Bạn văn 37

Cách đây sáu bảy năm chi đó, một hôm Nguyễn Huy Thiệp mời mình đến nhà ăn cơm, nói ông đến đi, hôm nay có một nhân vật hay lắm. Mình đến, thấy một ông nho nhỏ thâm thấp đen đen ngồi nói chuyện tay bo với đám văn tài khét tiếng ba miền đầy tự tin không một chút kiêng dè, biết ngay đó là người mà Thiệp nói hay lắm.

Thiệp giao du thật lắm quái nhân, mỗi ông một nết hay, tài thật không ai lẫn với ai, ông này chắc cũng thế. Thiệp chìa tay giới thiệu với mình, nói ông này là Bảo Sinh bạn tôi, chỉ nói vâỵ thôi không nói gì thêm. Nhưng chỉ hơn mười phút sau mình biết ngay Bảo Sinh là nhà thơ Folklore trứ danh, Thiệp đã từng có bài khen, suốt buổi nhậu hôm đó chỉ ngồi nghe  Bảo Sinh đọc thơ cười lăn cười lóc.

Văn nghệ có cái hay, phàm đã thích nhau thì chỉ cần gặp một lần đã coi như quen nhau từ vạn kiếp. Mấy hôm sau Bảo Sinh đến nhà mình chơi, tặng mình bốn năm tập thơ, đọc sướng rêm. Một đời thơ người ta chỉ mong có vài câu thơ đóng đinh vào trí nhớ người đời là mừng lắm rồi, ông này có đến vài chục câu, thậm chí vài trăm câu, phục lăn.

Té ra cái câu được truyền tụng lâu nay: Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì là của Bảo Sinh, câu Vợ là cơm nguội nhà ta/ Lại là phở tái thằng cha láng giềng cũng của Bảo Sinh nốt. Nhiều câu cười  buồn, cười đau, cười đắng… vui và hay, tài. Có lẽ hay nhất câu này: Cùng chung một chuyến đò ngang/ Kẻ thì sang bến người đang: trở về/ Lái đò lái mãi thành mê/ Sang về chẳng biết mình về hay sang. Thơ như vậy mà báo chí ngại in, nghĩ cũng lạ.

Gặp nhau nhiều lần, lần nào Bảo Sinh cũng nói khi nào ông đến thăm khách sạn chó của tôi nhé. Mình bận lắm việc cù nhằng, cứ vâng vâng nhưng không đến được. Cũng tưởng là anh nói chơi thôi, làm gì có khách sạn chó nên cũng không mặn lắm chuyện thăm thú, may nhờ có Nguyễn Việt Hà kéo đến tận nhà Bảo Sinh mới ngả ngửa người, té ra có khách sạn chó thật, thất kinh luôn.

Nhà anh ở phố Trương Định, một mình cai quản cả khuôn viên rộng rinh rang, đầu ngõ treo cái biển to đùng: Khách sạn chó, thật táo gan. Mình nói chỉ riêng cái biển này cũng đủ cho người ta xách cổ anh lên phường năm lần bảy lượt, đúng không. Bảo Sinh cười hì hì, nói ôi nhiều chuyện lắm nhiều chuyện lắm.

Vào đấy mới biết người chỉ ở một góc, còn lại toàn chó mèo, đủ loại chó mèo, con bé tí bằng nắm tay, con to đùng như con nghé… Ở góc xa cuối vườn là nghĩa địa chó mèo được xây cất rất là… cung kính, hi hi. Hèn gì Bảo Sinh có biệt danh vua chó kể từ 1990, ai muốn có giống chó mèo tốt cứ hỏi anh, nhà ai có chó mèo ốm đau bệnh tật cứ hỏi anh là xong hết.

Khuôn viên được chia ra nhiều ngăn, trên các lối đi rải đá răm, thỉnh thoảng có những phiến đá xanh đựơc mài nhẵn bóng khắc thơ Bảo Sinh, thơ yêu lẫn thơ thế sự, thơ thiền lẫn thơ bố nhắng rải đều trên các phiến đá vườn nhà anh.

Cái hồ rộng chừng hai sào là thế giới hổ lốn vừa lạ vừa vui, chỗ thì ngộ nghĩnh chỗ thì đẹp mắt. Dưới hồ là dãy tượng đoàn thầy trò Đường tăng đi lấy kinh. Trên bờ có Tiên đồng Ngọc nữ, có Cửu trùng đài đắp tượng 18 vị La hán xếp thành hàng bên tường rào,  mỗi vị một bát hương, một phiến đá đề thơ Bảo Sinh. Bên này hồ là tượng Phật uy nghi, bên kia bờ hồ là tượng Bảo Sinh cũng uy nghi không kém, cả hai đều tay bắt quyết miệng nam mô, he he.

Chó và mèo, người và ngợm, phật và ma… cả một thế giới lạ hoặc giữa phố phường Hà Nội, ai đã tới thăm một lần suốt đời không thể quên. Trong cái thế giới ấy ông chủ uống rượu đọc thơ, bà chủ tụng kinh niệm phật, chó sủa gâu gâu, mèo kêu meo meo… vui hơn tết. Khu vườn chỗ cây cổ thụ toả bóng râm mát, chỗ cỏ cây bụi bờ chen chúc trong nắng vàng hoe. Mùi hoa lan, hoa nhài hoa huệ lẫn trong mùi mèo mùi chó mùi người…  vừa thơm vừa tục.

Bảo Sinh nói tôi đi bộ đội thoát chết trận là nhờ tiên nhờ Phật, ra quân thoát chết đói là  nhờ mèo nhờ chó, còn vui vẻ đến giờ là nhờ người  nhờ thơ,  người ta ơn huệ đôi ba người còn tôi mang ơn cả thế giới.

Có một chuyên anh ít kể nhưng ai hỏi anh đều kể rất vui, đấy là chuyện bố anh. Cụ là một trong những tay vẽ truyền thần đầu tiên của Hà Nội, khét tiếng một thời. Hôm Lê Thiết Cương tổ chức triển lãm tranh truyền thần, nhiều bức của cụ được bày ai cũng thích. Cụ vẽ truyền thần và làm thơ, dạy cho Bảo Sinh vẽ truyền thần và làm thơ, có lẽ dòng thơ đặc sản Bảo Sinh có ảnh hưởng nhiều từ thơ của cụ.

Đến khi nghề vẽ truyền thần hết thời cụ cũng đã già, con cháu cũng đã ăn ra làm nên, có của ăn của để thì cụ mới đi truyền bá thơ cụ. Sáng sáng cụ ra Bờ Hồ đi bộ đôi vòng rồi tập hợp các cụ ông cụ bà yêu thơ tới nghe cụ đọc thơ, cụ trả tiền nghe thơ đàng hoàng, gọi là nhuận tai.

