xanh lè áo ai ….”
      Nguyễn Bính.

      Việt Bắc
      “Nhớ gì như nhớ người yêu ,
      Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương .
      Nhớ từng bản khói cùng sương ,
      Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

      Tố Hữu.

      1. vanthanhnhan

        Mucdong@
        Qúa đúng. Kính nể. Kính nể. Bái phục. Bái phục.

        Cô Bạch Dương@ đâu rồi. Ôí cô Bạch Dương ơi, cứu tôi và anh Muc đồng chỉ nốt hai chỗ ở của hai câu còn lại với.
        Hu Hu Hu.

      2. mucdong

        Chiều
        Hôm nay trời nhẹ lên cao,
        Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn…
        Lá hồng rơi lặng ngỏ thuôn
        Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
        Phất phơ hồn của bông hường,
        Trong hơi phiêu bạt còn vương má hồng.
        Nghe chừng gió ý qua sông,
        E bên lau lách thuyền không vắng bờ
        Không gian như có dây tơ
        Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu
        Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
        Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn.
        Xuân Diệu

      3. vanthanhnhan

        mucdong@ đã trả lời quá đúng 3 trong 4 câu. Chắc câu thứ 4 thì hơi khó đấy. Vì câu này này chỉ mượn 6 chữ trong một câu thơ 8 chữ.
        Thế đã là siêu rồi. Bái phục. Bái phục.
        Thôi ta thỏa thuận thế này nhé: Bác sang nhà tôi giải thích giúp cho bố con tôi mấy cái chữ Tàu viết trên tảng đá đặt ở cửa Hữu nghị quan do TQ họ làm là cái chữ gì vậy. Tôi chịu chẳng hiểu họ khen mình, dạy mình hay họ chửi mình. Bố con tôi chịu đấy. Thật đấy không phải thử nhau đâu.
        địa chỉ: tên tôi+blog.
        Mai tôi trả lời bác về cái câu” Bước đi một bước lại dừng” nhé.
        Khuya rồi, chào Bác, chúc Bác ngủ ngon. Ngày mai vui chơi rõ khỏe.

      4. Bò Sát Đất

        Bây giờ tui không còn tin gì ông tố hứu nữa!

        Mọi điều ông nói ra chỉ để phỉnh con nít mà thôi ( điều này thì quá ác ), ông ta quá ngu để hiểu rằng một ngày nào đó tụi nó sẽ lớn lên thành người lớn! Ngày đó nó sẽ nguyền rủa chính những điều ông dạy tụi nó!

        Hận lắm thay! Thù lắm thay!

        Bây giờ Ông ta có hối cũng muộn rồi! Thế mà vẫn còn nhiều người ngu dốt có quyền lực, không học, muốn lặp lại điều đó!

        Tội nghiệp thay cho bọn họ, những người dốt nát mà nắm quyền lực!

        Tại sao tôn giáo không mất, mà vẫn còn mãi, bới vì tôn giáo muốn con người sống hướng thiện!

        Bức xúc quá nói vậy thôi, chứ đồ đệ của tố hữu chỉ có hiểu gì! Nhưng rồi bọn chúng sẽ trả giá, tôi tin vậy!

        BSD.

      5. bachduongqt3065

        Cô Bạch Dương@ đâu rồi. Ôí cô Bạch Dương ơi, cứu tôi và anh Muc đồng chỉ nốt hai chỗ ở của hai câu còn lại với.
        Hu Hu Hu.

        ********************
        Chào “cháu” VTN @ ! Gọi gì Cô BD mà gọi dữ dội vậy, đêm khuya thanh vắng Bà con chiếu rượu đang kéo gỗ ầm ầm rứa mà Cháu gọi rứa Bà con mất giấc ngủ ngon thì nguy, có Chú Tiểu Mục Đồng là thư ký riêng cụa Cô BD đọ, có chi Cháu cứ hỏi MĐ vô tư chỉ tội có phép tính 32 + 27 bằng mấy thì chú tiểu MĐ chưa ẩn số thôi Cháu ạ ! (~_~)
        Chúc Cháu vui vẻ

    2. Người Học Trò

      Nhớ
      Một tuần có bảy ngày thôi
      Nhớ ơi là nhớ, nhiều ơi là nhiều
      Lẽ nào như thế là yêu?
      Bảy ngày, cả bảy buổi chiều ngẩn ngơ
      (Đặng Hấn)

      Chiều nhớ
      Bước đi một bước… lại dừng
      Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều
      Nhớ gì như nhớ người yêu
      Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn

      **********
      Kính gửi bác @vanthanhnhan nỗi nhớ của bà chúa thơ nôm nè. 🙂


      Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
      Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
      Đưa chàng lòng dằng dặc buồn,
      Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
      Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,
      Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.
      Nhủ rồi nhủ lại cầm tay,
      Bước đi một bước dây dây (giây giây) lại dừng. 🙂
      Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
      Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.

      Chinh Phụ Ngâm Khúc
      (Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm diễn nôm theo nguyên tác Chinh Phụ Ngâm bằng Hán văn của Đặng Trần Côn).

      Kính chúc bọ Lập, bác vanthanhnhan@ và tòan thể các bác chiếu rượu Quê Choa cuối tuần vui vẻ nhé.
      P/S: bác @danchoa đi du hí đong đưa với các em chân dài, mắt xanh bên Trời Âu vui thế? quà cho NHT đâu nè :-). bác @danchoa hết cảm chưa? bảo trọng sức khỏe trong gió lạnh mùa này bác nhé.

      Kính sức khỏe các bác ạ.
      Have a nice weekend
      🙂 🙂 🙂

      1. vanthanhnhan

        Phục sát đất bác NHT@.
        Tôi chịu thua bác rồi. Thế mới biết trên chiếu có rất nhiều cao thủ Thơ.

        “Mai sau nếu được luân hồi
        Lạy trời lại được làm ngừoi yêu thơ”

    3. mucdong

      hic, bác cho em địa chỉ nhà bác tìm còn khó hơn bác đố thơ nữa, làm răng em ghé nhà bác được đây…huhuhu (em có lẽ ít tuổi hơn bác nhiều đó, hihi).

  15. mucdong

    Nhà iem mới thuổng được bài thơ của một Bác rất quen thuộc trên chiếu (không hiếu lý do gì mà đề tài tâm đắc nhất của Bác í được Bọ Lập đưa lên mà Bác í không xuất đầu lộ diện để bình- nói nhỏ: hay là đổi nick rồi).
    Em tự ý đưa bài thơ này lên để các Bác trên chiếu bình lựng cho vui chiều cuối tuần với hy vọng Bác Đồ Gàn sẽ xuất hiện cụng ly với bà con trên chiếu. Bình về thơ mà không có bác Đồ thì thấy rượu nhạt quá. híc
    Sau đây iêm xin giới thiệu bài thơ của bác Đồ Gàn.

    VỚ VẨN BỎ XỪ…(thơ)

    trà còn người còn
    trà hết người hết
    lăn lộn cả ngày không mệt
    tối thiếu tách trà bất an

    tiền còn tình còn
    tiền hết tình hết
    đến khi cận kề cái chết
    mới ngộ ra điều rất cỏn con

    người còn trà còn
    tình còn tiền còn
    phát khởi muôn ý niệm
    rốt ráo thành vô ngôn

    Đồ Gàn

    1. Hồng Chương

      Bài của ĐG hay quá.
      Ừ, bác ĐG lo đi mô hè. Mấy người gọi rồi.
      Hay đang thiền không nghe hi hi

      Lòng muốn hướng thiện.
      Đã toan ngồi thiền,
      Nhưng vì chưa thiến.
      “Nó” cứ chỉ thiên..
      (Vương Trọng)

  16. tinkinhte

    “Tuy vậy đã dần dần hình thành một loại công chúng chỉ biết thẩm thơ theo nghĩa đúng sai, đánh đồng đúng sai với hay dở, nhà thơ cũng hoang mang không dám chơi thơ nữa, chơi ngông lại càng không dám. Loay hoay với đúng sai đã mướt mồ hôi rồi, sao còn đủ hứng để còn chơi thơ hay dở.”

    Loại công chúng này có đông không các bác?
    Có nhiều nhà thơ hiện nay phải loay hoay với loại công chúng này không các bác?
    Nhà thơ thuộc tầng lớp, giai cấp nào hả các bác?
    Thơ thời nay phải có “tính” gì làm chủ đạo hả các bác?

    1. danchoa

      Thử trả lời nha!

      Loại công chúng này không đông, nhưng số có chức năng thẩm định thì rất đông. ( Bọ không dám nói thẳng mô, he he!)

      Số Nhà thơ loay hoay với thể thơ như trên thì không đông trong nhân dân, nhưng đông ở tầng lớp có tí chức quyền.
      Bây giờ thì chẳng còn ranh giới giai cấp rõ ràng như thời CM phân loại, nhưng Nhà thơ thì bây giờ thuộc tầng lớp” yếu kém” trong xã hội. Nghèo kiết xác, nếu là Nhà thơ đích thực.

      “Tính” thì cũng có thay đổi tí chút. Ngoài những Tính được “định hướng” như lâu nay thì thêm chút ” hoang tưởng, ma quái” nữa.
      He He!

      1. mucdong

        Bác Danchoa đã khỏe hẵn chưa mà uống nhiều ruợu thế?! Bảo trọng nha Bác! Chúc bác khỏe!

  17. em xinh

    Chào BL, TS; NM, MH…chào tất cả các bác, mấy hôm ni đi chơi ở nơi không có mạng nên có mấy câu thơ như thế này:

    Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ
    Cho ruộng đồng mau tốt, lúa mau xong
    Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
    Thờ Mao chủ tịch thờ Bác Hồ vỉ đại.
    Em vô tình được đọc cách nay vài năm trêm 1 tờ báo ở Úc, bác nào biết rõ xuất xứ, tác giả… chỉ cho em với, em cảm ơn

    1. Sao Hồng

      Hèn chi mất hôm ni Chiếu Quê Choa cũng thấy vắng anh Zhi@…
      Chắc emxinh@… và Zhi@… du xuân khai hoa mãn nguyện lắm hè !
      he he…

    2. Mèo Hen

      MH vừa mở Dịch vụ “Chuyển một phát tới ngay”, đã có khách mở hàng là Tài tử Zhivago, chuyển ngay tới Em xinh.

      BÊN CHIẾU QUÊ CHOA
      Tặng em xinh

      Một buổi chiều là lạ
      Chạm em trên Quê Choa
      Em mỉm cười ha hả
      Cụng ly bỗng khóc òa

      Vắng bóng em lâu rồi
      Chiếu quê choa thao thức
      Nỗi nhớ em hừng hực
      Buông câu còm trôi trôi

      Con tim Zhi nhắc khẽ
      Xinh nhớ về Quê Choa
      Đôi mắt xinh lặng lẽ
      Đôi mắt Zhi lệ nhòa

      Zhivago
      (Nhớ đừng để gã ts đọc trộm nha!)
      (Phỏng theo bài thơ BÊN CẦU AO của Vương Anh Liên)

      MH: Miễn mọi Cước phí.

      1. ts

        (Nhớ đừng để gã ts đọc trộm nha!)
        Đáng nhẽ MH phải để cái dòng này lên trên…thực sự ts rất muốn là người đàng hoàng mà…

      2. Mèo Hen

        @ts: Tất cả là của chàng Zhi si tình, kể cả cái câu trong ngoặc đơn. MH chỉ làm dịch vụ chuyển phát thu tiền, nhưng vụ này thì…khuyến mãi!
        Ts cần chuyển gì cho em xinh thì liên hệ nha!

    3. diễm xưa

      Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ
      Cho ruộng đồng mau tốt, lúa mau xong
      Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
      Thờ Mao chủ tịch thờ Bác Hồ vỉ đại.

      Thật là Vô phước!

      Ở quê tui, bà con nông dân mà có con cái làm những việc tương tự như ri chắc sẽ chửi: Đồ vô phúc, biết ri trước đây đẻ cục c… cho chó lủm còn hơn!

      BSD.

  18. Mr. Phèo

    Xin chào bọ và các bác.
    Thấy chiếu rượu bàn về thơ rôm rả quá, cho Phèo được ghé chiếu và nghiêm túc nêu vấn đề thỉnh lên các bác: Sao thơ của cái ông Bút Tre – Đặng Văn Đăng lại được lưu truyền và xem như một hiện tượng vậy à?

  19. Ngo Thu Le

    Một phát hiện rất chi là mới. Tố Hữu là tài xế của bác Hồ, thơ THữu đây nè : “Bác bảo đi là đi, bác bảo thắng là thắng”…

    1. Mèo Hen

      Biết thế, nhưng TH lại đạp phanh xe của Phùng Quán Hoàng Cầm, còn xe mình thì nhấn chân ga phóng thẳng!

      1. danchoa

        Đề nghị MH viết rõ thêm!
        …phóng thẳng! TỚI hay XUỐNG.
        Viết thế ai mà hiểu được.
        Khe Khe!

  20. vanthanhnhan

    Nhân bàn về thơ và hội thơ.
    Tôi xin trích một bài thơ của Đại thi hào Nguyễn Du- Danh nhân văn hóa thế giới từ 1965.
    Bài này được rút ra trong tập: Thanh hiên thi tập.
    Thanh hiên thi tập – được các soạn giả biên tập từ những bài bài thơ Cụ viết từ vào khoảng 1786 – 1804 khi cụ khoảng ngoài 30 tuổi. Ngoài ra Cụ còn có các tập Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục đều viết bằng chữ Hán. Đây mới là phần chìm của tảng băng nổi Truyện Kiều.

    Khất thực

    Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên
    Triển chuyển nê đồ tam thập niên
    Văn tự hà tằng vi ngã dụng
    Cơ hàn bất giác thụ nhân liên

    dịch nghĩa.

    Ăn xin

    Kiếm dài ngạo nghễ hiên ngang như tựa trời xanh
    Lăn lóc trong bùn lầy đã ba mươi năm
    Văn chương chữ nghĩa nào đã từng ích gì cho ta?
    Không dè đói rét phải nhận lòng thuơng hại của người

    Dịch thơ:

    Tựa kiếm nhìn lên thăm thẳm xanh
    Ba mươi năm lội giữa bùn tanh
    Văn chương phù phiếm không no được,
    Đói rét người thương tủi phận mình.

    Tằng lăng: Từ nguyên chú: cao, mạo hiểm [ dáng cao hiểm].
    Bản Trương Chính dịch: Ngạo nghễ.
    Bản Đào Duy Anh dịch: ngất nghểu…. đều xuất phát từ nghĩa đó. Kiếm dài như tựa tới trời cao, ý nói chí cao. Chí cao mà phải lăn lóc trong bùn và phải ăn xin.
    Cụ viết bài này chắc khi Cụ đang ăn nhờ ở đậu.

    Ôi ! Một người như Cụ Nguyễn Tiên Điền mà phải kêu trời:
    ” Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
    [ Độc tiểu thanh ký]

    rồi nữa:
    ” Thập niên túc tật vô nhân vấn
    Cửu chuyển Hoàn đan hà xứ tầm”
    Dịch.
    [ Mười năm bệnh cũ không ai hỏi thăm
    Thuốc Hoàn đan luyện chín lần để sống trường thọ tìm chẳng thấy đâu ]

    Lại nữa:
    “..Thập khẩu đề cơ Hoành lĩnh bắc
    Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông…”

    dịch
    -Mười miệng ăn [ con của Cụ ] kêu đói ở phía bắc đèo Ngang. [ Tiên điền Hà tĩnh]
    Một thân nằm bệnh phía đông Hoàng thành [ Huế]
    [ Ngẫu đề- Nguyễn Du ]

    [ Bài thơ và Bản dịch nằm trong Nguyễn Du Toàn tập- nhà xuất bản Văn học xuất bản 1/1996.]

    Thương Nhà thơ Nguyễn Du quá đi thôi.
    Nỏ phải :……”Bất tri tam bách………………..”

    1. ts

      Vậy ts mới nghĩ là để có những tác phẩm kiệt xuất thì cần gì tác giả phải sung sướng, xã hội phải công bằng…cái quan trọng nhất là tài năng thôi ạ!

  21. Vớ Vẩn

    Chào các bác “chơi thơ”, cho em mạn phép tếu táo một chút. Ông bà ta nói “ăn theo thuở, ở theo thời”, văn thơ cũng không ngoại lệ. Ngày xưa, nhà thơ đi “xế điếc”, đạp xe thong thả ngắm trời mây non nước nên mới có “phượng hồng” với “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng/em chở mùa hè của tôi đi đâu?” vô cùng thơ mộng và đáng yêu. Ngày nay, nhà thơ đi “xế hộp”, nên thơ cũng theo thời mà trở thành “thơ đóng hộp”.
    “Thơ đóng hộp” nghĩa là thơ được chế biến theo công thức đã được qui ước: 1 kg tính Đảng, nửa kg tính quần chúng, nhân dân, 10 lạng tính lạc quan tếu, 5 gram tính phóng đại, một chút và một chút…”…Sau khi nhà thơ tự kiểm duyệt công thức hay bởi ai đó thì thơ được đưa vào xưởng tập trung do chính các cai xưởng chỉ đạo từng hoạt cảnh để…đóng hộp.
    “Thơ đóng hộp” nên muốn bao nhiêu cũng có. He…he..hoan hô thơ…đóng hộp. 🙂

    và đây là “thơ không đóng hộp”:
    Thi sĩ…chả cần ăn với ngủ
    Thơ thẩn đôi vần…đủ thấy no 🙂

    1. Ngo Thu Le

      Bây giờ muốn có thơ hay phải “đóng hộp” tất cả các nhà thơ ăn lương, chở lên Tây nguyên làm công nhân ở các mỏ boxite…

    2. Mèo Hen

      Còn đây là lời bình của nhà Đức trị:

      Mét chín sáu tấc bằng gỗ quý
      Thơ hộp này độn thổ ngàn năm!

    3. baoluong

      Sao BL nghe nhà thơ Nguyễn Đình Thi nói “nhà thơ nhà văn là…những hạt bụi lấp lánh của đảng”-lấp lánh ánh kim-vàng ba số 999.

  22. CỐT THÉP

    Ngày xưa vua Lê Thánh Tông tổ chức Tao Đàn Thi Xã, vua là chủ soái Tao Đàn, vào ngày rằm hàng tháng đều tổ chức thưởng nguyệt chơi thơ, thực là tao nhã. Cốt Thép tự hỏi, nếu các vị Chủ tịch nước thời nay biết làm thơ rồi tổ chức Tao Đàn giống tiền nhân thì thật là thú vị. Thưởng nguyệt chơi thơ như vậy mới tao nhã, chứ cái hội thơ rằm nguyên tiêu do Đảng và Nhà nước tổ chức ” tuy công phu tốn kém nhưng cũng chỉ để cho các nhà thơ tự sướng mà thôi, than ôi!”

    Cốt Thép thấy thật là buồn cho các nhà thơ và thật bất hạnh cho nàng thơ.

    ngày xưa, do không có đảng chỉ đạo nên nhà thơ thưởng nguyệt chơi thơ rất tao nhã ( THỦNG THẲNG ) và cũng rất đời thường ( CHO HẾT ) bởi vậy nhà thơ sướng, nàng thơ vui và độc giả thì cười như pháo nổ :

    “Tối nay thủng thẳng lên chơi nguyệt
    Cho cả cành đa lẫn củ đa”

    Các nhà thơ thời nay nghĩ sao ? có dám như tiền nhân không ?

    1. Ngo Thu Le

      Thời nay, lãnh đạo mà còn mê cả thơ nữa thì dân chỉ có đi… ăn mày. Xin lỗi bạn “lão ăn mày”… hi hi

      1. danchoa

        Đồng ý với thầy giáo NTL.
        Xưa kia ông Cao Bá Quát đã cười về Tao đàn Thi xã của vua Tự Đức rồi:
        “Ngán cho cái mũi vô duyên
        Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An”

    2. Mèo Hen

      Nhân Tết Thượng Nguyên, Tao Đàn Thi Huyện đã chuẩn bị xong, quan quân trống dong cờ mở. Tất cả quần thần bỗng im phăng phắc. Ngự giá hiển vinh, Đức Vua ngự lãm, bèn ngâm nga:

      Thức để canh hòa bình nhân loại
      Ngủ mà chi gió nổi Đông – Tây

      Cả một biển người tung hô như sấm dậy: “Vạn tuế! Vạn vạn tuế!”
      (Hết trích Giấc mơ con)

      1. Ngo Thu Le

        Thức để canh hòa bình nhân loại
        Ngủ mà chi gió nổi Đông – Tây
        Việt ngàn năm lương tâm thời đại
        Cu anh em cương trực đêm ngày…

        Vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế…

      2. cốt thep

        Thảo dân dốt nát dám nói Hoàng thượng không biết làm thơ, thào dân cúi xin hoàng thượng tha tội phạm thượng cho thảo dân.
        hoàng đế vạn tuế!vạn tuế ! vạn vạn tuế!

      3. danchoa

        Đầu năm nhân lúc nông nhàn. Ngài vi hành về vùng điền dã. Dân làng nô nức chào đón Ngài về làm Lễ Điền Tịch.
        Ngảnh lại xem rãnh cày chìa vôi đầu tiên trong đời . Ngài tạm nghỉ và cao hứng ngâm ngợi:
        ” Trâu ơi ta bảo trâu này
        Trâu ăn no cỏ trâu cày với Ta”

        Cả vùng làng quê đang lặng thinh bỗng bừng tỉnh hô vang như sấm dậy: Hoàng Thượng vạn vạn tuế!
        ( cũng theo Giấc mơ con )

    3. ts

      “nếu các vị Chủ tịch nước thời nay biết làm thơ rồi tổ chức Tao Đàn giống tiền nhân thì thật là thú vị.”
      Cũng có kết quả rồi còn gì nữa!

  23. hoacaivensong

    Xin chao Bo va Cac Bac !
    Cai toi dao nay ban mua thu hoach , it co dip duoc gap Cac Bac nen cung nho qua !
    Nhan bai ” CHOI THO ” cua BO , Cai toi cung xin duoc tranh thu dip may de tim gap lai Tac Gia bai tho sau ( da bi that lac do chien tranh ) . Neu co gi , mong duoc Bo va Cac Bac bo qua cho .
    Bai Tho nay duoc viet vao nam 1966 , va boi canh la xom chua Dong Quang , Dong Da , Ha Noi .

    Ben cau ao
    Tang em Hao

    Mot buoi chieu mua ha
    Gap em ben cau ao
    Nang mim cuoi voi la
    Gio dua vui lao xao

    Lau vang bong em roi
    Hang cay xanh thay ao
    Nho em buon menh mong
    Huong cau non thao thuc
    Nho em bay khap vung

    Sao long anh thay nong
    Mong em ve cau ao
    Doi mat den lang le
    Gio dua vui hom nao

    Vuong – Anh -Lien

    Neu Bac Vuong – anh – Lien con song va doc lai duoc Bai Tho nay , xin moi lien he voi hoacaivensong . Xin chan thanh cam on Bo Lap va Cac Bac rat nhieu . Va kinh chuc cuoi tuan vui ve !

    1. Như Mai

      Cải ơi là Cải, không có dấu khó đọc quá, nhưng bài thơ rất dễ thương.
      “Neu Bac Vuong – anh – Lien con song va doc lai duoc Bai Tho nay , xin moi lien he voi hoacaivensong” chắc là có thưởng đây, bác VAL ới ời

    2. Hồng Chương

      biết là bác hoacai tính rất nghiêm túc, dưng mà tôi đọc cái bài thơ không dấu của bác khổ quá, toàn bị nhầm tai hại, vấp tới vấp lui, ví dụ chỗ hương cau. Cũng tại có những từ bị ‘chết danh’ ở QC rồi 🙂

  24. bọ chét

    To Bò Sát Đất : Bạn than ”Sao hồi nhỏ học thơ Tố Hữu tôi không biết hè?”, tui thì thở: Sao hồi đó tui còn nhỏ dại, tâm hồn tui như tờ giấy trắng mà thầy cô nỡ lòng nào dạy cho tui những bài thơ kỳ cục như thế hè? Tui biết thiên chức của các bậc thầy cô là phụ với cha mẹ, giáo dục cho tui nên người . Cha mẹ tui không dạy dỗ tui như thế, trong khi… hic …hic…

  25. bọ chét

    To Mèo Hen: Vâng, hai câu này tréo ngoe này là của Xuân Diệu. Bọ chét tui chỉ sợ:
    “Tổ quốc ta như con của TÀU
    cà mau chưa được nó cà lâu” thì bỏ mẹ…
    Có 1 giai thoại mà bọ chét tui cố kiểm chứng nhưng chưa được, đó là chuyện Trần Đăng Khoa sửa thơ Tố Hữu. TĐK chê câu: “ Đường ta rộng thênh thang 8 thước” là mới chỉ rộng thôi, chứ chưa gọi là thênh thang được. nên chữa lại “ đường ta rộng thênh thang ta bước” sẽ hay hơn . Nghe đâu đại thi hào không thích lắm nên mới xảy ra chuyện “đì”đòm gì đó với TĐK.

    1. Mr. Phèo

      Chắc là giai thoại thôi, vì câu trên đã là: Trên đường cái ung dúng TA BƯỚC, dưới lại là … ta bước nữa thì thà là đừng sửa.
      Chuyện này hồi nhỏ tôi cũng nghe.

    2. Mèo Hen

      Về sửa thơ TH, TĐK đã có giải thích lại rồi, là không có chuyện đó. Cũng bởi, nếu sửa như vậy thì hai câu có hai chữ “bước” lặp lại, vô lý.
      Cái tâm lý “thênh thang” này có thể hiểu được khi đặt tác giả vào hoàn cảnh đang quen đường sá chốn Chiến khu, chỉ có lối mòn đi vẹt gót!

    3. ts

      Các bác muốn thơ có lý hơn và theo kịp thời đại thì sửa là
      “ Giường ta rộng thênh thang 8 thước”

      1. Mèo Hen

        -TS đúng là nhà thơ hậu hậu hiện đại (Trích nhận xét Hội viên của CT Hữu Thỉnh).

  26. bọ chét

    Qua bài thơ Trăng Nghẹn làm bọ chét tui liên tưởng tới hình ảnh hài hước đến ngậm ngùi của đồng chí Tràng Giang chỉ thị Trần Hưng cùng đồng đội ngắm trăng tập thể trong “ Ly Thân” của TRần Mạnh Hảo quá!!! Tui thấy nhà thơ Phạm Sĩ Sáu giống nhân vật Tràng Giang lạ lùng. “Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được” Thi sĩ mà nghèo nàn liên tưởng tính thì làm sao mần thơ cho được, thi sĩ!!! Thiệt là botay.mamtom.
    Thế nào là thơ hay? Theo tui thì cũng giống như xem tranh. Bài thơ hoặc bức tranh nào mà nó làm cho tui thấy lâng lâng, thấy nao nao thổn thức, thấy tim mình như đập hụt vài nhịp ( vài nhịp thôi nhá, kẻo đi tầu suốt thì khốn!!), đọc hay ngắm xong thì tương tư cả 1 đời thì đó là 1 bài thơ hay, và là 1 bức tranh đẹp. Không cần phải cầu kỳ, trường phái này nọ. Nhất là khỏi phải đem đi dự thi làm chi cho nó nhiêu khê. Ai đủ tư cách mà chấm! Tôi không thể viết hay vẽ giống như anh thì ngược lại. Có suy nghĩ được như thế mới “ngầu” chứ. Hữu xạ tự nhiên hương! Cứ sáng tác bằng sự rung động thật thì tự nhiên tác phẩm của mình sẽ có hồn, sẽ lưu danh hậu thế ngay. Còn theo chỉ thị này nọ , gượng ép cho lấy có thì đó là “tối tác” chứ không thể nào là “sáng “.

    1. TUANLE

      Cứ sáng tác bằng sự rung động thật thì tự nhiên tác phẩm của mình sẽ có hồn, sẽ lưu danh hậu thế ngay. Còn theo chỉ thị này nọ , gượng ép cho lấy có thì đó là “tối tác” chứ không thể nào là “sáng “ – Vấn đề này Việt nam đã từng tranh luận từ những thập kỷ 50,60 của thế kỷ trước, vậy mà nay người ta lại muốn quay lại đấy Bọ chét ạ!

  27. ts

    Tình yêu, hạnh phúc hay chiến tranh, đói nghèo, sự áp bức, cái chết, thất tình…là niềm cảm hứng sáng tác lớn lao cho thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung…Mà đa số các tác phẩm thành công lại được lấy cảm hứng từ …sự đau khổ.
    Chúng ta đang nói về lý do xã hôi…thế này thế nọ để cho bây giờ không có thơ hay! ts lại phải tự hỏi là XH VN năm 1930 và XH VN 2010 có gì khác nhau? Xã hội nào tốt đẹp hơn?…Nghệ thuật là phải sáng tạo nhưng đa số các bác ở đây(có cả ts) lại là những người hoài cổ cứ mong muốn thơ bây giờ vẫn phải có chút… rêu phong…cho nó quen… mà người nghệ sĩ đích thực không thể cứ xào xáo mấy cái văn bản copy… Tất nhiên, cái gì cũng có lúc thịnh, lúc suy mà các nhà thơ bây giờ vẫn đang loay hoay để tìm ra được một phong cách hay cách diễn đạt…đủ mới, đủ hay để vừa lòng công chúng và… bản thân. ts nghĩ rằng, sắp tới có thể vẫn ở phương tây sẽ có một trào lưu hoàn toàn mới cho thơ và sẽ ảnh hưởng nhanh chóng đến VN…
    Đây là những điều ts chợt nghĩ nên trình bày hơi lộn xộn…và thực sự hiểu biết về thơ cũng có hạn nên mong các bác chiếu cố!

    1. Thỉ

      Tình yêu, hạnh phúc hay chiến tranh, đói nghèo, sự áp bức, cái chết, thất tình…là niềm cảm hứng sáng tác lớn lao cho thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung…
      Hu hu… kiểu ni không ai ưng làm nghệ sĩ hết đến như Vincent van Gogh cũng phải cắt tai thôi. Nói như ts cũng đúng nhưng ở một góc độ thôi, chẳng nhẽ xã hội giàu có lên, nhà thơ toàn đi xe hộp hết thì hết thơ hay à!

  28. Doan Tran

    Tết Nguyên Tiêu là dịp để các nơi tổ chức hội thơ

    Trong cuốn
    100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20 xuất bàn năm 1997
    Có bài thơ Nguyên tiêu được đưa lên đầu tiên:

    Nguyên Tiêu

    Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
    Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
    Yên ba thâm xứ đàm quân sự
    Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

    Các bác trong chiếu rượu thích thơ cổ như Lạc Dân, Dan Choa, Văn thành Nhân vv..
    chắc hẳn sẽ thấy quen quen vì ai từng đọc thơ Đường đề mường tượng đến những bài thơ
    nổi tiếng một thời:

    Ngư ca tử kỳ 5
    Trương Chí Hoà

    Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,
    Ba Lăng ngư phủ trạo ca liên.
    Điếu xa tử,
    Quyết đầu thuyền,
    Lạc tại phong ba bất dụng tiên.

    Giang lâu thư hoài
    Triệu Hỗ
    Độc thướng giang lâu tứ tiễu nhiên
    Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
    Đồng lai ngoạn nguyệt nhân hà tại
    Phong cảnh y hi tự khứ niên

    Thú nhàn
    (của thi Sĩ Cao Bá Quát)

    Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
    Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
    Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
    Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt
    Duy giang thượng chi thanh phong,
    dữ sơn gian chi minh nguyệt
    Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng
    Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
    Kẻ thành thị kẻ vui miền lâm tẩu
    Gõ nhịp lấy, đọc câu ”Tương Tiến Tửu”
    “Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy
    thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi”
    Làm chi cho mệt một đời.

    Phong Kiều dạ bạc
    Trương Kế
    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
    Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
    Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

    Nếu góp bốn câu thơ trong bốn bài trên ta được:

    Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên
    Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
    Yên ba thâm xứ hữu ngư châu,
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

    Đọc bốn câu trên ta thấy tác giả bài Nguyên Tiêu bị ảnh hưởng của các bài thơ trên rất rõ.
    Điều này dễ hiểu vì tác giả thân phụ là một nhà Nho, nhiều năm lưu lạc
    ở Trung Hoa. Nhưng cho là bài thơ hay nhất thì chưa đúng

    ĐT

    1. Lạc Dân

      Bác Doan Tran@.
      Hè hè, rất hay khi bác khám phá ra điều này, hèn chi đọc NT cứ thấy quen quen.
      Mỗi bài có một câu hay
      Ông lượm ông bỏ vô bài của ông

  29. Ngo Thu Le

    Em chỉ thích thơ khẩu hiệu thôi. Có lần về quê, đọc được mấy câu sau, nhớ mãi, hay thiệt là hay.
    1/ Mất mùa là bởi thiên tai
    Được mùa nhờ có thiên tài đảng ta.
    2/ Trai khôn tìm gái đặt vòng
    Gái khôn tìm chồng thắt ống dẫn tinh.
    3/ Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
    Mua vé xổ số là yêu quê nhà.
    4/ Đời đời ơn đảng mác lê
    Quê hương giải phóng bốn bề ấm no.

    Có thiệt đó, iêm không dám bịa mô… Theo iêm, thơ hay là đọc xong nhớ mãi. Mấy chục năm rồi mà iêm vẫn còn nhớ có nghĩa là …thơ hay.

    1. nicecowboy

      Thơ khẩu hiệu thế thì chưa phải là xuất sắc, chắc chưa phải là do cán bộ cấp cao mần! Ngô Thu Lê chỉ nhớ được mấy chục năm. Phải nhớ mãi đến mấy trăm năm sau nữa kia (hoặc mãi mãi được đi vào văn học sử) như mấy vần thơ của ngài Thánh thơ khẩu hiệu mà Bọ chét và BSD trích ra ở dưới, thì đó mới xứng là thơ…hàng hiệu.

      1. nicecowboy

        Có nói đi thì cũng phải nói lại, thơ tuyên truyền, khẩu hiệu không phải lúc nào cũng dở ! Có những bài thơ tuyên truyền,khẩu hiệu, nhưng nếu được viết, xuất phải bởi cái tâm trong sáng, tấm lòng vì quê hương dân tộc, làm lay động lòng người, thì giá trị của nó còn hơn nhiều lần những bài thơ trữ tình, lãng mạn. Ví dụ như ‘Bình Ngô đại cáo’ của thi hào Nguyễn Trãi. Tuy là một bài cáo, nhưng cũng có thể được xem là một thể loại văn chương, xứng đáng được ca ngơi là một thiên cổ hùng văn, không chỉ riêng người đương thời thán phục, mà nó còn mãi được lưu truyền hậu thế. Thế mới biết văn, thơ ‘hay’ không hẳn là vị nghệ thuật, hay vị nhân sinh, miễn là nó thực sự xuất phát từ tấm lòng của tác giả : Từ trái tim sẽ đến trái tim.

      2. TUANLE

        To nicecowboy : Có nói đi thì cũng phải nói lại, thơ tuyên truyền, khẩu hiệu không phải lúc nào cũng dở ! Có những bài thơ tuyên truyền,khẩu hiệu, nhưng nếu được viết, xuất phải bởi cái tâm trong sáng, tấm lòng vì quê hương dân tộc, làm lay động lòng người – Nhất trí với bạn về điều này, tuy nhiên bài Cáo bình ngô không nên coi là bài thơ tuyên truyền khẩu hiệu bạn à!

      1. Ngo Thu Le

        Cái hay là ở chỗ đó bác ạ, cán bộ nhà quê không hiểu mới tương nó lên tường nhà HTXã… hu hu.

      2. Hahien

        2 câu ấy có người đọc là:

        “Mất mùa là tại thiên tai
        Được mùa là tại thiên tài đảng ta.”

        Tôi không bàn về nội dung mà về nghệ thuật dùng từ thì 2 câu này đặc sắc hơn ở chỗ kiệm từ vì trong 14 từ của 2 câu lục bát có đến 4 từ được lặp lại 2 lần là “mùa là tại thiên”. Chỉ còn lại 6 từ khác biệt, nhưng trong 6 từ ấy thì có 2 từ chỉ khác nhau cái dấu là chữ “tai” và chữ “tài”, mà theo cụ Nguyễn Du thì 2 từ này cũng chỉ là 1 nghĩa “chữ tài cùng với chữ tai 1 vần…”. Vậy là chỉ còn lại 4 từ khác biệt là “Mất” và “Được”, “đảng” và “ta”.

        Có lẽ đây là 2 câu thơ lục bát mà số từ được sử dụng ít nhất từ trước đến nay.

      3. Hồng Chương

        HH phân tích hay quá!
        Không hiểu sao cách đây 3 ngày tự nhiên tôi nhớ tới câu thơ này và cứ tự gật gù về sự sâu sắc, xuyên suốt của nó. Tối đó lại được mời nhậu, kể ngay với Bọ Lập và bà con. Hôm qua thì NTL còm lên, vui thật.

    2. Lạc Dân

      Tui thì chỉ nhớ được một bài lớp một, hình như của chị PT Vàng Anh :
      Trưa nay trời nắng chang chang
      Mèo hen đi học chẳng mang theo gì
      Chỉ mang một miếng bánh mì
      Và mang một mẫu bút chì con con.

      Hi hi, hay chớ, mấy chục năm vẫn nhó

  30. danchoa

    Mấy suy nghĩ nhân đọc tản văn của nhà văn Nguyễn Quang Lập về ngày Hội thơ VN

    Tôi không có năng khiếu làm thơ, nhiều lúc cũng buồn tủi, nhất là thấy bạn bè nói ra thơ, viết ra thơ ào ào. Cũng muốn viết thơ lắm, nhưng trình độ, năng lực quá hạn chế, nên đành chịu. Nhưng cũng háo hức thích đọc thơ và nghe người khác bình chú thơ. Xưa kia nếu có cơ hội cũng thích lân la xem các hội thơ có cái gì hay, cái gì mới, rồi ghi ghi chép chép vào sổ rất trang trọng. Nhưng cũng từ lâu rồi tôi nhìn thơ ca đương đại bằng con mắt khác trước rất nhiều. Rất dửng dưng. Không biết là do trình độ thẩm thấu thi ca của mình không bước kịp với hành trình của thời đại hay thơ bây giờ và cách thẩm định của các Ban giám khảo thơ đi theo hướng khác. Tôi không có cảm nhận thấy hay, không rung động, không xao xuyến. Tôi tự nhủ có khi tâm hồn mình khô cứng mất rồi.
    Tôi cũng tự động viên, mình chỉ là một cá thể, do mình không có khả năng đồng cảm với thơ đương đại nữa. Nhưng số đông khác thì sao? Chẳng lẽ lại như mình.