Những người khen đúng chỗ bao giờ cũng được hưởng nhuận tai nhiều gấp đôi gấp ba người chỉ biết nghe không biết khen, hi hi. Bảo Sinh nói nhuận tai của cu lên đến mấy trăm triệu không phải chuyện bỡn. Ngày cụ chuẩn bị về trời, cụ gọi con cháu vào, tưởng là để nghe nói lời di chúc, hoá ra không, cụ hỏi thơ bố có hay không. Con cháu chẳng ai đọc thơ cụ nên lúng túng không biết nói sao, trừ Bảo Sinh, anh nói thơ bố hay lắm, con xin theo nghiệp bố. Cụ cười hắt một tiếng, nói mày là thằng có hiếu, nói xong thì đi, tay nắm chặt tay  Bảo Sinh.

Chuyện như phịa nhưng mà đúng vậy, Bảo Sinh nói tôi bỏ nghiệp truyền thần theo “nghiệp chó”, chỉ có thơ là tôi quyết nối nghiệp bố tôi, bố tôi mừng lắm, nói làm nhà thơ dân gian thôi con nhé, đừng làm nhà thơ nhà nước rách việc lắm. Bố tôi yêu thơ đến chết, chắc rồi tôi cũng yêu thơ đến chết, chỉ có một cái khác thôi… Mình hỏi khác cái gì, anh trâm ngâm không nói.

Rất lâu sau Bảo Sinh mới nói. Anh uống đủ một chầu rượu ngon, ngẩng lên nhìn trời, nói bố tôi suốt đời tôn thờ một cô gái, bức truyền thần đẹp nhất bố tôi vẽ là bức chân dung cô ấy. Cô ấy chết trẻ, kể từ đó ngày ngày bố tôi làm thơ, ra bưu điện gửi về đúng địa chỉ nơi cô ấy sống. Hơn nửa thế kỷ vật đổi sao dời, cái địa chỉ ấy chẳng còn, cụ biết nhưng cụ cứ kiên quyết không thay địa chỉ.

Mình nói thế anh tôn thờ ai, làm thơ cho ai, Bảo Sinh nói tôi tôn thờ cả thế giới, làm thơ cho cả thế giới. Rồi Bảo Sinh nhấp một chút rượu, ngâm nga: Cuối cùng tất cả chúng ta/Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân. Mình nói đó là câu thơ dọa chết hay nhất, anh mỉm cười lắc đầu, nói không không, tôi đang doạ người sống đó chứ. Và anh nhăn răng cười, cái răng sứt lộ thiên, mắt nhắm tít, đầu giật giật y chang  Đỗ Mục khi say, chẳng biết có đúng không nữa.

THƠ BẢO SINH (Trích)

-Cuối cùng tất cả chúng ta
Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân.

-Lạc trong đời đạo dắt ra
Lạc trong đạo sẽ có ma dắt vào.

-Trời đất phải sinh ra ta
Nếu không sao được gọi là hóa công
Vào ra trời đất mênh mông
Thân ta là chỗ hóa công ở nhờ

-Ra đường sợ nhất công nông
Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!

-Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái của cha láng giềng

-Ai cũng làm được nhà thơ
Ai cũng có thể “sù cơ” của mình

-Muốn đuổi khách ra khỏi nhà
Đọc thơ được giải họ ra tức thì

-Muốn cho trộm chẳng đến nhà
Đề vào trước cửa: Đây là nhà thơ

-Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang.

-Đi đái thì đứng giữa đường
Hôn nhau lại đứng sau tường để che

-Ghế thì ít, đít thì nhiều
Cho nên đấu đá là điều tất nhiên

-Ba lạng ở chốn động tiên
Thừa chỗ đủ để cưỡi lên vạn người

-Im lặng vợ bảo giận gì
Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ

-Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai

-Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn

-Muốn so thơ dở thơ hay
So bồ của họ biết ngay thôi mà…

-Suốt đời chỉ yêu một người
Bệnh ấy còn nặng gấp mười ung thư

255 thoughts on “Bạn văn 37

  1. Pingback: Diễn (bis) « Tưởng Năng Tiến

  2. Pingback: TƯỞNG NĂNG TIẾN – DIỄN (BIS) « Q U Y Ê N B O O K – nna

  3. Pingback: Diễn (bis) « Freelecongdinh's Blog

  4. Pingback: lãnh đạo CSVN: Diễn dở, nhưng diễn dai, diễn hoài « Ledienduc's Blog

  5. Pingback: Tưởng Năng Tiến – Diễn (bis) : talawas blog

  6. Nguyễn Thủy

    Hiiiiiiii, hóa ra em được nghe thầy kể về chú Sinh này rồi. Nhưng lần này đọc mới nhớ được nhiều câu thơ thú vị quá đi mất!

  7. Duan

    Duan nhớ câu: “Chúng ta rồi cũng sẽ già/Sẽ lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân…” trong một bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh mà? Không biết là của ai, thực hư thế nào vậy Bọ? Dạo này trí nhớ kém, nhớ lung tung quá, nhờ các bác, các chú, các Bọ… nhắc dùm…!

  8. luoicao_rau

    xin lỗi bác, có phải bác Bảo Sinh này là bác Bảo Sinh cty VIVAMI ngày trước ở phố Điện Biên Phủ ko ạ

  9. CÀ NHÔNG

    Mình cũng góp vài bài Folklores cho vui
    KIẾP SAU1
    Kiếp sau xin hóa gà cồ
    Để đi đập mái mấy cô gần nhà

    KIẾP SAU 2
    “Kiếp sau xin chớ làm người”
    Làm con heo nọc cho người ta thuê
    Trứng gà trứng vịt ăn mê
    Đi nhảy người đón đi về người đưa
    Bao nhiêu heo nái cũng vừa
    Cứ ăn uống sướng không chừa một con

  10. Nụ Cười

    -Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
    Cho nên được gọi là khôn hơn người
    Em xinh đâu bởi nụ cười
    Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn

    => Ri thì cứ tự tin mờ sống thôi, hii…

    Muốn so thơ dở thơ hay
    So bồ của họ biết ngay thôi mà…

    => Chưa hiểu lắm nơi.

    * Nói chung bạn văn của bọ nhiều người rất tài giỏi và tốt tính dưng chưa thấy ai đẹp giai bằng bọ ^^ 😀

  11. Quý Bà Rất Xinh Đẹp

    – Trước cứ băn khoăn không biết ai đã nghĩ ra những câu thơ dân giã mà sắc sảo, đọc đáo như thế. Mãi sau mới biết có một nhà thơ tên là BS viết lên những vần thơ rất dân gian và rất BS.