    Vậy cũng là gần chục năm. Các nhà thơ tổ chức Hội thơ Nguyên Tiêu, ban đầu cũng khá mới mẻ, mang tính trang trọng nâng niu vị thế cho thơ và Nhà thơ. Người ở thành phố, nơi tổ chức đến cũng nhiều, phần thì muốn nghe những bài thơ mới mẻ, phần thì muốn giao lưu với các Nhà thơ mình mến mộ. Mỗi nơi một kiểu. Cũng gọi là hoành tráng và xôm tụ. Nhưng cứ sau mỗi Hội thơ thì dòng thơ này lại rơi vào thông lệ là bị lãng quên. Cũng chẳng ai quan tâm thơ có sức lan toả hay không. Cũng thật tội nghiệp cho các nhà thơ. Nhưng có lẽ các Nhà thơ cũng buồn. Chăm chỉ viết, xuất bản đều đều. Nhưng thời buổi này mà nói chuyện thơ ca thì công chúng cư ngảnh mặt đi. Rầu lắm. Nhưng đã có Hội mà không có họp thì không được. Vậy các Nhà thơ cũng phải tự mình khuấy động lên chứ. Vậy là đến hẹn lại lên, cứ hàng năm vào dịp Nguyên Tiêu lại có Hội thơ. Nhưng tôi thấy mấy năm gần đây Hội thơ tổ chức không thành công. Hình như Hội thơ trở thành Hội quảng cáo cho thơ thì phải. Lắm trò, nhiều hình thức. Người đến dự cũng đông, nhưng không ít số tò mò xem ở Hội thơ có trò gì lạ.

    Như nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nhận xét về thơ ngày xưa:
    „Cái thời thật sướng, nhà thơ như con trời ở xa tít mù, mỗi lần xuất hiện như thiên sứ từ trời sa xuống, cho dù đi đứng nghênh ngang, nói năng ngông ngạo cũng không ai lấy đó làm vì, lại còn được tán tụng như là cuộc chơi ngạo nghễ của con trời. Nhà thơ bỗng trở thành niềm tự hào vô biên của vợ con, bạn bè, họ hàng chòm xóm.“

    Còn nay thì khác quá:
    „Nhà thơ làm đủ trò tiếp thị, kẻ tổ chức đêm thơ để bán rao thơ, người ôm thơ đến thư viện bán mớ. Nhiều người đến công sở, mỗi nơi bán dăm mười cuốn, lắm kẻ vờ tặng thơ để nhận tiền lại quả, cũng chẳng thu được bao nhiêu đôi khi còn mang tiếng, lắm chuyện thật bẽ bàng.“

    Hội thơ gần như là Hội trình diễn thơ thì đúng hơn. Năm trước thấy bác Dương Tường ra quấn giấy Toilet như „ Xác chết Ai cập“ tôi đã hoảng. Rồi có nơi „ phơi thơ“, „ rắc thơ, rải thơ“( chữ của báo chí đó nha). Chưa biết thơ hay dở ra sao, nhưng các kiểu quảng bá ấy cũng đã khiếp rồi.
    Năm nay có lẽ Thơ được chọn làm khởi đầu thử nghiệm cho sự kiện 1000 Thăng Long. lại còn lắm trò hơn. „ Thơ sai chính tả, thơ viết thiếu từ“ được gắn lên đồ gốm. Thôi thì cũng không thiếu thứ gì cả. Từ „tương, cà, mắm, muối,“ đến“ bờ tường“. Dân tình được một phen mỏi mắt.
    Còn lạ hơn là cứ đần mặt ra xoay quanh cái lồng chứa cái xe đạp dựng đứng. Xăm xoi mới thấy bài thơ dính bệt ở dưới đất. Lạ hơn là lối rải thơ, chữ viết loằng ngoằng trên giấy rải ở dọc lối đi. Người đứng đắn thì vò đầu bức tai, tự hỏi cái kiểu gì. Các Nhà thơ thì tủm tỉm cười. Bọn trẻ thì ra sức chụp ảnh kỉ niệm và giới thiệu với phụ huynh là „ kiểu tân hình thức“, „ hậu hiện đại“
    Ấn tượng hơn tất cả từ trước đến nay là Lễ rước thơ. Được cái điều là rất nhiều cô áo đỏ áo xanh. Rồi cờ phướn nhiều màu bay phấp phới.
    Người ngừoi reo hò khi thấy thơ bay về trời chứ không phải ở lại với nhân gian. Bọn trẻ con thì xuýt xoa tiếc đám bóng bay.
    Vậy là Rã đám. Hội thơ thành công „ mỹ mãn“.

    Chẳng lẽ người Việt ta chẳng yêu thơ nữa chăng? Hay lỗi của các Nhà thơ? Hay là tại xu hướng thẩm định thơ của những người có thẩm quyền? Quá nhiều câu hỏi. Nhưng dù sao thì tôi cũng tán thành câu nhận xét của nhà văn Nguyễn Quang Lập:
    „Một khi thơ phú văn chương chưa được lòng người thì mọi trò xiển dương, tôn vinh thơ, vuốt ve thơ, truyền bá thơ dù được tổ chức khá công phu, tốn kém cũng chỉ để cho các nhà thơ tự sướng mà thôi, than ôi.“

    Đó cũng chính là một sự thật.

    (Tự nhiên suy nghĩ linh tinh quá.)

    1. Mèo Hen

      Trích tham luận đọc tại lễ kết nạp hội viên HNV VN, thành viên Ban Thơ (thả thăng thiên)!
      Nhiều tràng vỗ tay không dứt…

    2. Cầm Thi

      Bác Dân Choa ” suy nghĩ linh tinh” mà ko linh tinh chút nào.
      Thiệt như một bài ” túm lại ” của Lễ hội thơ ” hoành tráng” năm nay.
      CT cũng có giấy mời mà ngại đông và ầm ĩ…nên ko đến.
      Hoan hô bác Dân Choa.

    3. Ngo Thu Le

      Đề nghị bác HThinh đưa ngay bác dân choa vào BCH HỘI VẤN ĐỀ và phụ trách GĐ Hội đồng Thơ.

  31. Sao Hồng

    À, mà hình như Bọ cũng vì mê thơ nên vứt luôn cái bằng đại học bác khoa ngành vô tuyến điện tử. Bây giờ mới thànhà văn đó chứ !

    Em nghiệm ra, cứ ông bà nào thời trẻ, dù học, dù làm bất cứ việc gì mà được giải thưởng trong các cuộc thi thơ, thế nào cuối cùng cũng bỏ luôn ngành mình đã học hay đã hành nghề….
    Nhà thơ Vũ Quần Phương, Bọ,… là những ví dụ nỏ sai !
    He he…

    1. danchoa

      Nhưng Dr. SH đừng bắt chước đồng nghiệp VQP nha. Cứ tay dao- tay kéo là chắc ăn hơn cả.
      Hi hi!

      1. Sao Hồng

        He he… bác đừng lo. Từ nhỏ tới giờ đến cái giải… rút của chị em, em còn chưa được nữa là giải Thơ thi ! Nên em không bỏ nghề đâu !
        Hồi xưa đi học với thầy Đào Ngọc Phong, cũng là một bác sỹ, thầy giáo, nhà thơ (đã từng là Ủy viên BCH hội VN Hà Nội; người hướng dẫn đề tài tốt nghiệp bác sỹ cho ông VQP. Cũng là người giới thiệu bài thơ đoạt giải viết về Đài thiên văn Phủ Liễn, của ông VQP cho HVN). Ngoài giờ học, thầy hay đàm đạo thơ văn. Khi hứng lên thầy còn đọc thơ bằng tiếng Pháp, tiếng Nga. Nghĩa là thầy giỏi chuyên môn và thông tuệ về văn thơ…. Nhưng thầy nghèo về vật chất lắm. Hỏi thầy thì thầy bảo: do yêu thơ thích thơ mà ra cả đấy !
        He he…

  32. Sao Hồng

    “Thơ không kiếm ra tiền nhưng mua được niềm vui, thế là quá đủ để các nhà thơ ném cả cuộc đời cho cuộc chơi thơ viễn vông nhưng sang trọng này”.
    ***
    Mình biết có một Nhà thơ chưa cũ lắm nhưng vì mê thơ mà bỏ cái nghề có thể gọi là danh giá với 6 năm dùi mài kinh sử. Đó là nhà thơ…
    “Tên Quần Phương, thân tha phương
    Tôi lấy tên quê làm độ đường
    Sáu tuổi tiễn cha về với đất
    Nấm mộ ven đồng hoá cố hương”.
    (Vũ Quần Phương)

    Nhà thơ Vũ Quần Phương vì mê thơ mà bỏ ngành Y. Ông cũng là người vô Hội Nhà Văn mà không phải… nộp đơn (xin vô hội). Chính xác là được kết nạp vô HNV rồi, mới bị đòi… nộp đơn.

    Chuyện như ri:
    “Khoảng năm 1973, nhà thơ Chế Lan Viên khi đó là Trưởng tiểu ban Thơ (nay gọi là Chủ tịch Hội đồng Thơ) bảo Vũ Quần Phương viết đơn để ông ký giới thiệu vào hội. Vũ Quần Phương viết, Chế Lan Viên ký rồi bảo:
    – Cậu thân với anh Diệu (nhà thơ Xuân Diệu) bảo anh Diệu ký nữa” (quy định là phải có 2 hội viên giới thiệu).
    ..
    Vũ Quần Phương mượn cớ đến lấy bài, ngượng ngập trình bày: “Anh Chế Lan Viên nói em làm đơn. Em đến nhờ anh…”
    Xuân Diệu thở dài rồi bảo:
    – “Ôi giời, tôi tưởng cậu bỏ nghề y để làm thơ chứ ai dè bỏ nghề để vào Hội…”.
    Thấy Xuân Diệu nói thế, Vũ Quần Phương thấy ngượng quá nên lảng sang chuyện khác rồi lặng lẽ cầm đơn về cất kỹ trong tủ.

    Mấy tháng sau, một hôm nhà thơ Tế Hanh đến bảo: “Sáng nay, Ban thường vụ xét kết nạp cậu xong rồi đấy nhưng mà tìm mãi không thấy đơn đâu”!.

    He he…

    1. Hồng Chương

      Bài ‘Từ biệt sơ tán'(?) của VQP hay thôi rồi. Trong bài có câu:
      Bệnh viện bị trúng bom, bệnh nhân đi sơ tán
      Hà Nội tỏa trăm nơi, Hà Nội hướng về mình

      nên hồi đó tôi cứ nghi nghi vợ VQP liên quan tới ngành y.

  33. qx

    Tâm tình bài ni nó như là thơ rứa, dù là Bọ viết bằng văn xuôi. Bọ cứ “nghĩ ngợi linh tinh” như ri hoài hoài cho lớp đàn em tụi tui học hỏi. Cảm ơn Bọ.

    qx

  34. c điếc

    Đứng ở cổng đền Ngọc sơn nhìn lên trời chỗ ngọn tháp chỉ lên, ta hình dung trên bầu trời những chữ gì hiện lên trong tâm trí thì đó mới là áng văn là dòng thơ .Nghĩ sao viết vậy chả có gì hay và dở cả

    1. danchoa

      Nhưng nếu Siêu thị mọc lên hay toà nhà cao tầng chắn tầm nhìn của bác. Nhìn chỉ thấy bê tông hay kính thì bác có mần thơ được nữa hay không?
      Khe Khe!

  35. Sao Hồng

    “CHƠI THƠ” của Bọ như một bài “tham luận” (nói thế cho nó ra dáng… đang ngồi ở “hội trường Hàng…chiếu QC”)…. tổng kết xu hướng “chơi thơ” và quảng bá thơ từ xưa đến nay. Thực tế xu hướng phát triển của Thơ ở VN đúng như vậy.
    Qua “chơi thơ” như thấy Bọ thuộc trường phái thơ phải là thuần thơ. Chí ít là không phải “vị” cái gì hết.
    “Chơi Thơ”, hình như Bọ vẫn hoài niệm và luyến tiếc cái cách thẩm thơ và chơi thơ của một thời vang bóng nhỉ ?

    Nhưng Bọ ơi, không riêng gì Thơ, mà có rất nhiều cái “chơi” khác cũng đổi thay theo xu hướng “thị trường hóa” như vậy. Hay nói theo cách của các nhà lý luận rằng THƠ và chơi thơ cũng “không nằm ngoài dòng chảy của nền kinh tế thị trường” mà Việt Nam như cậu học trò mới tập tễnh bước vào môi trường mới.

    “Thời đó ít thấy ai coi thơ như một nghề, cũng chẳng ai giao nhiệm vụ gì cho thơ, từ Hàn Mạc Tử đến Lưu Trọng Lư viết thơ đọc thơ in thơ cũng chỉ để chơi thơ. Thơ không kiếm ra tiền nhưng mua được niềm vui, thế là quá đủ để các nhà thơ ném cả cuộc đời cho cuộc chơi thơ viễn vông nhưng sang trọng này”.

    Cái thời nó thế. Ngày xưa các cụ dù nghèo đói hay giàu có; dù người kiếm cơm từng bữa hay làm đến tê tướng vẫn coi thơ là một cuộc chơi sang trọng và rất ngưỡng mộ người làm thơ. Chính vì thơ mang lại nhiều cảm xúc, niềm vui hay nỗi buồn và hứng thú cho cuộc sống. Nghĩ là đủ mọi cung bậc hỉ nộ ái ố,..

    Ví như danh nhân Ngô Thì Nhậm từng tâm niệm về Thơ:
    “XƯA NAY, SANG TÁC VĂN CHƯƠNG ĐƯỢC GỌI LÀ TÁC GIA ĐÃ KHÓ. ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẠI TÁC GIA, LẠI CÀNG KHÓ. ĐẠI TÁC GIA LÀ NHỮNG NGỜI MẪU MỰC KHUÔN THƯỚC TRONG NGHỀ, THÌ MỚI GỌI ĐƯỢC… TẤT CẢ ĐỀU ĐƯỢC GHI CHUNG LÀ TÁC GIA. NHƯNG TRONG ĐÓ, LOẠI CÓ KHẢ NĂNG GÂY XÚC CẢM HỨNG THÚ CHO NGƯỜI TA THÌ KHÔNG GÌ BẰNG THƠ. CHO NÊN, VỀ THƠ, LẠI ĐƯỢC GỌI LÀ .. THI GIA”

    Chả biết các bác thế nào, chứ riêng em, em vẫn thích kiểu “chơi thơ” của các cụ ngày xưa !

    1. Cầm Thi

      @ anh Sao Hồng :

      Bài viết của Bọ , và com của anh, Cầm Thi rất thích và hoàn toàn nhứt trí.
      Cái kiểu chơi thơ rùm beng bây giờ nhiều khi thấy dơ dơ thế nào ý anh hè.

    2. Cầm Thi

      à mà sao CT vào blog của anh SH và Quê Bác khó thế nhỉ?
      Cái Plus làm sao ấy anh SH à.

      1. Sao Hồng

        Chào Cầm Thi ! Cảm ơn Cầm Thi đã đồng cảm !
        Đúng là do Plus hoặc virus chi đó ! Nhiều khi từ thư thông báo ở hộp mail mình “vào” nhà mình mà vẫn không được. Nó hiện ra cái thông báo dễ… lộn ruột :”Xin lỗi! Không tìm thấy trang này!”. Chả hiểu sao. PC của mình thì vẫn xài Anti Virus, Anti Spy,… có bản quyền và được cập nhật và quét hằng ngày !

    1. Bò Sát Đất

      Phan Bội Châu – 潘佩珠

      Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu – 潘佩珠, Việt Nam)

      Dậy! Dậy! Dậy!
      Bên án một tiếng gà vừa gáy
      Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
      Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng ?
      Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng
      Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót
      Trời đất may còn thân sống sót
      Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh
      Thưa các cô các cậu lại các anh
      Trời đã mới người càng nên đổi mới
      Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
      Ghé vai vào gánh vác cựu giang san
      Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
      Dây đoàn thể quyết ghe phen thành nghiệp lại
      Ai hữu trí từ nay xin gắng gỏi
      Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
      Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
      Đúc gan sắt để dời non lấp bể
      Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ
      Mới thế này là mới hỡi chư quân
      Chữ rằng “nhật nhật tân, hựu nhật tân”
      __________________

    2. Sao Hồng

      Các bác làm chi mà ồn ào lên rứa ! Cứ giận dữ kiểu đó dễ đau tim và anh hưởng đến… im đó!
      Lính TQ vác quốc kỳ Việt Nam, điều đó chứng tỏ nó đã thuận tình theo ta rồi ! Quân đội ta đã lớn mạnh và bảo vệ biên cương tận Tân Cương, Mông Cổ… !
      He he…

  36. Tiến Đặng

    Bọ Lập ơi! Vô danh tiểu tốt như Tiến Đặng mà cũng phải/được/bị nhận hàng chục, hàng chục tập thơ của nhiều tác giả quen và không quen. Nhưng thú thật (mất lòng nhau quá Bọ ạ!!!) ít thấy có bài hay. Cho, biếu, tặng… mà không nhận thì chả ra làm sao. Mà nhận thì càng chả ra làm sao.
    Có một nhà báo địa phương phỏng vấn Tiến Đặng về chuyện này, trả lời đại ý như sau, Bọ xem có đúng không nhá: Làm thơ nhìn chung là hành vi lương thiện. Phần lớn các nhà thơ sống lương thiện. Nhưng in thơ thì đương nhiên là…tốn tiền, dù đó là tiền của ai thì vẫn tốn. In thơ dở thì công in không hề giảm. Vẫn tốn tiền. Lãng phí tiền bạc, lãng phí công sức, lãng phí thời gian…lãng phí nhiều thứ nữa. Mà lãng phí thì… khó mà bảo là lwong thiện được. Đành gọi là bất lwong chăng??? Thế đấy.

    1. danchoa

      Chào Thầy Giáo TĐ!
      Lâu ngày mới gặp lại TĐ. Chúc sức khoẻ nhá.

      Bác đặt câu hỏi e cũng hơi quá đấy. Nói chung là họ phần lớn là lương thiện. Chỉ có điều là nếu thơ không hay mà cứ viết hết tập này sang tập khác, rồi đua nhau in ấn thì quá lãng phí Bác.

      Chúc Bác khoẻ.

      1. Tiến Đặng

        Chào danchoa: Tiến Đặng cảm tạ vì Bác đã ghé vào cái comment của Tiến Đặng. Theo Tiến Đặng, làm thơ dở hết tập này sang tập khác, đăng thơ dở hết báo nọ đến báo kia… thì lãng phí và bất lương thật Bác ạ.

  37. bá vành

    cảm ơn DÂN CHOA lúc BA VÀNH thấy trống trải trong cuộc sống vì xung quanh xã hội toàn là bon nịnh bọn đè đầu cợi cổ dân đen bv thấy chiếu rượu bác lấp sà vào nhưng trình độ thì dân quê lắmmong sao dân choa thông cảm

    1. danchoa

      ” Trên trời có ông sao tua
      Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành”

      Sao bávanh@ có vẻ cực đoan và cô đơn vậy. Ừ thì cứ cho là bávành thất vọng về tầng lớp cỡi cổ dân đen, thì vẫn còn nhân dân là số đông mà.
      Nhưng sao bávành@ vào Chiếu Rượu của Bọ Lập lại cho là trình độ dân quê lắm. Vậy tôi cũng không hiểu là bávành@ muốn hòa đồng vào tầng lớp nào?

  38. Pingback: Tin 5-3-2010 « BA SÀM

  39. motdapanquan

    Ai có trách nghìn lần thì thơ cũng không có lỗi.
    Chỉ lỗi người chưa tìm thấy Nhà đã vội làm Thơ.

    1. danchoa

      …”Chỉ lỗi người chưa tìm thấy Nhà( Nhà, người người rộn ràng) đã vội làm Thơ.”
      Khe Khe!

    1. danchoa

      Họ chỉ lãng phí thời gian thì chưa thể kết cấu thành tội danh để đưa họ vào tù được.
      Ha Ha Ha!