    – Cho đến bây giờ chưa nhà văn VN nào viết chân dung hay bằng bọ (vì người ta thường viết nếu rất thật rất người thì ít văn mà rất văn thì chưa thật chưa người …, hi hi … ^^ )

  12. gia lĩnh

    BÁC LẬP đừng chửi em nghe sao ho không đưa bài hát của cố nhac sĩ TRỊNH CÔNG SƠN (khắp bốn phương trời ta vế đây chung vui)làm quốc ca bac nhỉ em thấy bài hát quá đạt về tínhrất sâu sắc hùng hồn lẩn tính đoàn kết

  13. gia lĩnh

    gl đại cảm ơn ANNAMchỉ máy chử của ANNAM mà cho tôi cả kho hồi tưởngthời kỳ ăn bo bo thật con mắt của nhà thơ nhìn thấu tam địa của bôn lừa phỉnh nhưng vì lòng yêu nước thôi.lần nữa xin chucANNAM môt ly

  14. KênhKia

    Nghe nói Nguyễn Bảo Sinh từng là võ sư Judo. Về hỗn danh là cũng duyên do từ chuyện có thật:
    Hồi bé, vốn tính ngỗ ngược, thân phụ ông là cụ Nguyễn Hữu Mão có lần tức giận bảo rằng:
    – Lớn lên thì chó nuôi mày!
    Một lời là một vận vào! Lời nguyền của người cha tự nhiên vận vào số phận đứa con. Từ nhiều năm nay Nguyễn Bảo Sinh vẫn sống bằng nghề nuôi chó mèo cảnh, nuôi gà chọi, cũng có khi làm hậu cần cho các xới chọi gà khắp một vùng nội ngoại thành Hà Nội.

    Làm thơ, nuôi chó, chọi gà
    Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
    Suốt ngày nửa tỉnh, nửa mơ
    Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà!

    Không những làm thơ như một nhà thơ dân gian, NBS còn viết một số tản văn đậm chất thiền. Xin gới thiệu với bà con một bài như thế tui chép được từ táp chí “Người Hà Nội cuối tuấn”

    THIỀN NHÂN BÁI TỔ ĐẦU XUÂN

    “ Chín phương trời vái lạy lên cao
    Trời ở ngoài thân lễ hướng nào
    Chắp tay người vái mười phương phật
    Phật ở trong tâm lạy hướng nào”

    Đầu xuân, thiền nhân đến bái tổ, cũng như người theo đạo Hồi đến thánh địa Mecca của Ả Rập Xê Út để tỏ lòng tín ngưỡng với thánh Ala

    Đạo Phật có trước khi Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni ra đời. Sức hút Newton có trước Newton. Phật tổ và Newton tìm ra đạo phật, sức hút của trái đất trước mọi người, theo thuyết thập nhị nhân duyên, luân hồi sáu nẻo.

    Vạn pháp trong vũ trụ đều có phật tính. Từ hòn đá có thể biến thành con khỉ, con khỉ biến thành Tề Thiên Đại Thánh, rồi thành đấu chiến thắng Phật. Thiền sư Triều Châu nói pháp: “ Con chó cũng có phật tính”. Đức giáo hoàng dạy: “Con mèo cũng có tâm hồn” . Thánh Ala khi thấy con mèo nằm trên vạt áo mình đã cắt lại vạt áo để dành cho mèo làm tấm đệm. Trong truyện “Liêu Trai Chí Dị” của nhà văn Bồ Tùng Linh, những cây hoa cũng có thể biến thành mỹ nhân để cùng con người giao hoan mộc cách cực lạc. Truyện “ Hồng Lâu Mộng” của nhà văn Tào Tuyết Cần thì Bảo Ngọc và Đại Ngọc là hòn đá và cây hoa đầu thai xuống trần gian để trả nợ tình trong chốn hồng trần. Khi trả hết nợ tình thì Bảo Ngọc và Đại Ngọc lại trở về nơi Bồng lai tiên cảnh.

    Thuyết “tề đồng vật ngã” của nhà phật, của Lão Trang coi vật và người đều là một: “Khi mê người chỉ là người/ Ngộ rồi mới biết trong người có con/ Khi mê con chỉ là con/ Ngộ rồi mới biết trong con có người”.

    Nghĩa là phật tính có trong vạn pháp trước khi loài người ra đời, vạn pháp có phật tính là có thiền tính. Cho nên, phật tính có trong tâm chúng sinh trước khi Phật Tổ Như Lai ra đời.

    Vậy, tổ của ngành thiền chính là chúng sinh, hay ta có thể hiểu đó là thiền dân gian. Phật Tổ Như Lai là nhị tổ thiền của Ấn Độ. Trước kia, ta xếp Ma Ha Ca Diếp là nhị tổ thiền thì nay ta coi như là tam tổ thiền.

    Đệ tử hỏi thiền sư:

    – Phật Bà Quán Thế Âm chắp tay niệm ai ?

    Thiền sư bảo:

    – Phật Bà Quán Thế Âm niệm Phật Bà Quán Thế Âm.

    Nghĩa là chúng ta niệm chính phật tại tâm của ta, chúng ta niệm chính chúng ta. Vì Phật tại tâm và Phật A Di Đà đều cùng một đơn vị Phật, là đồng nhất thể và Phật tại tâm là cội nguồn của Phật A Di Đà. Thiền tâm sẽ ngộ được ta vừa là cái đang tìm, vừa là cái được tìm: “ Sư cụ tìm tâm trong khói nhang/ Trong hơi chùa cổ mơ màng thâm u/ Tôi đi gõ cửa tìm sư/ Quy y tam bảo thấy sư đang tìm”.

    Phật ngay trong ta, thiền ngay trong ta. Thân ta là chùa, Phật tại tâm, vì ta vô minh nên đi tìm cái ảo tưởng.

    Chuyện xưa kể, nhà vua tổ chức cuộc thi cho một nhà bác học, một nhà triết học và một thiền sư. Nhà vua nhốt cả ba vào căn nhà và bảo xem ai có tài mở khóa ra được. Nhà bác học suy nghĩ mung lung, tìm cách sáng tạo ra một phòng thí nghiệm để chế tạo ra cách sản xuất chìa khóa. Nghĩ đến gầy tọp người mà vẫn chưa thực hiện được việc mở khóa. Còn nhà triết học đang đọc sách để tìm cách hiểu nguồn gốc của khóa là gì. Từ cổ chí kim, loài người làm thế nào để mở được khóa?… Nghĩ đến đầu bac mà vẫn chưa làm sao tìm cách mở được khóa cửa. Còn thiền sư thì ung dung đứng dậy ra mở cửa, rồi đi ra ngoài lĩnh thưởng. Vì thực ra, cái cửa đó vua chỉ dọa chứ không hề khóa lại.

    Vậy, thiền là ta sống một cách tự nhiên. Đó là chìa khóa để ta mở cửa đi vào thiền viện.

    Thiền dân gian có công án rất vi diệu, còn vi diệu hơn cả công án thiền vĩ đại cùa thiền bác học trong công án thiền bức tranh “chăn trâu”. Đó là công án thiền: “Con vỏi con voi/ Cái vòi đi trước/ Hai chân trước đi trước/ Hai chân sau đi sau/ Còn cái đuôi đi sau rốt”.

    Công án thiền này dạy con người ngộ được quy luật tự nhiên. Biết bao kẻ duy ý chí để hai chân sau đi trước, hai chân trước đi sau thì lộn tùng nhào là cái chắc. Hai chân sau đi trước, tỷ như kẻ xây nhà lại muốn xây từ nóc trở xuống. Hoặc như cách giáo dục của nhà trường chỉ thích thành tích, thích văn bằng hư danh, nên đã có cách học ngược đời: hai chân sau đi trước, hai chân trước đi sau. Khi học cấp một thì nhồi nhét đủ thứ vô bổ cho trẻ con. Cấp hai bắt học đến bội thực. Cấp ba học đến chết để thi đỗ vào đại học. Khi vào đại học thì lại học bê trễ, coi như đã mãn nguyện. Đến khi ra trường thì làm việc vớ vẩn.