  40. tinkinhte

    “ Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
    Mây gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
    Nay ở trong thơ nên có thép
    Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
    ————————-Hồ Chí Minh

    Các nhà thơ VN cần nghiêm túc học tập.

  41. bachduongqt3065

    Chả biết thời Tiền chiến dân tình mến mộ thơ ca đến mức nào nhưng một loạt nhà thơ sinh ra từ thời ấy cùng với một thơ ca họ để lại cho đời đủ cho thấy thơ ca vô cùng được trọng vọng . Thời đó ít thấy ai coi thơ như một nghề, cũng chẳng ai giao nhiệm vụ gì cho thơ, từ Hàn Mạc Tử đến Lưu Trọng Lư viết thơ đọc thơ in thơ cũng chỉ để chơi thơ. Thơ không kiếm ra tiền nhưng mua được niềm vui
    **********************

    Chào anh QL ! BD nghĩ làm thơ phải là người có cảm xúc, có năng khiếu, thêm một chút lãng mạn “ mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây “ như nhà thơ XD đã nói thì mới có những bài thơ hay đến với công chúng bạn đọc được

    Trong chiến tranh những bài thơ hay là nguồn động viên rất lớn tiếp sức cho bộ đôi ta vào trận đánh một cách oai phong dũng mãnh hơn, Cây cổ thụ thơ của chiến trường Trường Sơn năm xưa Phạm Tiến Duật đã cho ra đời những bài thơ bất hủ mà mỗi chúng ta đều vẫn thuộc lòng thơ ông như bài

    NHỚ

    Cái vết thương xoàng mà đưa đi viện
    Hàng còn chờ đó tiếng xe reo
    Nằm ngửa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến
    Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo

    Hay trong bài TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

    Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
    Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
    Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
    Võng mắc chông chênh bên đường xe chạy
    Lại đi lại đi trời xanh thêm
    Không có kính rồi xe không có đèn
    Không có mui xe thùng xe có xước
    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
    Chỉ cần trong xe có một trái tim

    Bài thơ tràn đầy chất lính, chất lãng mạn, chất ngang tàng, nghệ sĩ của người lính lái xe quân sự trên tuyến đường Trường Sơn. Thành công của Phạm Tiến Duật, là đã vẽ nên được một hình tượng tuyệt đẹp; một hình ảnh rất thực, sống động, mang đậm chất lính, chất chiến sĩ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong gian khổ khó khăn, trước cái chết kề bên, nhưng lòng người chiến sĩ ấy lúc nào cũng tràn đầy niềm lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, kiên quyết, dũng cảm tiến lên phía trước, để tiêu diệt quân thù giành chiến thắng bảo vệ Tổ quốc, giang sơn gấm vóc Việt Nam thân yêu.

    Bài thơ LÁ ĐỎ của Nguyễn Đình Thi cũng là một bài thơ hay và cũng được phổ nhạc cho đến tận bây giờ lời thơ và tiếng hát vẫn làm xao động lòng người

    Gặp em trên cao lộng gió
    Rừng lạ ào ào lá đỏ
    Em đứng bên đường, như quê hương
    Vai áo bạc quàng súng trường
    Đoàn quân vẫn đi vội vã
    Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
    Chào em, em gái tiền phương
    Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

    Những bài thơ thời nay có lẽ không tìm được chất thép năm xưa trong chiến tranh vì thế thơ thời nay thường không hay, có vẻ uỷ mị không mạnh mẽ chính vì thế các nhà thơ thường không được công chúng đón nhận như những nhà thơ lớn trước đây như nhà thơ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Hoàng Cầm, ..v..v..

    Đúng là các nhà thơ thường cuộc sống không bao giờ no đủ cả ( may anh Lâp nhà miềng không đi theo con đường thơ thẩn, may hung anh hỉ ? )

    Ví vui như nhà thơ Phan Văn Quang của QT yêu thương, mần thơ dữ dội đó nhưng vẫn phải khẳng định rằng

    “ Cháo bột nuôi tôi suốt cuộc đời “

    chứ không phải

    “ Nàng thơ nuôi tôi suốt cuộc đời “

    Anh PVQ thứ lỗi nếu anh đọc được những dòng chữ này, BD chỉ tếu cho vui thôi, khen anh đọ chứ không phải chê anh mô nha (~_~)

    Nghĩ cho cùng các nhà thơ làm ra thơ là cả một sự dùi mài kinh sử, họ yêu thơ, gửi gắm tâm hồn mình và trải lòng mình vào đó nhưng mong rằng các nhà thơ mà làm thơ để kinh doanh tiếp thị thì không nên chút nào bởi độc giả yêu thơ họ cũng sành điệu lắm chứ nỏ đơn giản chút mô cạ mô nha

    Hi Hi Hi

    1. Bò Sát Đất

      Đọc còm của BD, Bò Sát Đất tôi biết thêm một điều:

      Thơ phải là sự rung cảm THẬT SỰ của Nhà Thơ trước hiện thực cuộc sống. Nói một cách khác, bằng tài năng của mình các Nhà Thơ đã cụ thể hóa sự lãng mạn nghệ sỹ tâm hồn mình bằng cách thi vị hóa SỰ THẬT qua nghệ thuật ngôn từ .

      Theo tôi, nếu PTD, NĐT không là người lính, không trải qua cảm giác thật của bao điều xảy ra trong chiến tranh thì khó lòng viết được những bài thơ xúc động lòng người đến vậy! Thử nghĩ xem, nhà thơ Tố Hữu ít ra về tài năng đâu có thua gì PTD, NĐT nhưng nghe câu thơ này (tôi vừa mới được biết là của Tố Hữu qua chiếu rượu này từ Bọ Chét và Nicecowboy) của ông:

      “ Yêu biết mấy khi nghe con tập nói,
      tiếng đầu lòng con gọi Xít –Ta- Lin…”,

      hay:

      “Thương cha thương mẹ thương chồng.
      Thương mình thương một thương Ông thương mười…

      Thì tôi tin chắc rằng sẽ không ít người phản ứng: Láo phét!

      Tóm lại, Người có Tâm, thì mới có Thơ, bởi người có Tâm hoặc là im lặng, còn khi bắt buộc phải nói thì bao giờ cũng nói ra sự thật!

      Dĩ nhiên, trên đây chỉ là một khía cạnh của Thơ mà thôi!

      BSD.

      1. bachduongqt3065

        Cảm ơn Bác BSĐ đã chia sẻ, BD còm tuy muộn nhưng mong rằng Bác sẽ dừng lại khoan Bò đi nơi khác mà đọc vài dòng của BD cấy đã .Bác định bỏ chiếu rượu QC thật à? Bác định bò đi mô đó? Bò cho chuẩn nhé Bác ! Bác đừng bò sang bên anh Tàu khựa sẽ không sống được và nếu có sống được thì cũng nỏ biết đường mô mà về mô, bên ấy mẹ mìn nhiều lắm Bác ạ ! Bác quay về Chiếu rượu QC đi dù đây không đủ rượu để Bác uống nhưng đây là ngôi nhà ấm áp tình người Bác ạ ! Ta uống rượu để nói chuyện cho vui chứ không phải uống rượu để mà say để mà nói năng không chuẩn làm mất vui không khí của chiếu rượu, Về lại Bác nhé ! Chiếu rượu mong là Bác luôn sáng suốt sau những lần vấp váp đó là điều không ai tránh khỏi, mong là mỗi lần ta vấp ngã là một lần bớt dại hơn, sống vui vẻ chan hoà với mọi người sẽ được mọi người mến lại

        Chúc Bác Bò đúng Đường

  42. Quê Bác

    Thơ! thượng đế tạo ra con người( cứ cho là vậy đã) và ban tặng ngôn ngữ cho họ để họ dễ dàng sống với nhau thành cộng đồng. Rồi từ ngôn ngữ tiếp xúc, con người tặng nhau thơ. Dẫn dắt cho dài dòng rồi cũng chỉ khen thơ, hay, hay thật!
    Nhưng! Lại nhưng cái để nghĩ xem nên nói gì trong entry này của chiếu chủ Quê Choa. Thôi, tặng bài thơ bàn phím vậy. Tặng Bọ và bà con vào Quê Choa.
    Có điều, bài thơ này không phải của Quê Bác. Cái đặc biệt của bài thơ là bao nhiêu “tinh tuý thơ” đều dồn hết vào đây. Nổ chăng? Không! Chắc chắn không nổ! Vì nó đi qua “mọi thời đại”. Nổi tiếng là đương nhiên.
    “NÓI ĐẾN THƠ AI CŨNG KHÔNG HAM.”
    “KHÔNG RU VỚI GIÓ” ,THÌ LÀM CHI ĐÂY?
    “BIẾN SỎI ĐÁ THÀNH CƠM” NGAY!
    KHÔNG MÁ CHỬI” ĐỒ BỌN MÀY SÓI LANG”
    TRONG RỪNG THU “CHÚ NAI VÀNG”
    BƯỚC ĐI NHẸ TRÊN LÁ VÀNG CHƯA KHÔ.
    AI HỎI? ĐÁP!”BIẾT KHI MÔ”?
    THAY CHO ĐƯỢC CÁI “ÁO NÂU NHUỘM BÙN”.
    “CƯỠI XE TĂNG VỀ THÀNH LUÔN”.
    NĂM ANH EM, CHIẾM NĂM BUỒNG VILA.
    “À ƠI AKAY ƠI A”
    “TRÊN LƯNG YÊN NGỦ,” THỨC LÀ BỊ RƠI.
    “ĐÔNG TRƯỜNG SƠN LẠI MƯA RỒI”
    “HẸN KHÔNG ĐẾN, BỒ CÂU ƠI CHỚ BUỒN”.
    “BÊN CẦU ANH ĐỢI MÃI LUÔN”
    “ĐỢI CHO ÁO ĐỎ QUA ĐƯỜNG CHÓI CHANG”.
    “KINH THẦY CÓ HẠT THÓC VÀNG”
    “SÂN CHÙA LÁ MỎNG BÀNG HOÀNG RƠI NGHIÊNG”.
    “TÂY PHƯƠNG LA HÁN CÓ THIÊNG”
    “VŨ TRỤ BỐC LỬA KHẮP MIỀN NỞ HOA”
    “EM ƠI EM Ở LẠI NHÀ”
    “DÂU CHƯA CẦN ĐỐN, CHANH HOA NỞ NHIỀU”.
    “QUÊ HƯƠNG QUAN HỌ THÂN YÊU”
    “ANH HAI THỔI SÁO MỖI CHIỀU CHỜ TRĂNG”.
    “DÂN CÔNG NGỦ KHÔNG MẮC MÀN”.
    “LÀM BÁC KHÔNG NGỦ, DÉM CHĂN GIÙM TỀ”.
    “NỬA ĐỜI ÚP MẶT SÔNG QUÊ”.
    “PHIÊU BẠT CHO LẮM CHỪ VỀ AI CHO”
    ….
    Còn dài lắm,Quê Bác sẽ hầu bà con gõ tiếp, bây giờ phải tạm dừng vì có việc bận.
    Cảm ơn bà con và Bọ Lập. Nhân lễ hội thơ thành công rực rỡ, cho QB gửi lời chúc các nhà thơ VN luôn là nhà thơ!

    1. danchoa

      ” Thuở còn xanh anh biết Bài ca vỡ đất
      Nay tóc đã bạc rồi mà sỏi đá chửa thành cơm”
      Khe Khe!

  43. Cú đỉn

    Xót xa quá bọ a, khi mà thơ cứ bị đưa ra đại trà giống như trong nông nghiệp người ta vừa thí nghiêm. và đưa ra đại trà 1 giống lúa mới.Thú thực em chả còn hứng thú đọc thơ nữa mô. Hôm rày đi dự lễ mừng thọ bố anh bạn, thấy “các cụ” xếp một hàng dài trong tay mỗi cụ cầm một mảnh giấy nhỏ ( chắc là thơ) đợi đến lượt lên đọc thơ mừng bạn mình. Đông vô kể, thế nà..thế nà cung theo lệ cũ, các cụ ngày xưa nằm trong Đảng ủy, chi bộ được ưu tiên lên bày tỏ trước..đại khái…mừng Đảng, mừng xuân..mừng bạn thọ lâu làm cái trụ cho con cho cháu..thêm tin yêu vô cuộc đơi ni. Nhiều, nhiều vô kể đến nỗi ” Khổ chủ” phải cho cậu giai trưởng đến tận nơi xin lỗi vì không thể đáp lễ được hết thảy bạn bè yêu thơ , làm thơ mừng thọ cụ. Thôi vài dòng góp thêm vô , cùng vui với bọ và các bạn quechoa. Chúc KD, HL, BD, Hiếu pd Van..Cun….luyện thật tốt chưởng pháp để có thể thẩm thơ của cánh mày râu khi họ..thả những lời ong bướm bằng thơ vô tai nhé.

    1. bachduongqt3065

      Hí Hí 1 Anh CD đi miệt vườn mà vẫn lên mạng được à? Ợ đó nhiều em xinh đáo để thả nào bó QT yêu thương mà thẳng tiến, công nhận miệt vườn có sức hút kỳ lạ với cánh đàn ông các anh (~_~)

    2. Hồng Chương

      Mừng cụ 90 tuổi vẫn xuân
      cuộc đời nếm trải đụ gian truân
      tuổi trẻ đi làm cho địa chủ
      tới mùa khoai trả, cực tấm thân


      Rồi tham gia cướp chính quyền, vào Đảng, vào hợp tác xã, cuộc đời tươi sáng, không bị địa chủ hứa trả khoai nựa…. cụ ông thong thả nhấn nhá xong, cụ bà PR ông nhà tui nữa là đứt 20 phút của chủ nhà

    3. Ngo Thu Le

      Chào anh phi công trẻ, đầm già L 19 đây. Hành phương nam chuyến ni sướng hí, nhưng nhớ bảo toàn năng lượng… he he

  44. Quoc Nguyen

    Đối với nhà nước thì thơ đúng là thơ hay, thơ sai là thơ dở.
    Đối với dân thì thơ hay là thơ đúng, thơ dở là thơ thơ sai.
    Em thích kết quả của dân chấm hơn nhà nước chấm…

  45. Hà Tư

    Từ hồi lớp tui và bọ còn là hạt bụi, ở trong “cu ba” thì đã có cuộc bút chiến về “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh ?” .Thơ được (hay bị) “bẻ lái” dần từ đó. Nỏ biết thơ có được “bẻ lái” lại không bọ hè ?

  46. vohuongmaivn

    Ui chao, lâu rồi mới lên chiếu rượu với Bọ, thấy đã ghê, bọ được anh chi em yêu mến quá đấy, em thấy mà ghen, nhân dịp 8-3 Bọ tặng chị em chúng em cái gì nào, một bó hoa tươi hay bài thơ tứ tuyệt, rất mong bọ khỏe và vui, công việc thuận lợi nhé. Kính chúc bọ mạnh khòe để phục vụ Nhân dân

    1. Hồng Chương

      chào vhmvn,
      trong khi chờ thơ của bọ chị em tạm tổ chức ‘quán triệt’ bài ni:
      Hôm nay mồng 8 tháng 3
      Chủ nghĩa xã hội nhà nhà thi đua
      Ta nhất định thắng, địch nhất định thua!
      Phụ nữ ba đảm chẳng thua anh hào.

      nên phát động phong trào sâu rộng và có tổng kết qui hoạch nghiêm túc.

      1. bachduongqt3065

        Anh HC phải hưởng ứng ngày cụa chị em thật nhiệt tình đó nghe

        Hôm nay mùng tám tháng 3
        Tôi giặt hộ bà chiếc áo của tôi

        Hiiiiiiiiiiiii lâu ni toàn chị em phải giặt, ngày mùng 8/3 giặt cái áo của mình ấm ức lắm đây nên mới nói rứa

      2. Mèo Hen

        Ngày kia mùng Tám tháng Ba
        Mèo Hen chộn rộn di ra đi vào
        Cuối cùng trốn biệt sang Lào
        Chị em nghỉ khỏe khỏi vào khỏi ra!

        Kakaka

      3. danchoa

        Anh MH địinh trốn ah?
        Không được đâu.
        ” Mèo hen chộn rộn đi ra đi vào”
        Ngày kia thì tính làm sao?
        Quà đâu mà tặng, sang Lào không xong
        Mèo Hen một cổ hai tròng…

        Khe Khe!

    2. Doan Tran

      Nguyên bản
      Hôm nay mùng 8 tháng 3
      Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi
      Tôi phần bà một đĩa xôi
      Sợ bà xấu bụng, tôi xơi hộ bà!
      Tú Sót

      dị bản
      Hôm nay mùng 8 tháng 3
      Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi
      Ngày mai mùng 8 qua rồi
      Tôi trả cái áo của tôi cho bà.

      Ngày mai mùng tám tháng ba
      Giặt giũ quần áo tôi là tinh tươm
      Ngày mai tôi sẽ nấu cơm
      Bà xơi mấy bát tôi đơm hầu bà
      Từ ngày mùng 9 trở ra
      Công việc bếp núc lại bà lo toan

      Hôm nay mùng 8 tháng 3
      ôi giặt cho bà áo của tôi thôi!
      Áo bà vừa bẩn vừa hôi.
      Tôi mà giặt hộ mai tôi bị..CÙI!

      Hôm nay mồng 8 tháng 3
      Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi
      Phần bà được một đĩa xôi
      Ưu tiên phụ nữ nên tôi ăn dùm

      Hôm nay mùng tám tháng ba
      Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi
      Nếu bà còn nói lôi thôi
      Thì tôi giặt nốt hộ tôi cái quần

      Hôm nay mùng 8 tháng 3
      Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi
      Bà giãy như đỉa phải vôi
      Áo ông ông giặt lôi thôi cái gì

      Tiền đâu mà chẳng chịu chi
      Hoa rồi quà tặng có gì không đây?
      Ông bèn đần mặt ngồi ngây
      Biết vậy không nhắc mặt dầy còn đâu.

      Ngày mai mùng 8 tháng 3
      Chị em ngóng đợi hết ra lại vào
      Anh em túm tụm thì thào
      Chị em sung sướng hết vào lại ra…

      Hôm nay mồng 8 tháng 3,
      Chị em phụ nữ đi ra đi vào
      Hai tay cầm củ xu hào
      Miệng thì lẩm nhẩm, nên xào hay kho
      Chồng ở dưới bếp quát to :
      “Hết mẹ nó mỡ xào kho cái gì !”

      Qua ngày mùng 8 tháng 3
      Chị em ủ rũ đi ra đi vào
      Anh em túm tụm lại chào
      Chị em sung sướng lại vào lại ra…

      Hôm nay mùng 8 tháng 3
      Đàn ông đi nhậu,đàn bà nấu cơm!
      Nấu cơm phải nấu cho thơm
      Cô mà nấu dở,tôi đơm vào đầu!

      Hôm nay mùng 8 tháng 3
      Chị em đi khám phụ khoa rất nhiều
      Ông bác sỹ mặt đăm chiêu
      Khám đi khám lại ra điều trầm ngâm
      Chỗ thì trắng chỗ thì thâm
      Bác sỹ kết luận bị…. đâm rất nhiều

      Hôm nay mồng tám tháng ba
      Giá hoa thì đắt, giá quà thì cao
      Tiền lương tiêu hết hồi nào
      Thù lao, tiền thưởng chẳng trao lễ này.
      Lễ này ai nghĩ cũng hay,
      đây là dịp để giải bày khó khăn…
      Ai đem quà cáp kềng càng,
      Riêng tôi dâng tặng cho nàng thơ thôi
      Hoa hồng mấy bữa héo rồi
      Còn thơ thơ mãi tuyệt vời là thơ

      Hôm nay mồng 8 tháng 3
      Chị em hừng hực đi ra đi vào
      Anh em trong bếp phều phào
      Bây giờ em muốn anh vào hay ra
      Chị em tủm tỉm xuýt xoa
      Em thì chẳng thích anh ra tí nào
      Anh em khí thế dâng trào
      Vứt ngay chén đĩa ào ào xông vô
      Mây vờn, chớp giật, hô hô
      Giường nghiêng chỏng ngã anh mô cũng đừ
      Bỗng nhiên trời đất tối mừ
      Anh em ai cũng ngất ngư phờ phà
      Chị em tức tối kêu la
      Trời ơi biết thế cưới ba thằng chồng…

      1. baoluong

        Cám ơm Doan Tran nha.Lái xe về mệt , căng thẳng…cứ vào chiếu bác Lập là “quên hết phiền”.