    Còn ở các nước khác thì họ học theo quy luật hai chân trước đi trước, hai chân sau đi sau nghĩa là: cấp một chơi là chính; cấp hai vừa học vừa chơi; cấp ba bắt đầu tập trung học; đại học thì học say sưa; khi ra đời thì làm việc hết mình.

    Cách học trái với quy luật này dẫn đến bằng cấp của ta không được nước ngoài công nhận. Giáo sư, tiến sĩ của ta sang nước ngoài đều phải học lại từ đầu, vì ta để hai chân sau đi trước: “Còn bé thì ép chín non/ Lớn lên lại bị mài tròn như bi/ Vắt sức chỉ để đi thi/ Ra đời đấu thật lại đi giật lùi”

    Để diễn tả luật vô thường của vũ trụ, thiền dân gian có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Đó là thời của kinh dịch.

    Dân gian ta có chuyện một người cả đời say mê yêu thích chó, yêu chó hơn cả yêu người. Khi ta chết xuống Âm phủ để chuẩn bị đầu thai lên làm người. Tất cả mọi linh hồn người chết đều phải húp bát cháo lú để quên đi tiền kiếp, để sống lại từ đứa trẻ thơ thành người già cả theo quy luật của Tạo hóa là “sinh, lão, bệnh, tử”. Song, vì đàn chó ngao đền đáp ơn xưa anh yêu thích chó, nên đã ăn hết bát cháo lú của anh. Khi anh ta đầu thai làm người, anh ta nhớ rất rõ kiếp trước. Mới ba tuổi mà anh ta đã kể vanh vách mọi chuyện của người lớn. Anh bảo bố mẹ anh ta là cháu, vì anh chơi với mẹ của bố anh ta. Anh gặp những người già cả trong làng coi là bạn và kể vanh vách mọi chuyện đánh đinh, đánh đáo thuở xưa với họ. Ai cũng cho là anh ta điên khùng. Anh ta đi lang thang và nhảy xuống sông chết. Lần này, linh hồn anh ta gặp lại lũ chó, lũ chó nghe anh kể sự đau khổ của mình trên trần gian vì nhớ quá rõ kiếp trước, vì không được ăn bát cháo lú. Lần này, lũ chó để cho anh húp bát cháo lú cho thuận với lẽ luân hồi của Tạo hóa, để hai chân trước đi trước.

    Câu chuyện dân gian trên là công án thiền. Thiền là sự sống tự nhiên, như nhiên theo quy luật của Tạo hóa, đó là đạo. Những đứa trẻ thần đồng, hoặc cha mẹ muốn bắt con cái là thần đồng đều trái với quy luật của Tạo hóa, tấy sẽ gây phiền não. Chúng ta cần thiền trong giáo dục con cái, đừng bắt đứa trẻ sống như ông già, ông già sống như thanh niên là trái với đạo trời. Ta không nên ăn cắp tuổi thơ của đứa trẻ: “Người theo đất/ Đất theo trời/ Trời theo đạo/ Đạo ngây thơ/ Khi đi qua của nhà thờ/ Hãy đi như đứa trẻ thơ về nhà”.

    Tâm ngây thơ là tâm thiền. Đức chúa jêsu dạy: “Các con hãy đi vào ngôi nhà của chúa như đứa trẻ thơ”. Chỉ vì duy ý chí, chỉ vì: “Đọc quá nhiều sách vào mình/ Không tiêu hóa được cũng thành ung thư”.

    Nên trong câu chuyện cổ của nhà văn Đan Mạch An Đéc Xen, triều đình đã không nhìn thẳng thắn ông vua của mình đang cởi trần. Chỉ có đứa trẻ vì không bị chấp trước, tâm trong sáng như thiền định nên đã hoát ngộ thấy chân lí, hét to: “Hoàng đế cởi trần!”. Tiếng hét của đứa trẻ thơ đã phá vỡ màn vô minh của kẻ duy ý chí, để họ ngộ ra chân lí: đây là ông vua cởi trần. “Màn trí thức vá chằng, vá đụp/ Mảnh Soutien cạnh miếng cà sa/ Chỉ còn cách quên đi mà ngắm/ Ta mới nhìn được thấy trời xa”.

    Người ta cảm phục sát đất khi thấy nhà triết học phơi đầy sân sách và chê vị thiền sư trong nhà chẳng có quyển sách nào để đọc, chắc là trí thức cũng nghèo nàn. Hôm sau, mọi người thấy thiền sư nằm giữa sân để phơi bụng. Mọi người thấy lạ, xúm vào hỏi và phì cười khi thấy thiền sư bảo phơi sách mà nhìn hết sân lại chẳng thấy quyển sách nào. Thiền sư chậm rãi nói: “Thân ta đây chứa đủ nghìn vạn cuốn sách”: “Gió chẳng đường đi mà cũng đến/ Mình không cầu nguyện tự nhiên sinh/ Mỗi người là bộ kinh vô tự/ Xin đừng tụng niệm tự vô kinh”.

    Thân chúng ta chứa đủ 84000 pháp môn đạo phật.

    Dân gian Pháp có câu kinh rất huyền diệu : “C’est la vie – đời là như thế. Câu mật chú thiền tông tối thượng thừa trực ngộ thấy chân như: chấp nhận cuộc đời như con mắt thái cực, mà thiền gọi là huệ nhãn, thấy cái toàn thể, thấy đời có cả sáng lẫn tối, tâm sẽ tịnh, tuệ sẽ sáng. C’est la vie, đời là khối tinh khiết, ta đừng có oán trách, lấy lí trí làm vẩn đục cuộc đời bằng thị phi. Tâm thiền nằm trong thị phi, mà thoát khỏi thị phi, vì thiền nhân ngộ luật nhân duyên: “Cơ trời đóng mở ra vào/ Đừng đem nhân tạo thay vào nhân duyên/ Đời là tinh khiết tự nhiên/ Đừng bôi một chữ, một tên gì vào”.

    Trong bộ phim “Đến thượng đế cũng phải cười” mô tả một bộ lạc sống trong rừng sâu, không va chạm với lí trí. Bộ tộc này sống như thiên nhiên, tâm họ hòa vào Tạo hóa thành cái một. Họ là thiền nhân như thể trời đất. Họ sống trong cực lạc, niết bàn. Bỗng một lần, trên máy bay đánh rơi xuống một cái chai. Thế là bộ lạc này dùng cái chai để làm chày giã thức ăn. Và sự tranh chấp cái chai này diễn ra ngày càng căng thẳng. Bộ tộc này từ chỗ sống vô ngã như đức Phật, như thượng đế, chỉ vì tranh chấp cái chai nên lòng tham, sân, si nổi dậy. Ái dục đã đẩy bộ lạc này đến mâu thuẫn đầy bản ngã, dìm họ vào bể khổ.

    Sau đó, bộ lạc này bị thế giới văn minh xâm nhập vào. Ở đây, ta thấy rõ sự so sánh giữa thiền tính của con người hòa nhập với thiên nhiên trong cuộc sống niết bàn, đã bị cuộc sống văn minh duy ý chí của con người đẩy vào vô minh và chìm vào bể khổ. Bản tính con người là thiền, “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Duy ý chí của xã hội văn minh đã phá vỡ thế quân bình của loài người, làm náo động thiền định tâm linh.

    Nhân vật chính của bộ lạc trong phim “Đến thượng đế cũng phải cười” được mời đến xã hội văn minh, được quay phim, chụp ảnh, uống rượu tây, ăn pho mát và được lăng xê lên chín tầng mây. Từ chỗ tâm thiền chuyển sang bị sốc, rối loạn tâm linh, diễn viên chính đóng bộ phim này đã vỡ tim, đột tử.

  15. toptotoe

    Em cứ nghĩ trường hợp nhà thơ BS thì ” NGƯỜI NUÔI CHÓ HAY CHÓ NUÔI NGƯỜI” ? hihi

  16. gia lĩnh

    cảm ơn thật sự bác QUANG LẬPđã cho cả nhà em một trận cười thỏa thích một lối nghỉ nhân văn về cuộc sốngkhi bac đưthơ của bảo sinh lên qua đây em xin hỏi bác tý bài thơ này của ai hồi ở hà nội em thuộc đến giờ đã 40 năm mà vẩn không biết tác giả .
    ha,ha ha
    nhà thuê dăm bảy thước
    lương lĩnh mấy chục đồng
    có mấy giá sách
    nào chuyện náo thơ
    lỗm ngỗm góc góc phòng nào chai ,nào lọ
    hộp thưốc lá làm bằng nhôm phản lực
    hàng huê kỳ lắm đứa đều ưa
    gò ông bơ đun nướcpha trà thơ ngân vang chất thép
    quang năm gối toàn sách mác -lê
    mới biết đỏ từ gốc tóc
    đêm mùa đông trải bằng báo chí
    lẽ nào chử chẳng thấm ra
    thương kẻ nghèo ích công ít của
    ai thèm chẳng tới nhà
    nàng thơ thường gõ cựa
    ha ha
    nhà trống hất ba gian thơ ngâm tràn ba bữa
    mới hay rằng cái có mà không
    càng ngẫm nghĩ cái không mà lại có
    giàu như MỸ chưa hẳn đã sang
    nghèo như TA chắc ghìđã khó
    tiềnthiên hạ chi lac
    ta biết thanh bần
    hậu thiên hạ chi iu
    ta là triệu phú
    bọn chúng còn nghèo nhân phẩm
    ai đến vay chúng tớ cho vay
    vay nhân phẩm trả bằng nhan phẩm
    há chẳng cần lãi me đẻ ra con
    chia đau thương cho bớt đau thương
    sao chẳng biết lá lành đùm lách
    nghèo mà để dân giàu nước mạnh
    ấy nghèo thảo nghèo thơm
    khổ để kẻ trọng người thương
    ấy khổ cao khổ quý
    an bần lạc đạo
    ngừoi cách mạngđạo đức phải còn
    nghĩa kẻ sĩ lúc nào chẳng có,,,,
    dothuộc từ truyền miệng có sai sốt nếu bácLẬP có tư liệu đưa lên blog quechoa cho nhờ xin da tạ

    1. Anna M

      Bài thơ này đã được đăng trên tạp chí Sân Khấu vào khoảng năm 76-77 của thiên niên kỷ trước. Bạn vào thư viện tìm đọc nguyên bản chắc sẽ tìm ra tên tác giả. Nghe đâu tác giả và ban biên tập tạp chí cũng bị cạo ra trò vì bài thơ này.

  17. namcua

    Nhờ bác quechoa xác định dùm mấy câu sau đây có phải của nhà thơ Bảo Sinh không mà em thấy hay ra phết:

    -Sáu mươi tuổi mới dậy thì
    Bảy mươi là mới tập đi vào đời

    – Tám mươi mới biết được yêu
    Chín mươi đã biết được nhiều điều hay

    -Một trăm theo gót ông bà
    Bay lên nóc tủ ngắm gà chổng mông

  18. Pingback: Tin 1-4-2010 « BA SÀM

  19. vanbaovan

    BẢO SINH ĐƯỢC VU VẠ

    Mình thấy Bảo Sinh cũng hay được… vu oan. Ví dụ cái câu “Vợ tôi dở dại dở khôn – Ngày dăm bảy bận dí L… vào thơ” là cúa người khác, cũng được “vu” cho Bảo Sinh. Rồi câu “Ra đường sợ nhất công nông – Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì” cũng vậy. Câu này ban đầu là “Ra đường sợ nhất công nông – Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Đã có một tờ báo in cách đây chục năm trong bài phóng sự Kinh hoàng những nẻo đường quê – Bài này được giửi thưởng của UBAT GT. Và quả thật, chữ “mặc” hay hơn chữ “nói” rất nhiều.
    Tuy nhiên, lão Sinh được bạn bè quý mến, bị “vu oan” cho niềm vinh quang đó thôi chứ có bao giờ lão nhận đâu. Lão chẳng nói có mà cũng chẳng nói không. Văn học dân gian là vậy. Người bị “mất” cũng vui, mọi người cùng vui.

    Thế nhưng chuyện này thì không vui được. Đấy là câu
    “Cuối cùng tất cả chúng ta
    Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân” theo BL là của BS. Thế nhưng giấy trắng mực đen, nó lại là câu kết trong bài thơ Chuyện đời của Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc. Chuyện này nen làm rõ, tránh cho BS tiếng không hay đồng thời tránh cho LCN tội đạo thơ.
    Chuyện đời
    (Lê Cảnh Nhạc)

    Chén trăng dốc cạn chuyện đời
    Ngẫm trong phúc họa luân hồi sâu xa
    Giúp người,ông Lộc cho quà
    Hại người,ông Thọ xây nhà cõi âm
    Cái cho,cái được xoay vần
    “Của thiên trả địa” luật nhân quả rồi
    Dẫu ba vạn sáu ngàn ngày
    Trăm năm chớp mắt mảnh đời phù du
    Sang hèn cũng một nấm mồ
    Chán cơm,thèm đất án thờ thưởng hương
    Một đời toan tính xênh xang
    Bao nhiêu danh lợi đa mang về nhà
    Mốt mai theo gót ông bà
    Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân.

    Và đoạn dưới đây trên CAND ngày 17/6/2009.
    “Văn học dân gian hiện đại cũng thể hiện sự lạc quan vượt lên những cảnh ngộ bất hạnh qua những câu thơ tự trào nhìn cái chết qua lăng kính của văn hóa khỏa thân:

    Vui đi kẻo nữa chết già
    Ngồi trên nóc tủ ngắm gà khỏa thân

    Đó là những câu thơ vui của người dân Thái Bình ở một làng có nhiều người bị trọng bệnh vì hậu quả chất độc da cam. Không phải ai cũng có nhãn quan hài hước để nhìn ra cái sự cởi truồng của con gà cúng, nhất là những người đang sống cận kề cái chết. Phải có một cái nhìn lạc quan, minh triết, một tâm thế giải thiêng hậu hiện đại mới có thể nhìn vật thờ thanh cao kia như sinh vật khỏa thân để người chết tiếp tục sống với cái nhìn trần thế! Triết lý khỏa thân của người Việt tỏ ra có sức mạnh xuyên tường, xuyên qua mọi cách biệt âm dương và xã hội để kết nối sự sống và cái chết, con người và con vật, kẻ cùng đinh không manh khố rách và bậc quyền quý quần áo đầy kho.