  47. toptotoe

    Em chỉ thấy rằng thơ hay là do viết từ cảm nhận của con tim, không phải chịu khuôn phép thì sẽ dễ đi vào lòng người đọc và sẽ được truyền tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhiều tác phẩm xuất sắc đã làm nên tên tuổi nhà thơ. Nhắc đến LTL ta nhớ đến “tiếng thu với hình ảnh con nai vàng ngơ ngác, lá thu kêu xào xạc”, nhớ đến HMT là ta nhớ đến hình ảnh cô gái của thôn Vĩ dạ; Nguyễn Bính là nhà thơ của hoa xoan, hoa chanh…; Xuân Diệu là ông hoàng của thơ tình, Huy Cận có mênh mông gợn sóng của Tràng giang…(cho dù em không rõ các tác phầm này có đoạt giải nhất hay nhì trong kỳ thi nào đó hay không hihi).

  48. ok

    Ôi đúng quá rồi bọ ơi. Nhưng cái gì cũng phải có lễ hội chứ không thì họ tưởng Việt Nam văn hoá bốn nghìn năm thành Lào mất à. Thôi chịu khó đi cho quen bọ nhé.

    1. Hahien

      Không nên coi thường Lào như vậy.

      Nền văn hoá của họ cũng có nét rât đặc sắc riêng.

      Còn về văn hoá ứng xử, văn hoá tham gia giao thông, không hay đánh cãi chửi nhau ngoài đường… thì có lẽ ta đang kém xa nước Lào

      Xin lỗi Bọ vì cái còm có thể lạc đề

  49. hoalucbinh

    Thơ thì vậy, nhưng ít ra người ta cũng có ngày thơ chứ văn đâu có ngày nào.
    Cuốn Ký ức vụn không thả lên trời mà thả vào tài sản của em khiến em vô cùng vất vả, nào là in tặng trên mạng, nào là đọc cho người ta nghe ( đọc thế cho nhiều ng nghe 1 lúc) hết cả hơi.
    Hy vọng một ngày nào đó mình có ngày Văn Việt Nam để được coi thiên hạ nghĩ thế nào về văn, chứ văn so với thơ hơi bị đì đấy anh ạ.

    1. danchoa

      to Hoalucbinh@:

      Ngày Nhà văn không cần thiết. Ngày nào chả là ngày của các Nhà văn. Các Nhà văn không có cách này thì có cách khác để tồn tại với nghề được. Rất nhiều nhà văn sống tốt với nghề viết văn được.
      Nhưng thử hỏi là có Nhà thơ nào sống bằng thơ đâu? Tất cả đều phải sống bằng nghề khác để nuôi thơ chứ.
      Hi Hi!

  50. giundat

    Mấy ông nhạc sỹ nhà mình đúng là khéo thật, có như thế mới chạy kịp với thời đại chứ, thời thế cả pàkon ơi!

  51. talama

    Bọ lập, bài chơi thơ đáng lẽ không đưa đề tài Trung Quốc vào nhưng thấy hai báo cùng đưa một tin gống nhau, một bài của BBC thì nói Trung Quốc giảm ngân sách quốc phòng còn 7,5% còn báo vnexpress.net thì nói Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng thêm 7,5 %. Tôi thì tin BBC. Báo nhà mình ủng hộ Trung Quốc chăng.
    1. Link của BBC
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/03/100304_china_military.shtml

    2. Link của vnexpress.net

    http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/03/3BA194FE/

    1. Bò Sát Đất

      BBC: Trung Quốc tuyên bố chi tiêu quốc phòng sẽ chỉ tăng 7,5% trong năm 2010, kết thúc quá trình tăng kéo dài với hai chữ số. Họ sẽ chi khoảng 78 tỷ USD trong năm, theo thông báo của phát ngôn nhân cho phiên họp quốc hội thường niên.

      Vnexpress.net:Phát ngôn viên Đại hội nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc Lý Triệu Tinh hôm nay cho biết dự kiến ngân sách quân sự năm 2010 là 77,9 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2009.

      Để ý đến con số thì nội dung thông tin đâu có gì khác nhau.

      Cảm ơn Bác!

      BSD.

      1. talama

        Nhưng khi đọc tin thì chẳng có ai nghĩ như bác cả, đó với là câu từ và biể cảm trong tiếng việt. Nhất là cái title của bài báo thì bị sai.

      2. Bò Sát Đất

        Bác nói vậy thì tôi đồng ý với Bác 100%.

        Chúc Bác thật khỏe, để đọc báo giúp mọi người trong đó có tôi. Được chia sẻ thông tin thật là quí, vì hiện nay thời gian hiếm hơn cả vàng!

        Lần nữa, cảm ơn Bác!

        BSD.

  52. giunđất

    Thơ
    Bữa ni truyện hay người ta còn không thèm ngó tới, huống hồ chi là thơ với thẩn. Mà thơ bây chừ có giống thơ của ngày xưa mô. Toàn là những tư tưởng đã được đóng khung , nhạt nhẽo, rặc một mùi…….hihihi. Em đố các Bác đó là mùi chi????????

      1. giundat

        To:Alo
        Răng alo bao la mui giundat. Ừ, mà đúng là mùi giundat thiệt, chắc vì giundat là giundat nên giundat không nghe ra mùi của mình, hehehe

  53. Alô

    Thơ của nhà thơ nỏ hay. Thơ của lãnh đạo hay hơn, lãnh đạo càng to thì thơ càng hay. Bằng chứng là dạo ni các nhạc sỹ nhà ta mần ra tiền bằng cách toàn là phổ thơ của lãnh đạo và được lãnh đạo cát xê hào phóng bằng tiền thuế của dân

  54. tata

    Có một lần mình nghe ông Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trương Bộ GD) nói rằng:” Tôi hỏi một vị chủ tịch tỉnh về tình hình nguồn nhân lục (cử nhân) của tỉnh nhà ra sao?” thì ông ta nói:” Tỉnh tôi ngành nào cũng thiếu người, thiếu đến nghiêm trọng, chỉ duy nhất có một việc lúc nào cũng thừa là thừa người làm thơ” thế mới biết nươc ta ở đâu cũng vậy thôi, người người làm thơ, nhà nhà làm thơ, ngành ngành làm thơ, thơ là mũi nhọn, thơ luôn đi đầu trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá, thơ muôn năm.

  55. QC

    Thơ là cảm hứng, là sáng tạo. Điều kiện cần để có thơ hay là tự do tư tưởng.Cứ đi mãi “lề bên phải” nên không có thơ hay là dễ hiểu.

    1. ts

      “Thơ là cảm hứng, là sáng tạo. Điều kiện cần để có thơ hay là tự do tư tưởng.”
      còn điều kiện đủ là phải có… văn hóa và tài năng!

      1. Bò Sát Đất

        Có thể chứng minh điều kiện cần và đủ của Bác QC và ts qua cuộc đời của các nhà thơ như: Trần Dần, Phùng Quán, Hữu Loan, Quang Dũng, Văn Cao…

        Vì sao vậy?

        Bởi vì trước hết là nhân cách sống của họ ( thường phản ảnh chính xác tài năng, văn hóa, tư tưởng, cảm hứng và sáng tạo của họ) làm cho người đọc kính trọng, quí mến họ, từ đó người đọc mới có niềm tin vào thơ của họ để đọc thơ họ, cảm nhận thơ họ và vì thế thơ văn tồn tại từ khi có con người đến nay, và có lẽ mãi đến sau này nếu con người chưa bị tuyệt chủng!

        Đó là cảm nghĩ riêng của tôi thôi, có thể đúng hoặc không đúng.

        BSD.

  56. minhlythao

    một sớm mai miền Trung thanh bình/ cây cối tốt tươi đang mùa đơm hoa kết trái/ tôi thấy những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở Sơn Mỹ/ nước mắt ròng ròng tội nghiệp họ níu ríu ôm nhau”

    “những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở chứng tích Sơn Mỹ/ những da trắng da vàng da đen da đỏ/ họ đến từ đâu trên trái đất này/ có ai người Mỹ người Pháp người Nhật người Tàu và người Hàn quốc/ chiến tranh để lại đất này biết bao chứng tích đau thương”
    Thơ ni thì nên thả lên trời, vì dưới mặt đất không ai hiểu được đó là thơ.

      1. minhlythao

        Thơ viễn vông vì thế nên thả lên trời để cho trời đọc là quá đúng. Lễ hội thả thơ lên trời rất sáng tạo.

    1. toptotoe

      những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở chứng tích Sơn Mỹ/ …
      _____
      NT này có nâng tầm cảm xúc quá không đấy, tui đã đứng ở thánh địa Mỹ Sơn cùng các cô gái da trắng, da vàng, da đen ( chưa thấy da đỏ)…mà có ai ôm nhau khóc đâu? Người ta chỉ cảm phục hay ngưỡng mộ nền văn hóa xưa thôi chứ nhi!

      1. Hồng Chương

        ui cha toptotoe nhầm có chút xíu xìu xiu à.
        chứng tích Sơn Mỹ thánh địa Mỹ Sơn

        NLK mà để mấy em tây níu ríu khóc ở Mỹ Sơn thì toi ngay chứ ở đó mà được giải.

  57. minhlythao

    “Nay ở trong thơ nên có thép
    Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

    loại thơ ni bán cho nhà nước rất chạy, đây không phải là chơi thơ mà là kinh doanh thơ.

  58. Bò Sát Đất

    “Thơ không kiếm ra tiền nhưng mua được niềm vui, thế là quá đủ để các nhà thơ ném cả cuộc đời cho cuộc chơi thơ viễn vông nhưng sang trọng này”.

    Có thể đây là đặc điểm đích thực của Thơ, chính điều này làm cho Thơ trở nên ý nghĩa với cuộc sống của Con Người và có giá trị chăng?

    Tôi tự hỏi mình như vậy nhưng không biết trả lời cho câu hỏi mình đặt ra là đúng hay sai!

    BSD.

    1. giunđất

      to: BSD
      Bác muốn đúng thì nó đúng, muốn sai thì nó sai. Liệu cơm gắp mắm cả ấy mà. Giundat nghĩ, thơ với đúng nghĩa là thơ thì còn chi hay bằng, nhưng trớ trêu thay thời đại ni hắn không chấp nhận nghĩ cho mình như rứa mới đau chứ, cuộc sống bây chừ bắt buộc tâm hồn người thi sĩ không được tự do bay bổng trên bầu trời thơ, người thi sĩ phải nhìn vào thực tại cuộc sống ni để mà sống, để mà thích nghi, hichic……….

      1. Bò Sát Đất

        Tui thì nghĩ có khác một chút: Tâm hồn người Thi Sỹ đích thực thì đến Cha Mẹ, Ông Trời còn không bắt buộc được nữa là nói đến ai! Chỉ những tâm hồn nào được gọi là…thi sỹ thì họa may mới như Bác nói.

        “Bút giấy tôi ai cướp giật đi
        Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá !” (PQ).

        Thân.

        BSD.

  59. TUANLE

    Hai bài thơ: TRĂNG NGHẸN của Hoài Tường Phong và THỜI ĐẤT NƯỚC GIAN LAO của Nguyễn Việt Chiến dự thi đều được các Ban Giám khảo đánh giá là thơ hay và trao giải. Dù rằng bài THỜI ĐẤT NƯỚC GIAN LAO thì công chúng yêu thơ, nhất là những người đã trải qua chiến tranh, trực tiếp cầm súng đều thấy rằng lẽ ra còn xứng đáng được giải cao hơn. Nhưng thôi cũng không sao, vì ít ra Ban Giám khảo cũng có con mắt xanh khi thẩm định bài thơ này. Song, đùng một cái, cả 2 bài thơ trên đều bị “cấp trên” và cơ quan “có thẩm quyền” có ý kiến; mà các cơ quan và cấp trên này xem ra chẳng hiểu gì về thơ mà chỉ suy luận như thời thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước, tức là lại quay lại thời thơ khẩu hiệu, thơ tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị? sao đến thế kỷ 21 rồi mà còn vậy nhỉ, hay là lại bắt đầu một thời kỳ Nhân văn giai phẩm của thế kỷ 21 chăng? Văn nghệ Việt nam lại đến thời kỳ “trói chân” chăng? thật buồn quá bà con chiếu rượu ơi!

  60. Lạc Dân

    TRĂNG KHÔNG NGHẸN
    (giải an ủi là cái chắc)

    Mẹ sinh tôi ra vào một đêm trăng sáng
    Lúc tôi chào đời tỏ rạng một vầng trăng
    Hương gió đồng mùi lúa chín thơm thơm
    Đìa Hợp tác cá Ba sa quẫy nước

    Tôi lớn lên bằng hương đồng gió nội
    Bằng lời ru điệu hát Lý tình tang
    Ngơ ngác buổi ra thành, rồi cuộc sống dần quen
    Mười mấy năm, tôi trở thành dân phố thị

    Nhớ mẹ cha, lời thăm gửi mô bai
    Quà báo hiếu, gửi theo đường Bưu điện
    Quốc lộ thênh rhang, thay đường sông bất tiện
    Chiều mưa giăng, phà Rạch Miễu chao nghiêng

    Cầu dây giăng nối sông Hậu, sông Tiền
    Tôi tranh thủ những tháng Hè nóng nực
    Lái xe con về thăm lại quê giàu
    Bạn thuở chăn trâu, nhờ bán đất phất mau
    Chồng xe cộ, vợ con vàng rủng rỉnh

    Bỏ nhà vườn, chung cư cao ngồi tỉnh
    Quên cái thời lưng mặt bán đất , trời
    Cô bạn xưa, từng xách chai mua chịu rượu
    Giờ mắt đong đưa, mời tôi giải khát Tai gơ

    Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê
    Nay trở lại, dáng giai nhân lồng lộng
    Khoe lụa là gấm vóc, cạnh chồng sang
    Biếu mẹ cha xài đở mấy chục ngàn
    Mùa Xuân tới, con về xây biệt thự

    Khởi sắc quá, quê hương tôi trù phú
    Đồng quê hương càng lúa lắm, cá nhiều
    Niềm tự hào dâng lên biết bao nhiêu
    Nhiều gái Việt được làm dâu xứ lạ

    Chập tối vui, tôi ra sông hóng mát
    Vầng trăng lên tỏa sáng bốn phương trời
    Nhớ ngày xưa, lần lỗi hẹn đầu đời
    Nơi bến cũ, vầng trăng treo vằng vặc…

    1. Thế Nhân

      Bài thơ “Trăng không nghẹn” quá hay; không, phải nói là tuyệt vời! Bài thơ đã phản ánh đầy đủ, sâu sắc sự chuyển mình, đi lên của quê hương ta trong thời kỳ bay bổng. Ở đó, con người phấn khởi, tin tưởng vào tương lai xán lạn, luôn tự nguyện hết lòng phấn đấu phụng sự quê hương, để quê hương ngày càng giàu đẹp, trong đó có hạnh phúc của chính mình.

      Xin đa tạ tác giả Lạc Dân. Ước mong ngài Lạc Dân có thêm nhiểu sáng tác mới…

    2. toptotoe

      Trời ui, anh LD nhái thơ hay hết chỗ chê. Chỉ cần sửa lại vài câu chữ đã cho ta thấy một vùng quê trù phú, đang đổi thay, phát triển hàng ngày. Trăng thì phải sáng chứ. Đề nghị gởi gấp cho BTC cuộc thi , chắc chắn giựt giải xuất sắc.
      ( cầu Rạch miễu vừa xây xong anh ạ)

      1. Lạc Dân

        To toptotoe, vẫn còn vài lỗi anh ạ, chủ yếu đọc cho vui thôi, tui nhái tốc hành mà, he he

      2. Lạc Dân

        To Vân,
        Mèo Hen du hí miệt vườn
        Vân buồn, Vân bỏ còm luôn mấy ngày.
        Hi hi đúng không ?

      3. vananh

        @LD:

        Dân tán “Từ đầu đến Chân”
        Còn đâu để chỗ cho Vân xen vào?

        Hihi, have a nice weekend nhe!

      4. Mèo Hen

        To Lạc Dân@:
        “Mèo Hen du hí miệt vườn
        Vân buồn, Vân bỏ còm luôn mấy ngày”

        Chàng Lạc Dân tiếp cận ngay
        Vân còm tiếp bác, bác say đứ đừ!

        Hừ hừ…

      5. Lạc Dân

        To Vân Anh, hì. nhìn lại thì thấy mình “lạm còm” thật, VA nói không sai. Sẽ tự điều chỉnh.
        Mình cũng chúc Vân Anh và gia đình vui vẻ dịp cuối tuần.

      6. vananh

        hehe, LD giả bộ không hiểu Toptotoe là gì nên mới tự nhận là “lạm còm”. Khiêm tốn là tốt nhưng tự nhiên Vananh lại bị tiếng ác là nói móc bạn còm đấy! Hic!

        Chỉ tổ sướng Toptotoe đang đứng cười tủm tỉm kìa!

        Cúi tầng dzui zdẻ nhe anh Đậu Phụng Dân!

      7. Lạc Dân

        To Mèo Hen,
        Vân còm tiếp bác, bác say đứ đừ!

        Miệt vườn rượu nếp có dư
        Có say bác nhớ từ từ mà say
        Mồi ngon cũng nhắm lai rai
        Mỹ nhân cũng ngắm bên ngoài mà thôi
        Quê tôi có lệ lâu rồi
        Anh nào ngắm kỹ, được mời ở luôn
        Làm rễ, không cho về, hề hề

    3. toptotoe

      Có bài bình loạn ( xạ) của học trò, sau khi đọc hai bài thơ Trăng nghẹn ( TN ) và Trăng không nghẹn ( TKN).

      Hai bài thơ đều cho ta 2 cái nhìn về cuộc sống về miền Tây Nam bộ, trong cơn lốc hội nhập.
      Nếu như ở bài Trăng nghẹn, tác giả có cái nhìn về cuộc sống âm u hơn thì cuộc sống của nhân dân trong bài Trăng không nghẹn tràn đầy tươi sáng. Có lẽ do hoàn cảnh chào đời của tác giả. Tác giả sinh ra đêm trăng sáng sẽ có số phận khác với tác giả bài sinh vào đêm trời tối, không trăng, không sao. ( hihi)

      Chúng ta hãy cùng dõi theo số phận của 2 tác giả. Một anh ra thành mười năm, vẫn ngơ ngác, không hòa nhập với cuộc sống bon chen nơi phố chợ thì làm sao đủ tài mánh khóe kiếm ăn , làm giàu. Chẳng bù cho anh sinh vào đêm trăng sáng, anh bám trụ với cuộc sống mới và phát triển rất nhanh, và có điều kiện báo hiếu cho cha mẹ : thăm hỏi , quá cáp, xe hơi về thăm quê… Đường đã rộng, cầu đã thông nhưng không thấy anh sinh ra đêm tối trời nhắc tới ( tiêu cực quá, phải phê bình mới được).