    Có lẽ, cái định nghĩa con người là động vật biết mặc quần áo nên đổi thành: con người là động vật biết tìm ra những lý do, lý thuyết cho cái sự trần truồng
    Đỗ Minh Tuấn

  20. Kim Dung

    Chào Bọ và các bác buổi sáng Ngày Cá Tháng tư!

    To@Em Xinh: Nếu đúng là Nhà nước truy tặng cho Nhà thơ Hữu Loan giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật thì vui quá. Chắc Cụ nơi suối vàng sẽ mỉm cười, thanh thản- cái cười của Hữu Loan…Nhưng giá những người có tài, có đức, có nhân cách thực sự được mỉm cười thanh thản khi còn sống trên dương thế, thì hay hơn nhiều, Em xinh nhỉ.

    Cảm ơn Em Xinh nhé. Đúng là EX có khác. Đến cái com cũng xinh.

    Thảo nào mà Zhi nhà ta cứ say như “đố điểu”

  21. phong

    Xin phép làm phiền Bọ một chút nếu
    không
    dược Bọ xoa’đi Tin tặc nhắm vào những người bất đồng chính kiến Việt Nam

    George Kurtz
    Tqvn2004 chuyển ngữ
    Theo McAfee’s Security Insight Blog
    Những ai sử dụng bộ gõ VPSKeys xin nhanh chóng kiểm tra máy tính của mình, để xem có bị nhiễm mã độc hay không…

    Tin liên quan:
    Vài dòng về Tấn công từ chối dịch vụ (DoS)
    Cho đến thời điểm này, các bạn có thể đã đọc bài viết trên Google Blog nói về các vụ tấn công có chủ ý chống lại máy tính của những người bất đồng chính kiến Việt Nam. Mạng botnet, được McAfee phát hiện khi điều tra về Chiến dịch Aurora, đã sử dụng những máy tính bị nhiễm mã độc vào một chiến dịch được coi là có mưu đồ chính trị. McAfee đã chia sẻ kết quả điều tra của mình với Google trong quá trình tìm hiểu sự việc.

    Những kẻ tấn công đã tạo ra mạng botnet bằng phần mềm độc hại giả dạng một chương trình gõ tiếng Việt trên Windows. Chương trình gõ tiếng Việt này có tên là VPSKeys, là một chương trình khá phổ biến trong cộng đồng người Việt sử dụng hệ điều hành Windows, và là chương trình cần thiết để gõ tiếng Việt trên nhiều phần mềm Windows khác.

    Mã độc giả dạng chương trình gõ tiếng Việt này, sau khi được cài đặt vào máy tính, sẽ biến máy tính đó thành một phần của botnet, nhận lệnh từ những hệ thống điều khiển nằm ở trên toàn thế giới. Những hệ thống điều khiển này được điều khiển từ xa chủ yếu bằng IP xuất phát từ trong Việt Nam.

    Chúng tôi nghi ngờ nỗ lực tạo dựng mạng botnet này bắt đầu từ cuối năm 2009, trùng hợp với vụ tấn công Chiến Dịch Aurora. Khi phòng nghiên cứu của McAfee tìm hiểu mã độc liên quan đến Chiến dịch Aurora, chúng tôi tin rằng hai vụ tấn công này không liên quan đến nhau. Mã đọc trong phần mềm VPSKeys đơn giản hơn nhiều so với mã độc của Chiến dịch Aurora. Đây chỉ là một mã bot thường thấy, được dùng để lây nhiễm các máy tính và tạo ra cuộc tấn công từ chối dịch vụ, giám sát máy tính bị lây nhiễm và dùng vào một số mục đích bất minh khác.

    Chúng tôi tin rằng những kẻ tấn công đã đầu tiên chiếm quyền kiểm soát trang http://www.vps.org, trang web của Hội Chuyên Gia Việt Nam (Vietnamese Professionals Society – VPS), và thay bản cài đặt chính thống bằng bản có chứa mã độc (trojan). Những kẻ tấn công sau đó đã gửi email tới những người đã download chương trình VPSkeys, nhắc họ vào trang chủ của VPS để tải lại bản có chứa mã độc.

    Chương trình gõ tiếng Việt có chứa mã độc, mà McAfee đặt tên là W32/VulcanBot, kết nối các máy tính bị nhiễm thành một mạng lưới. Trong quá trình điều tra của chúng tôi vào hệ thống botnet này, chúng tôi tìm thấy khoảng một tá các hệ thống điều khiển từ các mạng máy tính bị tin tặc tấn công. Những máy chủ điều khiển này ĐƯỢC TRUY CẬP CHỦ YẾU bằng IP xuất phát từ Việt Nam.

    Mã độc sẽ cài những chương trình sau đây vào hệ thống bị lây nhiễm:

    * %UserDir%\Application Data\Java\jre6\bin\jucheck.exe

    * %UserDir%\Application Data\Java\jre6\bin\zf32.dll

    * %UserDir%\Application Data\Microsoft\Internet Explorer\Quick Launch\VPSKEYS 4.3.lnk

    * %RootDir%\Program Files\Adobe\AdobeUpdateManager.exe

    * %RootDir%\Program Files\Java\jre6\bin\jucheck.exe

    * %RootDir%\Program Files\Microsoft Office\Office11\OSA.exe

    * %SysDir%\mscommon.inf

    * %SysDir%\msconfig32.sys

    * %SysDir%\zf32.dll

    * %SysDir%\Setup\AdobeUpdateManager.exe

    * %SysDir%\Setup\jucheck.exe

    * %SysDir%\Setup\MPClient.exe

    * %SysDir%\Setup\MPSvc.exe

    * %SysDir%\Setup\OSA.exe

    * %SysDir%\Setup\wuauclt.exe

    * %SysDir%\Setup\zf32.dll

    Những tập tin này, khi được thực thi, sẽ tạo ra những kết nối tới các domain sau đây:

    * google.homeunix.com

    * tyuqwer.dyndns.org

    * blogspot.blogsite.org

    * voanews.ath.cx

    * ymail.ath.cx

    Trong khi một số domain và tập tin nói trên được cho là có liên quan đến Chiến Dịch Aurora, chúng tôi sau này đã kết luận rằng mã độc này không lên quan đến Aurora và chúng sử dụng một nhóm máy chủ điều khiển hoàn toàn khác.

  22. em xinh

    Ô, tin vui nè các bác ơi, bên trang mạng của Hội nhà văn chủ tịch Hữu Thỉnh chính thức thông báo nhà thơ Hữu Loan được truy tặng giải thưởng nhà nước năm 2010.
    Vui quá là vui

    1. Mèo Hen

      Bao giờ cũng muộn. Nhưng thà muộn còn hơn không!
      Nếu đúng thế thì xin chia vui với những người thân của nhà thơ HL!

      1. zhivagovn

        50 năm nữa sẽ đến lượt Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, Vũ Thư Hiên, hehehehe. trong lúc chờ đợi, em iu cứ việc đọc… lén sách của mấy vị nớ nha

    2. toptotoe

      Tin vui quá. Chúc mừng gia đình Cụ , cho dù ở bên kia chắc Cụ cũng không quan tâm giải gì lắm…

  23. em xinh

    Chúc mừng nhà báo Huy Đức, mời các bác bấm vô đây để xem nhà mới dựng của anh Ôsin:

    newosinblogs.wordpress.com

    1. toptotoe

      Chắc căn nhà ni là nhà tình thương đây mà. Đề nghị anh Osin treo bảng do nhà do Đảng ủy, UBND, MTTQ cấp, coi thử ai dám dỡ nhà nữa kh?hihi- tối kiến

  24. Bò Sát Đất

    Tui thích nhất Bọ viết về BẠN VĂN, không lẫn đâu được, tràn ngập chứ TÌNH, Tui quý Bọ về điều đó!

    Đời tui, buồn lắm Bọ ơi!

    BSD>

      1. nicecowboy

        Tội bác BSĐ quá đi. Thôi thì bác cứ ‘say cho cung bậc ngã nghiêng’ đi, và lúc nào tỉnh thì vào đây còm vài phát với anh em cho quên sự đời. Cuộc sống bác chắc vất vả nhiều buồn hơn vui. Vậy cứ vào đây xã stress thoải mái, có khi nhờ thế bác phục hồi sinh lực để…. uống và say tiếp nhé. Thân

      2. nicecowboy

        Nhưng nói thiệt, say thì say, nhậu thì nhậu, nhưng đừng nhậu thịt chó . Nhiều bác viết các entry ở dưới về loài vật gần gủi dễ thương với chúng ta, nhưng sao tui thấy người ngoài đấy (ngoài bắc ấy) thích xơi thịt này quá. Hay là tại tui lập dị ? bởi thế hôm nay không dám còm chuyện này, sợ đụng chạm tập quán ăn uống các bác ấy quá.

      3. toptotoe

        BSD ơi, say tới đâu thì say cứ nhớ rằng còn có 3 con bò sát con chờ cha mang mồi về là được.

    1. em xinh

      He he, bác BSD lại xỉn nữa rùi, ba xị đế không phải là cứu cánh của người có học đâu nha, Hữu Loan, Phùng Quán còn sống được mà sống vui mà bác

  25. Dongkisot

    Thơ Ông chỉ để …chích đùi,
    Nghe xong hai cụ cùng vui vẻ cười. hehe.
    Bài ni hay quá, xin các Bác cho em một ly. Chúc Bọ Lập và bà con khỏe.

    1. Sao Hồng

      -Vợ là thánh chỉ vua ban
      Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai
      ***
      Bọ trích có 2 câu nên nó thiếu… độ lửa (rơm) thơ nhân gian của bascBaro Sinh:
      Nguyên bài là ri:

      LY THÂN

      Vì yêu tha thiết con người,
      Cho nên mới lánh về nơi không người.
      Quạnh hiu ngay giữa đất trời,
      Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương.

      Con ta không phải của ta
      Tai họa của nó mới là của ta
      Của chìm của nổi trong nhà
      Của ta rồi sẽ lại là của con
      Con ta không phải của ta vì nó không phải của nó.

      Vợ là thánh chỉ vua ban
      Có sao dùng vậy không bàn đúng sai!
      Làm thơ anh chỉ nghiệp dư
      Hội thơ chuyên nghiệp họ chưa cho vào
      Yêu em anh cũng nghiệp dư
      Hội yêu chuyên nghiệp họ chưa cho vào!

  26. Hồng Chương

    Tôi vốn lười bẩm sinh, lớn lên đi kiếm ăn chỉ mong có ngày được nhàn nhã nhưng lại nhiều tiền he he. Đọc entry này của Bọ ngồi trong phòng mà tôi phải reo lên một mình: đây chính là cái mình muốn!

    Nghe Cá Gỗ tán lại càng lấy làm phấn khởi.

    1. danchoa

      “Trong cái thế giới ấy ông chủ uống rượu đọc thơ, bà chủ tụng kinh niệm phật, chó sủa gâu gâu, mèo kêu meo meo… vui hơn tết. Khu vườn chỗ cây cổ thụ toả bóng râm mát, chỗ cỏ cây bụi bờ chen chúc trong nắng vàng hoe.”

      Bác HC ở SG, có đất rộng không mà mơ?
      Chắc ông BS là chỗ các cụ để lại. Chứ HN mơ vài chục mét vuông cũng khó lắm.

      1. em xinh

        Bác HC có thích mua đất ở HN không? Em đang cần bán 1 mảnh ở Hàng Khay, tuy nhỏ hơn nhà bác BS (300 m2 thui) nhưng chắc cũng đủ chỗ cho bác mần thơ và dịu dàng với bác gái.

      2. vanthanhnhan

        ” Chắc ông BS là chỗ các cụ để lại. Chứ HN mơ vài chục mét vuông cũng khó lắm.”

        Bac Dan@ chỉ được cái nói đúng.
        Ngày xưa đất của dòng họ ông BS để lại rộng lắm. Bây giờ chia cho các con Cụ MÃO hết rồi, phần ông Sinh được sử dụng chẳng còn là bao. Vì thế cho nên bác Sinh mới phải giải tỏa Nghĩa trang chó để lấy đất làm Khách sạn chó chứ.

  27. danchoa

    “chỉ có thơ là tôi quyết nối nghiệp bố tôi, bố tôi mừng lắm, nói làm nhà thơ dân gian thôi con nhé, đừng làm nhà thơ nhà nước rách việc lắm.”
    (Bạn văn 37)

    Không biết khái niệm thơ dân gian và thơ nhà nước là của Bảo Sinh hay là của Bọ Lập đây?He He!

    1. Trà Hâm Lại

      Cũng như làm sư quốc doanh đi chuyên cơ, xe Li – mu,… chứ làm Sư quốc lủi thì đi bộ mang bình bát , đi chân đất, xin bố thí,…

  28. zhivagovn

    Nói thật là vẫn ôm mộng (hão huyền) em xinh là con gái. Bi giờ biết em í mê bóng đá như rồ rùi cá cược lung tung, tức là xác suất em xinh là con trai = 99.95%, phải thừa nhận là thất vọng.

      1. zhivagovn

        Biết chứ sao ko bác Dân choa, ngay từ hồi mới vào QC cháu biết thừa rùi, nhưng tình iu làm con người tin vào những điều mù quáng……..