      Cô bạn gái láng giềng với đôi mắt ướt ngày nào còn len lén nhìn trộm tác giả bài TN cũng có số phận đáng thương hơn ( chắc đông con, chồng thì nhậu nhẹt tối ngày – vì thấy cô vừa nách con bên hông, vừa đi mua rượu chịu cho chồng ). Trong khi đó đời sống của cô bạn trong bài TKN, đã có cuộc sống khá giả hơn ( từ mua rượu đế chịu, tiến lên uống bia Tiger, cho thấy cô này có vẻ là chủ quán giải khát, vì mắt biết đong đưa, chứ không ngại ngùng ngó bàn chân vì sợ bạn cám cảnh nghèo của mình……..
      ( thôi hềt hơi rồi, hết bình nổi hihihi)

      Nói cho đúng ra thì cả 2 bài Trăng nghẹn và Trăng không nghẹn đều phản ảnh đúng cuộc sống ngày nay ở miền Tây Nam bộ . Nhìn mặt tối vẫn thấy tối mà nhìn mặt sáng vẫn thấy sáng…..

      1. Lạc Dân

        Chào toptotoe,
        Lời bình của bạn thật hay
        Chứng tỏ người tài chẳng thiếu ở đây
        Đoán rằng bạn ở Miền Tây.

        Hi hi đúng không ?

    4. Ngo Thu Le

      Em thấy bài nầy có hơi hướm của “Từ thuở con lên đường xa mẹ / Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào trung”… ngậm ngùi… hi hi

  61. Bọ chét

    Còn câu thơ như sau thì nghệ thuật vị cái gì đây quý vị…
    “ Yêu biết mấy khi nghe con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Xít –Ta- Lin…”, hay” “Thương cha thương mẹ thương chồng. Thương mình thương một thương Ông thương mười…”
    Mẹ họ… thơ với thẫn… thối um trời!!!

    1. Bò Sát Đất

      Rõ rồi còn hỏi: Nghệ thuật vị Chính trị chứ còn gì nữa!

      Sự ca ngợi trơ trẽn! Tán tận lương tâm quá!

      Chẳng ai tin một điều giả dối dù gật đầu lia lịa khen hay!

      Chán mớ đời!

      BSD.

    2. nicecowboy

      LỖI TẠI THẰNG THƯ KÝ

      Ở trên’Thiên đàng’ CS, ngài ‘thánh’ thơ Tố H. sau khi đọc được còm của Bọ chét và Bò sát đất, giận run người và sai thổ địa gửi thông cáo báo chí xuống trần gian rằng, những câu thơ mà 2 còm sĩ kia trích dẫn lại, bị phê phán là tại vì lổi của thằng thơ ký đánh máy sai một , hai chữ thôi. Ngài thánh thơ T.H. đính chính lại nguyên văn các câu thơ gốc như sau :

      ĐAU biết mấy khi con tập nói (không phải là YÊU)
      Tiếng đầu lòng con gọi Stalin !

      Thương cha thương mẹ thương chồng
      Thương mình thương một, thương DÂN thương mười (không phải là ÔNG stalin đâu !)

      Hihi, như thế là hết trơ trẻn, vô liêm sĩ nhé. Đến các ‘thánh’ như ngài T.H. khi lên ‘thiên đàng’CS rồi mà cũng biết áp dụng mưu kế tại thằng thư ký của anh Q .

      1. Bò Sát Đất

        Có thật phải hai câu thơ trên là của nhà thờ Tố Hữu không vậy Bọ Chét và Nicecowboy? Tui không tin!

        Nếu quả thật là của Tố Hữu thì chít tui rồi, vì tội phạm thượng!

        Thôi, tui bò về hang ẩn mình đây!

        BSD.

      2. Bọ chét

        Mấy ai trồng khoai đất này !!! Đại thi hào nhà ta còn có những câu thơ bất hủ khác nữa kìa… có quý vị nào muốn xem nữa không? Thôi, thêm vài câu cho vui sau những ngày thịt mỡ, dưa hành phũ phê nhá!!! Xin mời…
        “Chúng bay chỉ một đường ra :
        Một là tử địa, hai là tù binh.” (HOAN HÔ CHIẾN SỸ ĐIỆN BIÊN)
        Thiệt là tréo cẳng ngỗng !!! Mới câu trên “1”, tọt xuống câu dưới lại là 2…

      3. Bò Sát Đất

        Tui kiểm tra từ nhiều nguồn đáng tin cậy rồi, đúng là của ông ta, tui thật bất ngờ!

        Sao hồi nhỏ học thơ Tố Hữu tôi không biết hè?

        Cảm ơn Bọ Chét nhiều!

        Thân.

        BSD.

      4. Mèo Hen

        To Bọ Chét: Còn hai câu này nữa cũng tréo cẳng ngỗng nè:
        “Tổ quốc ta như một con TÀU
        Mũi THUYỀN ta đó mũi Cà Mau”

        Hình như của XD, đã được TĐKhoa phát hiện và bình!
        Những nhà thơ vĩ đại, luôn có những câu thơ vĩ đại!

    3. baoluong

      Còn mấy câu này nữa:
      “Giết́ ..giết …giết bàn tay không ngừng nghỉ
      Cho ruộng đồng lúa tốt thêm xanh ”
      ——————————
      ” Bầm ơi cứ cấy đi bầm
      Xe hơi con cưỡi nhà lầu con xơi”
      ——————————–
      “Ông Lê nin ở nước Nga
      Mà sao ông đứng vườn hoa nước mình”
      ——————————

      “…Mừng lo đó, cuốn trăm vòng rối rắm
      Hết tù nhưng đời vẫn lắm xiềng gông!
      Ừ mai đây, chân lại sẽ thong dong
      Thân rảnh nhẹ không vướng còng xích nữa

      Anh lại sẽ trở về đeo kiếp thợ
      Sống hôm nay chẳng biết có ngày mai
      Hai bàn tay, ấy đó cả gia tài!
      Anh lại sẽ lần hồi đi bán dạo

      Bao tuỷ máu, mua ngày hai bữa gạo
      Với quanh năm, đôi bộ áo quần xanh.
      Thế rồi sao, còn vợ với con anh ?
      Trong mí mắt, cảnh gia đình hiện tới

      Anh lại thấy ổ nhà tranh rách rưới
      Ngoài ngoại ô, rác bẩn như chuồng heo
      Nằm soi lưng lở lói dưới ao bèo.
      Đây là góc buồng xưa trong bóng tối

      Có tiếng khóc nghe sao buồn nhức nhối
      Một đứa con ghẻ mụn bám đen ruồi
      Đang chao mình tấp tểnh đẩy tao nôi
      Để ru ngủ một thằng em quặn đói.

      Mẹ chúng nó còn lang thang bước mỏi
      Ngoài đường xa phố sáng bán chè rao
      Đó con anh và đó vợ năm nào
      Xưa đã khổ mà nay càng thêm khổ!

      Chừ anh lại để nơi đau đớn cũ
      Hết tù nhưng rồi biết tính sao đây ?

      Cứ đeo theo mà chắp nối dòng ngày
      Chỉ trôi tới một vũng lầy biết trước
      Rồi sẽ chết, ôi vô duyên vô phước
      Ngựa khô hơi quỵ gối bên đường trường!

      Chừ sao đây! Về ấp lại tình thương
      Để lưng vợ tạm nương ngày tháng lạnh
      Con đỡ đói tới khi vừa mạnh cánh
      Khỏi dầm sương dãi nắng kiếp lang thang ?

      Chừ sao đây! Kéo cờ trắng đầu hàng
      Hay chuyển sức trăm cân đầu búa sắt
      Gạt phăng hết những tình duyên nhỏ nhặt
      Để tay ghì riết chặt khối đời to ?

      Chết con ta ? Nhưng sống vạn đời thơ
      Ừ chúng cũng là con ta đó cả.
      Vợ ta chết ? Nhưng sống muôn em ả
      Nhà ta tan ? Nhưng sống vạn gia đình.

      Không, phải hy sinh, phải nhất thiết hy sinh”-he …he , anh hy sinh “dzồi tui có căn nhà 70 chục triệu VNĐ,tui phát cho anh cái giấy chứng nhận “niệt sĩ” có công “cách mạng”-mỗi tháng bà cụ anh cầm sổ đi xin “mưa móc”-hễ đứa nào nó “khoét ,ăn chặn” thì cũng đừng “bùn”,người chết là hết,có ăn được gì đâu-3 triệu người hy sinh”nận” đâu phải mình anh.
      ——————————————
      Vô cùng biết ơn nhà thơ Tố Hữu,nhờ ông mà tôi được cái giải văn chương toàn quốc thời đi học phổ thông trong nước . Cả bài văn toàn trích thơ ông-Chân thành cảm tạ nhà thơ “dzĩ đại” soi sáng đường chúng em đi đến “mặt trời chân lý chói qua tim”.

  62. hoangdung

    Trích :

    “Một khi thơ phú văn chương chưa được lòng người thì mọi trò xiển dương, tôn vinh thơ, vuốt ve thơ, truyền bá thơ dù được tổ chức khá công phu, tốn kém cũng chỉ để cho các nhà thơ tự sướng mà thôi, than ôi.”

    Thơ(poetry) được xếp thành 4 dạng:Thơ(poem),ca(ode)từ(song poem),phú(prose poem).
    Tất cả là ngôn ngữ của thi ca,từ thuở con người biết nói(spoken language)và biết ghi lại(writing language) khi diễn tả cảm xúc.Thơ,cũng như các bộ môn văn học khác,đều xuất phát từ trong lòng cuộc sống con người,trong ý niệm nghệ thuật cao cả.

    Vào thập niên 1930.Do nhu cầu phổ biến chủ nghĩa cọng sản, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn đã khởi xướng tranh luận:Duy vật hay duy tâm -Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh. Sự phân biệt và chia cắt này là yếu tính lịch sử một giai đoạn,rồi sau đó đi quá đà,ảnh hưởng sâu xa đến văn học nghệ thuật nước nhà,kìm hảm mấy chục năm và cho đến nay chưa có lối thoát.

    Thực ra,trong Thơ vốn bàng bạc cả 2 yếu tính nhân sinh và nghệ thuật này.Nhà thơ ,nếu tách bạch vấn đề khi viết,thơ sẽ không còn là thơ nữa.Chẳng hạn như bài “Trăng nghẹn”.
    Đó là thơ hiện thực xã hội,có nghệ thuật cao,đó chứ .Và số phận của nó như thế thì:Thế là thế nào?

    Cuối cùng ,ngày Hội Thơ Nguyên Tiêu là ngày truyền thống đáng quý và thi ca VN đương đại,phải như là vườn hoa muôn sắc,muôn hương,ngày một lấn át “hoa vạn thọ”,
    Và nếu sẽ như thế thì sẽ không còn : “Một khi thơ phú văn chương chưa được lòng người thì mọi trò xiển dương, tôn vinh thơ, vuốt ve thơ, truyền bá thơ dù được tổ chức khá công phu, tốn kém cũng chỉ để cho các nhà thơ tự sướng mà thôi, than ôi.”

    Và đó là niềm hy vọng lớn lao trước mắt vậy.

  63. lão ăn mày

    AM có chút ý không biết đúng sai như thế nào,nhưng vẫn muốn nói chơi chút cho nó dã rượu nha các bác.
    Xét cho cùng cái quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh mà các cụ Hải Triều,VTP… và các cụ trong nhóm TLVĐ bút chiến với nhau ngày ấy nó chỉ đơn thuần là sự bảo vệ quan điểm sáng tác của một nhóm lấy sự lãng mạn làm chuẩn sáng tác chịu ảnh hưởng của văn chương lãng mạn Pháp(TLVĐ hầu hết là dân tây học)và một nhóm khác như NCH,VTP,NC…lấy hiện thực xã hội lúc bấy giờ để làm chuẩn sáng tác.Các cụ cãi nhau chỉ vì đối lập quan điểm sáng tác mà thôi.
    Cái này phương tây nó cũng cãi lộn nhau rần rần cả hàng thế kỷ trước đó rồi(ART FOR ART OR ART FOR HUMAN)chứ thực ra tất tần tật những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ cuộc sống cho dù là lãng mạn hay hiện thực thì mục đích cuối cùng vẫn là phục vụ lại cho chính cuộc sống mà thôi(vị nhân sinh).Không tin cứ xem,bây giờ cầm các tác phẩm ngày ấy của các cụ mà đọc lại là thấy liền.
    Cái khổ nạn cho hậu thế là một thời gian sau đó kéo mãi cho tới bây giờ có một số người lại đánh tráo cái khái niệm vị nghệ thuật,rồi dùng nó để che đậy cái gì gì đó của mình ví dụ như những tác phẩm gọi là đặt hàng hay thường gọi là cúng cụ chẳng hạn….
    Một số người khác lại đánh tráo cái khái niệm vị nhân sinh để che cho một đống các loại văn thơ tạp phí lù mà bây giờ nên gọi nó là văn thơ bình dân học vụ mà nàng thơ là bị lợi dụng nhiều nhất,đến nỗi một thời có câu:Ngày xưa ra ngõ gặp anh hùng,ngày nay ra ngõ gặp toàn nhà thơ.(Cái loại thơ này AM xin được nhiều lắm,dùng để xả xì trét rất công hiệu,hôm nào có thời gian AM gởi lên vài bài các bác đọc chơi).
    Theo AM thiển nghĩ,khi sáng tác các tác giả thực thụ chỉ nghĩ đến việc tạo ra một tác phẩm dưới cái nhìn của chính mình về cuộc sống, chứ không cần quan tâm nó VỊ cái giống gì,nên ta chủ quan mà bảo rằng tác phẩm của ai đó là vị nghệ thuật hay vị nhân sinh quả thât là hơi võ đoán.
    Riêng chuyện thơ phú năm nay,AM xin bọ Lập một câu để kết vậy:
    “Một khi thơ phú văn chương chưa được lòng người thì mọi trò xiển dương, tôn vinh thơ, vuốt ve thơ, truyền bá thơ dù được tổ chức khá công phu, tốn kém cũng chỉ để cho các nhà thơ tự sướng mà thôi, than ôi.”
    Cảm ơn bọ Lập đã nói dùm cái cảm nghĩ của AM khi chứng kiến cái cảnh xảy ra ở đây.Vậy ra ngày thơ cả nước ở đâu cũng vậy.Than ôi!(Cái than ôi này cho phép AM cầm nhầm của Bọ nha)

    1. Bò Sát Đất

      AM ơi, tui và các đồng nghiệp chổ tui làm, bị xì trét liên tục. Bác có thuốc hay “dùng để xả xì trét rất công hiệu” xin cứu giúp chúng tui với!

      Bác bán trên 1 tỷ tụi tui cũng mua!

      Địa chỉ: bosatdat@gmail.com

      Đa tạ, đa tạ!

  64. danchoa

    ( Mạn phép Bọ, em xin Post bài thơ đắt nhất VN theo giá thị trường, phiên bản cũ)

    Màu tím hoa sim

    HỮU LOAN

    Nàng có ba người anh đi bộ đội
    Những em nàng
    Có em chưa biết nói
    Khi tóc nàng xanh xanh

    Tôi người Vệ quốc quân
    xa gia đình
    Yêu nàng như tình yêu em gái
    Ngày hợp hôn
    nàng không đòi may áo mới

    Tôi mặc đồ quân nhân
    đôi giày đinh
    bết bùn đất hành quân
    Nàng cười xinh xinh
    bên anh chồng độc đáo
    Tôi ở đơn vị về
    Cưới nhau xong là đi
    Từ chiến khu xa
    Nhớ về ái ngại
    Lấy chồng thời chiến binh
    Mấy người đi trở lại
    Nhỡ khi mình không về
    thì thương
    người vợ chờ
    bé bỏng chiều quê…

    Nhưng không chết
    người trai khói lửa
    Mà chết
    người gái nhỏ hậu phương
    Tôi về
    không gặp nàng
    Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
    Chiếc bình hoa ngày cưới
    thành bình hương
    tàn lạnh vây quanh

    Tóc nàng xanh xanh
    ngắn chưa đầy búi
    Em ơi giây phút cuối
    không được nghe nhau nói
    không được trông nhau một lần

    Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
    áo nàng màu tím hoa sim
    Ngày xưa
    một mình đèn khuya
    bóng nhỏ
    Nàng vá cho chồng tấm áo
    ngày xưa…

    Một chiều rừng mưa
    Ba người anh trên chiến trường đông bắc
    Được tin em gái mất
    trước tin em lấy chồng
    Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
    Đứa em nhỏ lớn lên
    Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
    Khi gió sớm thu về
    cỏ vàng chân mộ chí

    Chiều hành quân
    Qua những đồi hoa sim
    Những đồi hoa sim
    những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
    Màu tím hoa sim
    tím chiều hoang biền biệt

    Nhìn áo rách vai
    Tôi hát trong màu hoa
    Áo anh sứt chỉ đường tà
    Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

      1. Như Mai

        Ui không ngờ xưa giờ mình yêu bài này của Hữu Loan, học nằm lòng, mà bi giờ mới biết bài thơ đắt tiền đến thế

      2. Lạc Dân

        Nếu mình nhớ không lầm, cách nay mười mấy năm, một công ty
        Nhật thương lượng mua bản quyền bài thơ của cụ HL với giá khởi điểm 100 nghìn usd

    1. bachduongqt3065

      Áo anh sứt chỉ đường tà
      Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

      *****************

      Áo anh DC rách chỉ đã lâu
      Mai mượn O nớ về khâu cho cùng
      Khâu rồi anh sẽ trả công
      Đến lúc lấy chồng anh lại giúp cho

      Giúp cho một thúng xôi vò
      Một con lợn béo một vò rượu tăm
      Giúp cho đôi chiếu em nằm
      Đôi chăn em đắp , đôi tằm em đeo

      Anh Dân nghe thấy hãi hồn
      Nên sụt sịt cảm từ chiều hôm qua

      Hi Hi Hi

      1. vananh

        @BD:
        Anh Dân nghe thấy hãi hồn
        Nên sụt sịt cảm từ chiều hôm qua
        _____

        Đang vần ồn lại vẩn iêu
        Lạc Dân hồn phách liêu xiêu mất rồi!

    2. toptotoe

      Mời các bạn đọc lời tự thuật của tác giả MTHS . Bài thơ đã hay, hoàn cảnh ra đời cùa bài thơ rất lãng mạn, cảm động, số phận tác giả bài thơ rất lận đận, long đong …( giá 100 triệu cho bài thơ vào năm 2004 là không hề cao) :

      Lời tự thuật của tác giả bài thơ \”Màu Tím Hoa Sim\”

      Hữu Loan: Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.

      Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất ,bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ , tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.

      Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà. Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: \”Em chào thầy ạ!\” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một \”bà cụ non\”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..

      Có lần tôi kể chuyện \” bà cụ non\” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: \”Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu\” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi …..

      Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:
-Thầy có thích ăn sim không ?
Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuốn sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ….Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.
-Thầy ăn đi.
Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: -Ngọt quá.

      Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế!
Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì….tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!

      Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa…

      Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …

      Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em , hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….

      Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm \” soạn kịch bản\”.
Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: \” yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả\”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long,huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!

      Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.

      Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.

      Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn….Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:
Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói \”Khi tóc nàng đang xanh …\” …Tôi về không gặp nàng…

      Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim.

      Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang \”ở nhà trông vườn\” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chổ \”quê đẻ của tôi đấy\” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.

      Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : 
Chiều hành quân, qua những đồi sim
 / Những đồi sim, những đồi hoa sim / 
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
 / Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt / 
Và chiều hoang tím có chiều hoang biết / 
Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.

      Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi\” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi\”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!

      Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông … Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chổ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc?

      Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi…

      Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi.
Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!

      Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955.

      NT Hữu Loan và vợ (bà Phạm Thị Nhu)

      Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền.

      Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông .

      Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.

      Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.
 
Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.

      Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ. Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no….Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai , 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!

      Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.

      Năm 1988, tôi \” tái xuất giang hồ\” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự.
 
Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia \”lộc\” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.
 
Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác , nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.

      1. nicecowboy

        Tại sao những bài thơ xứng đáng gọi là kiệt tác, thì tác giả của nó lại có số mệnh gian truân quá như thế ? Thật là xúc động khi đọc tự sự này của nhà thơ HL. Cám ơn toptotoe trích đăng. Mà bác HC ơi, dùng từ ‘ủy mị’ cho tác giả bài thơ có chính xác lắm không ? từ này hơi tiêu cực đó. Theo NC, thì tác giả là người rất ‘đa cảm’ , ‘đa tình’ hoặc nói hiền hòa hơn nữa là ‘nhân hậu’. Thì rỏ ràng những người có tâm hồn và trái tim như thế thì mới tạo nên những vần thơ tuyệt tác như bài MTHS. ‘Dũng cảm’ thì đúng rồi, vì những người đó dám sống thật theo trái tim mình mách bảo. Đoạn tự sự của ông về duyên cớ ông đến với người vợ sau, tôi không thể kìm lòng được : vừa hận (ai ?), vừa thương (số phận cô gái), vừa khâm phục (nhà thơ). Sống như thế mới đáng sống chứ, hành động như thế mới thực là cái tát vào mặt những kẻ nhân danh lý tưởng này nọ để vùi dập số phận những người đồng loại.

        Bức xúc quá lại bứt nút rồi.

      2. toptotoe

        NC ơi, bác HC dùng từ “ủy mị” trong ngoặc mà. Bài thơ bị phê bình vì bị cho là quá ủy mị, sợ làm yếu lòng người lính nơi chiến trận…

        Khi đọc lời tự thuật của nhà thơ Hữu Mai, tôi xúc động vô cùng, và cứ bị vướng vấn mãi chuyện tình , chuyện đời của những người trong cuộc. Tôi nghĩ từ câu chuyện của nhà thơ , có thể dựng thành phim. Qua chuyện tình có thể thấy rõ các giai đoạn lịch sử nước ta… thời trước CMT8, cuộc kháng chiến chống Pháp, CCRĐ, xây dựng CNXH với HTX…
        Nghĩ đến cảnh cậu học sinh nghèo với cô tiểu thư xinh đẹp, hiền lành con nhà quan, cảnh cây đa, bến nước, cảnh giặt áo bờ sông… đã thấy hấp dẫn rồi)

      3. nicecowboy

        Trước đây ở miền nam, NC không được biết về nhà thơ Hửu Loan, nhưng biết được bài thơ MTHS rất nổi tiếng nhờ bài hát Chiều tím đồi Sim của nhạc sĩ Dũng Chinh phổ nhạc theo thơ của Hửu Loan. Có lẻ thời đấy, vì hoàn cảnh chính trị nhạy cảm, lời bài hát không hoàn toàn như bài thơ, nhưng vẫn khiến cho người nghe nhạc một cảm giác bâng khuâng bùi ngùi khó tả. Xin mời các bạn nghe lại bài hát này :

        http://mp3.baamboo.com/d/1/2444258/Nhung-Doi-Hoa-Sim-Nhu-Quynh-Mp3-

      4. QC

        Con người tuyệt vời nên làm lên những vần thơ tuyệt vời. Nhân cách lớn ở đâu em không biết, với em Hữu Loan là người như vậy.

      5. Bò Sát Đất

        Bác Toptotoe ơi, nhà thơ Hữu Loan chứ không phải nhà văn Hữu Mai đâu, chắc Bác lộn, nhưng cũng có nguyên nhân đó Bác à!
        Tôi cũng bị nhồi nhét nhiều vào sọ từ hồi phổ thông, nên nhiều khi cũng hay lộn như Bác đó. Tôi thất vọng cho những gì mình đã học từ nhỏ, tui là một thằng ngu bởi vì tôi đã quá tin vào những gì các thầy cô đã dạy cho tôi.

        Tôi bứt xúc mà không bứt nút chắc tui…chết liền!

        Bác thông cảm nghen.

        Chào Bác!

        BSD.

  65. vanthanhnhan

    Đêm Nguyên Tiêu vợ chồng tôi đi lễ chùa, tình cờ gặp ông bà thông gia cũng đi lễ cùng một chùa, ông rủ tôi ra Văn Miếu nghe Thơ, tôi từ chối vì nhiều lí do, nhưng lí do chính là tôi không thích đến chỗ đông người nhộn nhạo để nghe thơ vì thơ tôi chỉ quen đọc và suy ngẫm chứ không quen nghe.
    Ông thông gia cũng đồng ý là sẽ không đến đó để nghe thơ nữa, nhưng ông cũng vẫn đến đó để được nhìn thấy tận mặt các nhà thơ cũ mà ông yêu thích.

    Nhân đây tôi cũng xin chia sẻ cùng các bạn trên Chiếu những câu thơ tuy ngắn ngủi nhưng theo tôi là rất đáng nhớ và không thể hay hơn khi nhà thơ viết về những người thân yêu của mình.

    Viết về mẹ Chồng,
    Tôi tin rằng không ai yêu Mẹ chồng của mình như Xuân Quỳnh.

    ” Mẹ tuy không đẻ không nuôi
    Nhưng em ơn Mẹ suốt đời, chưa xong.
    ……
    Giữa ngàn hoa cỏ núi sông
    Giữa lòng thương Mẹ mênh mông không bờ
    Chắt chiu từ những ngày xưa
    Mẹ sinh anh để bây giờ cho Em”
    Đúng, mẹ chẳng được hưởng gì từ con trai của mẹ. Người được hưởng tất cả chắt chiu của mẹ là các bà vợ. Nói ra được như Xuân Quỳnh thì quả là giỏi quá.
    Chắc CÁC ANH trên chiếu cũng mong có được bà vợ yêu mẹ chồng như Xuân Quỳnh.
    Nhân ngày Mồng 8 tháng 3, xin chúc các chị, các em mãi mãi Xinh tươi, đời đời Xinh đẹp.

    Viết về Chị dâu.
    Hình như chưa có ai viết về chị Dâu mình, nhưng có một người đã viết về chị Dâu mà lại viết rất hay.

    ” Nghĩ mà thương lắm chị dâu
    Trời mưa hết gạo, mẹ đau cuối giường
    Em ngồi đôi mắt nhòa sương
    Nón tơi cắp rá ngang vườn chị đi”

    Bài thơ này của Vương Trọng.
    Bài Chị Dâu của Vương Trọng viết trong hoàn cảnh có lẽ lúc đó ông còn rất nhỏ, nhà ông rất nghèo: Trời thì mưa, Gạo thì hết, mẹ chồng thì ốm đau, em chồng thì còn nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, chồng thì không có nhà, bao nhiêu gánh nặng của gia đình nhà chồng dồn hết lên đôi vai chị Dâu. Hình ảnh chị Dâu dáng mảnh mai gày guộc, cắp chiếc rá, đội chiếc nón rách sang nhà hàng hàng xóm vay gạo. Đó phải chăng là hình ảnh chị Dâu không bao giờ phai mờ trong tâm trí nhà thơ và bao nhiêu thế hệ các ông em chồng có được một bà chị Dâu như thế.

    Viết về Nguyễn Du.
    “Tưởng rằng phận bạc Đạm Tiên
    Ai ngờ cụ Nguyễn Tiên Điền là đây
    Ngẩng Trời cao – cúi Đất dày
    Mím môi tay nắm bàn tay của mình…”
    [Bên mộ cụ Nguyễn Du]

    Bạn đã bao giờ thương và giận một điều gì đó mà bạn phải” Mím môi tay nắm bàn tay của mình” như nhà thơ Vương Trọng chưa?
    Tôi thấy chỉ có cụ Đồ Nghệ mới yêu và thương cụ Tiên Điền như thế khi cụ đứng Bên mộ Nguyễn Du.

    1. Hồng Chương

      bác VTN nhắc tới đoạn quá hay trong bài Chị Dâu của VT, tôi lại nhớ tới một truyện ngắn cực hay, đã in trong Tuyển truyện ngắn được giải của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, viết về Chị dâu. Khổ là tôi không nhớ tên truyện. Trong đó có đoạn người chị dâu gần cả đời vợ phải sống xa chồng (lính) lúc ốm nặng sắp mất muốn được chồng ôm và nói một câu ‘tôi yêu mình’.
      Có bác nào biết truyện ấy ko? Nó nằm đâu trên mạng?

  66. Thuan bai

    Chơi thơ, thưởng thức thơ cũng như âm nhạc, phải đúng tâm trạng, đúng hoàn cảnh thì mới thấy được cái hay. Những ai đang yêu thì chắc chắn những bài thơ tình nói hộ tâm trạng mình là hay. Những ai xa quê nhớ quê hương, nhớ cha me thì những bài thơ viết về quê hương, về tuổi thơ về mẹ là hay.
    Thời kháng chiến những bài thơ của Tố Hữu, cổ động cho cô du kích, người mẹ chẻo thuyền, anh lính cầm súng thì thơ Tố hữu hay ở thời kháng chiến
    Tất nhiên cũng có nhiều bài thơ bất hủ sống mãi với thời gian, chẳng hạn như bài thơ ” Màu tím hoa sim” của Nguyễn Hữu Loan mả bọ Lập bảo là bán được cả trăm triệu.
    Ngày này cuộc sống quá xô bồ, gấp gáp, chính vì vậy ít ai có thời gian để thưởng thức thơ. Tuy nhiên, nếu có thời gian rãnh, ngồi nghe những bài thơ hay đôi khi là liều thuốc tinh thần làm giảm stress trong cuộc sống. Tôi vẫn rất thích những bài thơ được ngâm trong chương trình “Tiếng thơ” của đài tiếng nói Việt nam. Thực sự, ở đó có rất nhiều bài thơ rất hay.

      1. Thuan Bai

        Mc Kemeno@
        TB không biết nhiều về thi sĩ Đinh Hùng vì sinh ra khi hiệp định Pari ký kết. TB được biết chương trình “Tao đàn” của thi sĩ Đinh Hùng là chương trình ngâm thơ của các nhà thơ miền Nam trước giải phóng. Không được nghe và chứng kiến nên TB không có ý kiến.

  67. Hồng Chương

    Bài này hay lắm và như ts nhận xét: rất … tâm trạng :).
    Tôi thích nhất đoạn ‘cực kỳ Việt nam’ sau: Vợ nhà thơ chạy ăn từng bữa, tần tảo nuôi con cực khổ vô cùng cũng không để chồng nhúng tay vào mấy việc trần tục. Chỉ cần chồng chơi thơ thật hay, con có thể đói cơm chồng không thể thiếu rượu, ngoài nhà chồng nhấp hớp rượu đọc một câu thơ, trong nhà vợ tay bịt miệng con khóc đói đòi ăn, tai vẫn nắc nỏm nghe thơ chồng, lâng lâng niềm tự hào thầm kín.
    Không biết anh Tàu, anh Nhật có thế không các bác nhỉ? Tất nhiên là nói chuyện ngày xưa, bây giờ mà thế vợ nó đấm bỏ mẹ.

    1. giunđất

      Bây giờ mà nói thế thì vợ nó ân xá cho luôn chứ đấm đá chi mệt bác HC ới ời……..

  68. Như Mai

    “Ngay cả nhà thơ đến công sở đọc thơ, nói chuyện thơ cũng thế. Xe con kính cẩn đưa đón, công chúng có cả ngàn, mỗi bước đi nhà thơ đều có kẻ lóm thóm chạy theo sau, cơm bưng rượu rót, tiếng vỗ tay ngất trời, lời cảm ơn nhà thơ nồng nàn say đắm. Đến khi nhà thơ Good bye thì dư vang cũng good bye, cuộc chơi thơ lấy lệ, đầy tính thủ tục nhân ngày abc nào đó thường diễn ra như vậy.”
    ………………….
    Đọc đoạn viết này của Bọ làm NM muốn PR ngay một bài thơ của Lê Minh Quốc:”Thơ Trong Đời”

    Nhà thơ đi làm quảng cáo
    Tâm hồn dọn sạch mộng mơ
    Thực dụng so đo tính toán
    Chi li kẻ tóc chân tơ

    Chính xác từng cen-ti-mét
    Này trang ruột, nọ trang bìa
    Hoa hồng phần trăm tính đủ
    Cộng trừ rồi lại nhân chia

    Những tưởng phen này trúng đậm
    Nhưng đời nhiều chuyện bất ngờ
    Tay tổng giám đốc hào phóng
    Chiêu đãi bữa tiệc toàn …thơ!

    Nhà thơ nghe thơ ngán ngẩm
    Trong đầu chỉ mơ đến tiền
    Ký được dăm kỳ quảng cáo
    Vợ con sẽ sướng như điên

    Này tiền thơm như áo đẹp
    Con thơ lụa mới đến trường
    Này tiền vợ đi giữa chợ
    Nụ cười cũng bớt phong sương

    Nhưng đời oái oăm đến lạ
    Tổng giám đốc giữa đời thường
    Xem tiền chỉ như cỏ rác
    Chỉ toàn nói chuyện văn chương!

    Nhà thơ đi làm quảng cáo
    Tâm hồn ngộ độc vì thơ
    Quay về nhìn lên trang báo
    Đêm ấy ngủ không nằm mơ
    ———————
    Lê Minh Quốc
    (trích trong tập “Tôi Chạy Theo Thơ”)

    1. danchoa

      NM post bài này(LMQ) phụ hoạ ý bài viết của BL là “”Chính xác từng cen-ti-mét” đấy.
      He he!

    2. toptotoe

      hehehe, nhà thơ đi làm QC, hay.Chắc tác giả có lúc phải nén mình đi làm việc này hay sao, mà nghe chua xót…

    1. danchoa

      Cảm ơn nhã ý của mongun!
      Bạn MD đã có cho bà con xem ở phía dưới rồi.
      Như vậy mongun và MD cùng chung dòng suy nghĩ.

  69. bá vành

    chuỵen phá thai chỉ dùng cho khẻ hủ hóa vở khế hoạchlàm chui làm lén sao các cốp say rồi sao làm bừa thế…….

  70. bá vành

    có lẽ dan mình sợ rụng hết răng cho nên không giám đoc thơ vì(trongthơ có thép)hay là bị cung lai sợ môt làn cây cong

    1. danchoa

      Dân mình vẫn yêu thơ, thích nghe đọc thơ và làm thơ chứ Bác. Cũng không phải vì lý do phải có ” tính chất thép” trong đấy hay qui định chặt chẽ về ” tư tưởng” đâu. Có rất nhiều lý do Bác ạ. Một phần là ai ai cũng tranh nhau làm thơ, in thơ… mà thơ hay thì ít. Phần khác thì những người được thẩm định thơ có góc nhìn khác. Một phần cũng rất quan trọng là ngày nay cuộc sống khác trước nhiều, có rất nhiều nơi, có rất nhiều trò để thư giãn thay đổi cuộc sống tinh thần. Ngoài ra nền kinh tế thị trường nghiệt ngã đã thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về đời sống của con người.
      Mấy dòng với Bác như thế, tuy chưa đủ ý. Mong Bác cảm thông.

  71. Hà Linh

    Cho nên cứ mỗi mùa hội thơ của nhà thơ tôi thường ngồi nhà ngóng ra chứ không dám đến. Tôi sợ phải gặp những nụ cười giả tạo, phải nghe tiếng vỗ tay lấy lòng, lời tán tụng bốc đồng, thói nịnh bợ truyền kiếp. Nói thật mất lòng, những trò chơi rắm rối, thoạt nhìn có vẻ sang nhưng kì thực rất quê mùa, từ lá cờ thơ đến việc thả thơ lên trời.. nhìn rõ sự cố tình sắp đặt khiên cưỡng, hơi bị tội nghiệp cho thơ, hu hu.

    Một khi thơ phú văn chương chưa được lòng người thì mọi trò xiển dương, tôn vinh thơ, vuốt ve thơ, truyền bá thơ dù được tổ chức khá công phu, tốn kém cũng chỉ để cho các nhà thơ tự sướng mà thôi, than ôi.

    ———–

    Càng “công phu, tốn kém” để đạt lấy ” những nụ cười giả tạo, tiếng vỗ tay lấy lòng,lời tán tụng bốc đồng, thói nịnh bợ truyền kiếp”, với những sắp đặt rối rắm…càng kéo độc giả ra xa thơ ra thì phải ? độc giả cần những bài thơ thực sự là thơ với lao động sáng tạo nghiêm túc Bọ hè!

    1. danchoa

      Tám năm…khốn khó của thơ ca. Hội thơ Nguyên Tiêu thực ra là Marketing cho Thơ mà thôi. Có nghĩa là các nhà thơ đã tự cho rằng thơ là một sản phẩm có tính chất thị trường. Như vậy chúng ta cũng có thể hiểu được các sản phẩm đấy ” tinh túy” đến đâu và thơ ca đang đứng ở vị thế nào trong đời sống tinh thần của người Việt đương đại.
      Rất buồn…

      1. giunđất

        to bac danchoa
        Bác nhận xét đúng quá Bác ạ, một sự thật nên chấp nhận đúng lúc và kịp thời, bàn luận chi thêm vì nó đã nồ nộ ra hết cả rồi….

  72. mucdong

    Thêm một hiện tượng Nguyễn Việt Chiến…

    “TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học – Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan “có thẩm quyền” ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. “Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được”. Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do “tôi không có gởi dự thi”. Ông khẳn định rằng “tôi đã gởi dự thi”, sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do “Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi”. Ông Phong nói “Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo”.
    Xin miễn bình luận về sự kiện nầy. Mời các bạn đọc bài thơ TRĂNG NGHẸN đã được công bố giải Nhất vừa qua.

    Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
    Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
    Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
    Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
    Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
    Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
    Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
    Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
    Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
    Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
    Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
    Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
    Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
    Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
    Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
    Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
    Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
    Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
    Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
    Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
    Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
    Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
    Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
    Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
    Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
    Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
    Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
    Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
    Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
    Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
    Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
    Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê”.
    http://dacdanhmientay.multiply.com/journal/item/177/177

    1. nicecowboy

      Bài thơ có những câu quá hay, hết sức romantic : ‘Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu, Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân’ và mặt khác , những câu tả hiện thực làm cho ta cũng phải nghẹn ngào theo tâm trạng của tác giả.

      Nhưng mà còn nghẹn hơn nữa khi được biết số phận của bài thơ và của tác giả. Nghe đâu cấp thẩm quyền ở Cần Thơ còn chính thức loại bỏ giải Nhất của bài thơ này dù nó đã được chấm bởi Ban Giám khảo .

      Nếu tác giả bài thơ chú thích rỏ quê tôi này là ở Mỹ, thì không những là được giải Nhất mà còn được Nhà Nước vinh danh , tặng giải thưởng quốc gia nữa !

      1. Minhhoang

        Minhhoang (B/O) đồng ý với NC ở các lời bình cuối “Nếu tác giả bài thơ chú thích rỏ quê tôi này là ở Mỹ, thì không những là được giải Nhất mà còn được Nhà Nước vinh danh , tặng giải thưởng quốc gia nữa !”. Câu ni thiệt hay, MH không dám mạn bàn thêm.

        Ngoài văn chương, thi phú, kinh tế, bang giao CT,… Không biết NC có hứng thú chơi…đá bóng không vậy? MH biết một nơi có nhiều người mong có được một Thủ Quân mới, các fan tuy có rời rạc từ lúc tan bầy, nhưng nay đã qui tụ được vài tay đá coi cũng được. Rất mong được sự cộng tác của Bạn. He he he.

      2. ts

        “Nhưng mà còn nghẹn hơn nữa khi được biết số phận của bài thơ và của tác giả. Nghe đâu cấp thẩm quyền ở Cần Thơ còn chính thức loại bỏ giải Nhất của bài thơ này dù nó đã được chấm bởi Ban Giám khảo . ”
        ts đọc đoạn này lại thấy… bùn cười! VN mình mà thấy chuyện này mà đã nghẹn thì…nghẹn suốt!

      3. nicecowboy

        Xin mạn phép các bọ ở đây nói chuyện riêng tí với Minh Hoàng.
        Thân chào người bạn củ, ở đây đã có khá nhiều bạn từ BO dạt qua thường trúkể từ ngày Osin mất nhà (Ôi quê hương tôi, Hai ròm, toptote, BL, NC…..) và hôm nay khá vui gặp lại MH. Thật sự, NC biết blog đó, và đã một lần nói với anh Hai ròm tại blog quê choa về việc này, nay xin nói lại với MH lần nữa : minh hiểu tấm lòng chủ blog đó, TV rất tốt, và NC cũng quý nhiều bạn trong đó. Nhưng mặt khác, NC khá mệt mỏi với những tranh luận kiểu đả kích, mĩa mai, bôi nhọ, chụp mũ … và cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn khi ở đây . NC rất cám ơn lời kêu gọi của MH gọi mình về tạm trú tại blog TV đó, nhưng mình rất tiếc. Thân chào bạn lần nữa, thỉnh thoảng MH góp ý vào đây cho vui nhé. (ke giang ho luong thien)

      4. Minhhoang

        Xin phép Bọ một lần cho MH gửi gắm tâm tư đến NC qua bài thơ của Cụ Nguyễn Khuyến, thơ rằng:

        “Bác dương thôi đã, thôi rồi
        Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
        Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
        Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
        Kính yêu từ trước đến sau,
        Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
        Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
        Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
        Có khi tầng gác cheo leo,
        Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;
        Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
        Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân,
        Có khi bàn soạn câu văn,
        Biết bao đông bích, điển phần trước sau,

        Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
        Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời;
        Bác già, tôi cũng già rồi,
        Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
        Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
        Trước ba năm gặp bác một lần;
        Cầm tay hỏi hết xa gần,
        Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,
        Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
        Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
        Làm sao bác vội về ngay,
        Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
        Ai chẳng biết chán đời là phải,
        Vội vàng sao đã mải lên tiên;
        Rượu ngon không có bạn hiền,
        Không mua không phải không tiền không mua.
        Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
        Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
        Giường kia treo cũng hững hờ,
        Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
        Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
        Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
        Tuổi già hạt lệ như sương,
        Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!” (Khóc Dương Khuê)

      5. nicecowboy

        kính gưi anh Minh Hoàng, chắc anh lớn tuổi hơn NC, nhưng gọi là bạn cũng được (bạn vong niên : kg quan tâm đến tuổi tác). bài thơ Khóc DK anh gửi đến làm tôi cảm kích xúc động lắm, nhưng hoàn cảnh chúng ta đâu đến nổi như thế, hơn nữa NC cũng đâu phải là ‘THÔI ĐÃ, THÔI RỒI’ như bác Dương Khuê, cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Chỉ là thay đổi môi trường vì hoàn cảnh thôi. Dù chưa biết mặt nhau và chỉ biết nhau trên mạng, nhưng anh hiểu và thông cảm NC như thế, tôi xem anh như người anh, người bạn quý. Thân

    2. Lạc Dân

      Bài thơ hay. Cái chất phác thật thà của cậu trai quê miệt ruộng làm nao lòng người đọc, làm xót dạ kẻ bề trên, làm thơ rơi cái bịch từ giải nhất xuống giải cá kèo, hi hi nghệ thuật vị nhân sinh

    3. danchoa

      Cảm ơn MD về những thông tin trên và về Bài thơ.

      Nhưng cũng lạ nhỉ, cấp chính quyền tại sao lại liên quan đến công việc thẩm định thơ của Hội đồng chấm?
      Liệu có xảy ra hiện tượng như tỉnh Cà Mau với Nguyễn thị Ngọc Tư không đây?

      1. mucdong

        “cấp có thẩm quyền” trong trường hợp trên không hẵn là chính quyền Bác Dân choa ạh.

    4. tinkinhte

      Đọc TRĂNG NGHẸN, không dưng thấy nghẹn buồn. Cảm ơn nhà thơ Hoài Tường Phong.

      Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
      Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
      Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
      Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê

      Ban giám khảo đã làm đúng.
      Hội Văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ gồm những ai vậy cà?

    5. vanthanhnhan

      Đọc bài thơ Trăng nghẹn của Hoài Tường Phong do Mucdong giới thiệu,
      tôi thấy rất hay và có nhiều suy ngẫm.
      Qua bài thơ tôi thấy có nhiều đoạn gợi nhớ cho tôi những vần thơ nghe quen quen.
      Thôi thì đây là Chiếu Rượu vui vẻ nên tôi cũng mạnh dạn ghi những dòng cảm tác của mình.
      Có gì không phải mong được lượng thứ.
      Vui là chính mà.
      ……………
      “Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.”
      [Trích.]
      Họa:
      “…Thôi mình trở về với quê
      Lá cao đến mấy cũng về cội thôi
      Quê nhà ta mến yêu ơi
      Đây bờ tre ta chốn ta ngồi nghêu ngao
      Đây trong mát nước kênh đào
      Tấm gương soi chẳng lừa nhau bao giờ…”
      [ Bến quê- Nguyễn Thị Thu Nguyệt vợ nhà thơ Chim Trắng]
      …………………..
      “Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
      Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
      [Trích]
      Họa:
      “Bẩy năm về trước em Mười bảy, anh mới Hai mươi trẻ nhất làng”
      [Núi Đôi- Vũ Cao]
      ……….
      “Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
      Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.”
      [Trích]
      Họa:
      “Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi”
      [Quê hương- Giang Nam]
      …………
      “Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
      Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
      Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
      [Trích]

      Họa:
      “Gặp tôi em hỏi hững hờ
      Anh chưa lấy vợ còn chờ chi ai
      Em đi trong tiếng thở dài
      Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê
      Trăng vàng đêm ấy bờ đê
      Có người đi gỡ lời thề cỏ may.”
      [ Lời thề cỏ may- Phạm Công Trứ]

    6. toptotoe

      Trăng nghẹn- Một bức tranh miền Tây đầy đủ được vẽ bằng lời!

      Tg buộc phải từ chối giải?
      Thôi rồi, lại: ” trăng Trung quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”

  73. nicecowboy

    Nghệ thuật vị nghệ thuật ? hay nghệ thuật vị nhân sinh ? Hai quan điểm khác hẳn nhau trong đánh giá văn học nghệ thuật nói chung (và thi ca nói riêng ).

    Đề tài này được bàn luận mãi cho đến nay, có thể vẫn chưa có thể thống nhất được quan điểm phê bình nào là đúng. Riêng với mạn đàm này của bọ Lập, thì NC có nhận xét (chủ quan riêng của tớ thôi nhé, nếu không phải xin bọ Lập thứ lỗi), bọ Lập nghiêng về trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật.

    Chắc cao bồi NC này cũng thế. Đánh giá văn học nói chung (thơ nói riêng) bằng 2 cây thước khác nhau, một cây thước lấy tiêu chuẩn nghệ thuật (hay, dở) để đánh giá so sánh, một cây thước lấy tiêu chuẩn chính trị (đúng, sai) để đánh giá.

    Cây thước đánh giá theo tiêu chuẩn hay dở, có lẽ trường tồn mãi với thời gian. Cây thước đánh giá theo tiêu chuẩn đúng sai, có lẽ sẽ phải thay đổi thường xuyên theo thời gian, để phù hợp với các hoàn cảnh chính trị cụ thể của mỗi thời kỳ. Vì thế, dễ dàng nhận thấy, bài thơ nào hay thì đến nay vẫn hay (như bài Tiếng Thu, của LTL chẳng hạn), nhưng bài thơ nào đúng ở thời kỳ nào đó, thì vào thời kỳ khác chưa chắc đúng (như bài : Yêu biết mấy khi con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Stalin ! của TH).

    Không dám phê bình các cây đa cây đề trong làng thơ VN xưa nay.Nhưng nghĩ lại thời quá khứ đã qua, thì thấy bây giờ các nhà văn, nhà thơ sướng thật. Thời kỳ tại VN mà văn học nghệ thuật, phải theo chủ nghĩa hiện thực xã hội (social realism), hơn nữa bắt buộc phải là hiện thực xã hội xã hội chủ nghĩa (socialist realism) mà đứng đầu và cổ xúy là cán bộ thơ T.H., lúc đó ai mà làm thơ theo khuynh hướng vị nghệ thuật thuần túy, hay hiện thực xã hội thuần túy như HL, TD và nhóm NVGP… thì chỉ dám làm thơ chui mà thôi, nếu không muốn được đi ‘học nâng cao tư tưởng’.

    Nhưng hiện nay, tình hình có vẻ ngược lại (?) ! Nhà nước có vẻ để cho thi sĩ cứ tự do làm thơ nghệ thuật, càng ít đụng chạm đến chính trị càng tốt. Có lẻ nhà nước e ngại các nhà thơ lại theo khuynh hướng hiện thực xã hội (xin nói rỏ là hiện thực xã hội, chứ không phải là hiện thực xã hội XHCN), mà hiện thực xã hội VN ta hiện nay còn nhiều mảng đen, điểm tối lắm.

    1. tinkinhte

      thơ và nhà thơ chắc không quan tâm đến nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị dân sinh đâu bác ạ. Mấy cái đó để các nhà phê bình, bình luận vẽ rắn thêm chân thôi.
      Nhà thơ thì sản xuất thơ và thơ chỉ là thơ, thế thôi. Quan trọng là là thơ được sản bằng gì? bằng công nghệ hay bằng máu thịt, bằng cuộc sống nhà thơ.

      Nhà thơ nào mà nói chơi thơ là xạo. Thơ với nhà thơ đúng nghĩa là duyên nghiệp.

      Con đường thơ đến với người thưởng thơ là trực cảm và trực ngộ. Không ý tứ,câu từ, ngữ nghĩa xiên xẹo,sáo rỗng, cong vèo nào có thể tồn tại trong một tứ thơ hay

  74. Lạc Dân

    Ở sì gòn rất nhiều văn nghệ sĩ, trong đó có nhiều nhà văn đi Café và Nhậu bằng xế hộp, trong đó chỉ có một nhà thơ mà tui biết cũng tà tà xế hộp, là bác Trần Mạnh Hảo người quen của QC, số còn lại thường thấy đi gắn máy. Hồi nẫm, ĐTQ thuở Quê Hương với Phượng Hồng lại bát phố bằng chiếc xe đạp mini, giờ lâu quá không thấy, chắc đã lên đời khi anh rất cật lực làm việc với chữ nghĩa, đã thấy nhiều bài văn hay của anh trên các báo.
    Phương Nam hào sảng lại rất yêu văn nghệ, loại hình nào cũng sống khỏe, nếu người nghệ sĩ có tài và thật sự yêu nghề.

    1. Như Mai

      Vâng, Quê Hương và Phượng Hồng nghe bảo đổi xe làm mất một phần ấn tượng về ĐTQ, hổng biết hư thực ra sao, nhưng NM nghĩ đó chỉ là vẻ bề ngoài còn thơ của nhà thơ thì vẫn còn thơ chán

    2. ts

      “ĐTQ thuở Quê Hương với Phượng Hồng lại bát phố bằng chiếc xe đạp mini, giờ lâu quá không thấy”
      Bi giờ vẫn đi mini cooper thôi!

  75. tinkinhte

    Có nhà thơ chân chính nào muốn thế đâu bọ Lập ơi.

    Dưng mà, thời buổi vàng thau lẫn lộn nên thơ, nhà thơ cũng có nhiều loại thôi mừ.

    Thời buổi này có chỗ để mà các nhà thơ “tự sướng” với nhau thế cũng là quý lắm rồi.

    Các nhà thơ chân chính, chân phụ, chân gỗ,… nhớ phải cảm ơn nhân dân đấy nhé, chí ít thì cũng có một phần những đồng tiền của dân đóng thuế dùng để tổ chức cuộc vui cho các nhà thơ.

  76. Nguyễn Tiểu Thương

    “Tờ – Hát – Ơ” kìa thế là thơ
    Ghép vần văn nói chỉ lơ mơ
    Di sản giống nòi còn Tiếng Việt
    Dấu nhiều, âm lắm dễ ghép mờ
    Phe phẩy như em còn võ vẽ
    Cửa sấm gõ thùng thả túi mơ
    Dững là thế ấy bao nhiêu triệu
    Không oai cũng xứng “Một – Thơ -Nhà”.

  77. vo duc tieu

    Thơ là nguồn cảm hứng của tác giả nó không buôc vào 1 thể loại nào,không gò bó,thơ có thể bộc phát bất cứ lúc nào,đề tài nào,thơ mà diển đạt đươc tâm tư của mình ,của xã hộivà tóm lại tất cả mọi vấn đề.Đó mới là thơ hay….Còn như loại thơ viết về 1 chủ đề mà lảnh đạo đề ra rồi khởi xướng ca tụng 1 cách gò bó,trong khuôn khổ thậm chí bắt buộc thì nghe sao được chứ dừng nói đến thưởng thức.Đôi lúc ta nghe mà cảm thấy trơ trẻn cho họ ,đó là thơ hiẹn nay của Việt Nam

    1. NGUYỄN QUANG LẬP Post author

      Còn như loại thơ viết về 1 chủ đề mà lảnh đạo đề ra rồi khởi xướng ca tụng 1 cách gò bó,trong khuôn khổ thậm chí bắt buộc thì nghe sao được chứ dừng nói đến thưởng thức.-hi hi VĐT nói phải lắm

    2. tinkinhte

      Thơ, nhạc hay tự có đường tìm đến người yêu thơ, công chúng và ngược lại. Thời gian và công chúng là thước đo giá trị đích thực của thơ. Thơ đã dở thì có tự tán dương, tự sướng hay ép buộc người khác phải thừa nhận là hay thì qua thời gian công chúng cũng cho vào sọt rác hết.

  78. Lạc Dân

    Tem cái coi, Bọ Lập nói như đi guốc cao gót trong bụng nhà thơ và người yêu thơ, he he thua.

  79. Thỉ

    Khi mọi thứ bắt buộc phải đi theo lề, văn học nghệ thuật là mặt trận thì còn gì là giá tri đích thực nữa.
    Bọ buồn là đúng rồi, nhưng tôi tin rằng có những bài thơ không được đọc trong đêm Nguyên Tiêu lại rất hay và đang nằm ở trong lòng công chúng.

  80. bachduongqt3065

    Tem thứ 6 cho Anh Dân Choa đang bị cảm vì đi miệt vườn dữ quá đấy mà, nhớ mua thuốc uống nha đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng (~_~)

    1. danchoa

      Cảm ơn BD, cũng đỡ nhiều rồi. Cứ có mặt trên Chiếu uống rượu với các Bác là phải khoẻ. Yếu là không dám ra gió! He He!

      KHông thấy VAN,DONG,HC và Bọ nói về cái vụ offline với CĐ ở Sài Ghềnh hè!

      Răng mà gọi cho Bọ mà nỏ thấy tít tít, chắc là power off cũng nên.

      Hi Hi!

      1. Hà Linh

        Ua chơ anh Danchoa bị ốm à? Em nỏ biết!
        Giờ đỡ chưa anh Danchoa?
        Bảo trọng nhá anh!

      2. danchoa

        Trời! Anh chào Hà Linh!
        Cũng sơ sơ thôi. Nhưng bây giờ thì tạm ổn. Việc nhiều, đi lại nhiều và gió máy. Nhưng vào uống rượu tốt rồi.
        Anh vẫn vào đọc trộm của em đấy. Em viết hay và đầy tính nhân văn( anh cũng thích lối nhẹ nhàng như thế, nhất là của con gái)
        Cảm ơn em đã chia sẻ.
        Hi Hi!

      3. bachduongqt3065

        Hà Linh cụa chị BD khi mô cũng … dễ thương
        Anh Dân choa cụa ai đọ khi mô cũng … dễ nhớ
        Cạ hai cộng lại thành … dễ thương nhớ (~_~)

      1. mucdong

        “Bạch Dương lấy lắm tem hè,
        5,6,7 cái cho tè Dân Choa…”
        Thỉ ngồi ,Thỉ khóc oa oa
        Tem ơi! Tem hỡi, sao ta trượt hoài…
        Hehe, cám ơn Chị Bạch…(Mucdong làm thơ con cua tặng bác Thỉ).

      2. Thỉ

        Trượt tem của bọ là thường,
        Trượt tem của chị Bạch Dương mới khùng!
        Cám ơn mucdong có cua mồi tặng Thỉ.

      3. Sao Hồng

        Thỉ@..:
        “Trượt tem của Bọ là thường,
        Trượt tem của chị Bạch Dương mới khùng”

        Hèn chi mấy bác hay lùng
        Rình tem của “chị” đến cùng… dù cu (cũ)

        He he..

    1. danchoa

      Uơ….bác Thỉ. Răng Bác lại khoóc hè!
      Loại Tem ni tui sắp gạch từ 3 giờ sáng đó, nhưng họp hành nhiều quá nên nhờ BD bên công đoàn lấy hộ. Có chi mô! Bác cứ đến sơm sớm một tid thì cũng có:
      ” Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương”
      Bác nờ!
      Khe Khe!

      1. bachduongqt3065

        Eng Thí quê miềng nếu đi thi môn ” Soi bị thóc – chọc bị gạo ” BD tin chắc eng sẽ giật giải đặc biệt đọ, răng không đoàn kết như anh em Quê Choa hè ? Anh em Quê Choa tinh thần đoàn kết cao như núi Thái Sơn, cố gắng học tập eng hỉ ? Mọi điều hay lẽ phải học không bao giờ thừa cả

    1. ts

      Tặng ex nhân dịp 8-3:
      Em xinh là một bài thơ
      Để cho các bác Quê Choa…cứng đờ.
      Thơ này để ngắm, để mơ
      Chơi thì Zhi với tê sờ lại ghen!

      1. danchoa

        ts dạo này tiến bộ quá. Cũng Ga lăng đấy. Thế này thì khối ẻm chết…như cây Si. Nhưng mà này( nói nhỏ thôi) hơi sớm đấy. Thế cuối tuần tuần tính đi với ai mà gửi hoa cho Ex sớm thế. Không sợ Hoa héo à?
        Khe Khe!

      2. ts

        Bi giờ dân văn nghệ thích đi xe hơi nên gọi ga-lăng là vô-lăng…cho nó thời thượng bác DC ạ!

    2. Như Mai

      @EX
      -chời ơi, được anh tê sờ tặng hoa sớm nhá, điệu này có vẻ như mang cả rổ rá đựng hổng hết đây.
      -lần sau ex nhớ bắt chước chị Bạch bóc tem dành phần cho NM nhen

  81. ts

    “Nhà thơ Nguyễn Duy tiếp thị thơ hơi bị giỏi, thu được khá nhiều thành công. Ông làm lịch thơ bán chạy như điên nhưng cũng chỉ được hai mùa, sang đến mùa thứ ba thì tịt ngỏm. Ông triển lãm thơ, vẽ thơ trên chum vại rổ rá, chơi thơ với ảnh, chơi thơ với hoạ, chơi cả thơ tiếng Anh dịch từ thơ cổ, xôm trò lắm nhưng chỉ đôi lần rồi cũng dần mất khách.”
    Hồi đó, có cả sự tham gia của nhà DML…thời thượng ta phết!

Đã đóng bình luận.