      2. toptotoe

        Zhi ấm ức:

        Khôn ba năm dại một ngày
        Biết vậy dại sớm khỏi chờ ba năm

        huhu

    1. em xinh

      Giời ạ, thế phụ nữ thì không được xem bóng đa a? Người đâu mà âm lịch, giận rùi đấy, tối nay đi bụi phát cho coi.
      Mất có 1 tờ, thứ 4 tuần tới lấy lại mà cứ sồn sồn cả lên là thế nào? Nhà con bạn nó đặt cả sổ đỏ có sao đâu, như Zhi thì tan cửa nát nhà à?

    2. ts

      Zhi cứ than vãn nhiều thế…EX thấy thương quá lại tìm đường sang Thái phẫu thuật để chiều Zhi thì Zhi có chịu trách nhiêm cả đời cho EX được không?

      1. toptotoe

        Nếu EX có sang Thái thì nhớ tăng vòng một lên một chút. Chứ Top thấy là anh Zhi của EX có vẻ ghen tỵ với anh CG khi Top bảo kết anh CG đó ( những 90 cm cơ mà…)

  29. Cyclo! Cyclo!

    Hồi nào Bọ viết về Nguyễn Việt Hà đi. Trước đọc “Cơ hội của Chúa”, cứ tưởng tượng nhân vật chính là NVH. Không biết đúng được mấy chục %?

      1. nguyen le

        Đúng rồi, Bọ viết nhé. Em cũng muốn đọc về NVH do đọc “Cơ hội của Chúa”.

    1. zhivagovn

      nhân vật chính (Hoàng) rất đẹp trai, nhưng NVH thì nỏ có đẹp mô ==> NVH không phải nguyên mẫu của Hoàng.

      1. Cyclo!

        Ừ, thì đương nhiên là không nguyên mẫu, nhưng cũng có chút ít chớ. Mình đàn ông còn mê nhân vật Hoàng. Phụ nữ không biết sao? he he.

  30. Pingback: Thơ Bảo Sinh « Chuyện hàng ngày

    1. zhivagovn

      Đang định vào đây hỏi các bọ thì phong lại cho đường link. Mần răng mà em nỏ vào bbc tiếng Việt được nữa các bác hè. nó cứ ra bbc tiếng anh thui (home page), dùng tường lửa mới vào được BBC tiếng Việt

      1. zhivagovn

        Cháu dùng FPT í chứ. Nghe lói FPT nà nịnh các ông nhớn nhất. Hồi xưa cháu mà biết FPT củ chuối rứa cháu nỏ thèm thuê nó.

      2. danchoa

        ” Nghe lói FPT nà nịnh các ông nhớn nhất.”
        **************************

        Zhi phát biểu bậy bạ quá. FPT cần gì nịnh ai. FPT là sở hữu của các con ông lớn thì còn nịnh ai nữa.

    2. danchoa

      He he!
      Google + McAfee đưa cái tin hơi giật gân.
      Mỗi bác Nguyễn Tử Quảng vội vã lên tiếng ” phản biện” thôi.

    3. Sao Hồng

      Có lý lắm ! Tôi cũng mua phần mềm Anti Spy Virus nhưng mà của VN. Càng ngày gửi bình luân đến các trang nhạy cảm mình thích đọc càng khó !

  31. zhivagovn

    Một vài câu thơ khác của BS mà em vừa lượm lặt được trên mạng:

    “Làm thơ, nuôi chó, chọi gà/ Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ/ Suốt ngày nửa tỉnh, nửa mơ/Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà”.

    “ Ta như quả lắc quả cân/ Chuyển động là để tự tâm quân bình”.

    “ Mình không chỗ đứng trên đời/ Lại không biết cả nằm ngồi ở đâu/Thì đi về chỗ bắt đầu/ Cứ đi không đến về đâu thì về.”

    “Câu thơ khi tỏ khi mờ/ Lý trên bác học, tình thừa dân gian”

    Khi mê bùn chỉ là bùn/Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen/Khi mê tiền chỉ là tiền/Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm/Khi mê dâm chỉ là dâm/Ngộ rồi mới biết trong dâm có tình/Khi mê tình chỉ là tình/Ngộ rồi mới biết trong tình có dâm”.

    “Nghe bồ đọc thuộc thơ ta/ Sướng hơn được giải gọi là nobel”

    “Về thăm chiến địa Điện Biên/ Ngậm ngùi tiếc thủa tráng niên qua rồi/ Ngày xưa kéo pháo băng đồi/ Nay không kéo nổi qua đùi chị em”.

    “ Lý của vũ trụ không lời/ Sách là sai đúng của người viết ra/ Không sách ta chẳng thành ta/ Không xé sách cũng không ra con người”… “Đọc quá nhiều sách vào mình/ Không tiêu hóa được cũng thành ung thư”

    “Chúng ta làm việc hết mình/ Không bằng con chó xuất tinh một lần”.

    “Lò cừ nung nấu sự đời/ Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”… “Vừa ngoảnh mặt đã thành ra mộng/ Chưa quay nhìn đã hóa cố nhân”

    “Không gì cứng được bằng Thiền/ Không gì mềm được như Thiền để so/ Cứng mềm để được tự do/ Không vì ngoại lực làm cho cứng mềm”.

    Nguồn: http://www.google.com/url?sa=t&source=web&ct=res&cd=1&ved=0CAYQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.nguoihanoi.com.vn%2Fmodules.php%3Fname%3DNews%26file%3Dsave%26sid%3D8668&rct=j&q=Khi+kh%C3%B4ng+t%C3%ACnh+ch%E1%BB%89+l%C3%A0+t%C3%ACnh+Ng%E1%BB%99+r%E1%BB%93i+m%E1%BB%9Bi+bi%E1%BA%BFt+trong+t%C3%ACnh+c%C3%B3+d%C3%A2m+%22b%E1%BA%A3o+sinh%22&ei=XyizS7H4IIyOkQWn–SWBA&usg=AFQjCNENaSqmkgkKcFzJA0ybbgdrWYMG9Q

  32. Sao Hồng

    TRI ÂM
    Phật Bảo Sinh

    Mới yêu nhìn đã tri âm,
    Lâu dần tiếng Việt nghe nhầm tiếng Tây.
    Nói toàn ngoại ngữ với nhau,
    Không người phiên dịch, ngẫm đau nhân tình.

    Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
    Cho nên được gọi là khôn hơn người
    Em xinh đâu bởi nụ cười
    Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.

  33. Quoc Nguyen

    Ai cũng làm được nhà thơ
    Ai cũng có thể “sù cơ” của mình

    Hehe…có lý có lý

    Em xin bổ sung thêm, không mấy chị em lại kiện:
    Ai cũng làm được nhà thơ
    Ai cũng có thể “sìm chơ” của mình

  34. danchoa

    He He! Té ra ông Sinh Chó là Bạn của BL.

    Bạn Bọ lắm người tài hoa, tinh thông. Nhưng người đa tài như ông Bảo Sinh thì không nhiều. Đa tài và lãng tử là tính cách của mấy ông Hà Nội. Týp người như thế này bây giờ hơi hiếm. Ông Bảo Sinh là một trong những người như thế. Tôi phục những người này lắm. Tuy họ không phải là dân có số má trên văn đàn, hay Đại gia hay quyền lực chi cả. Họ chỉ là người bình thường, nhưng Chiếu nào họ ngồi cũng được. Kiến thức của họ thì người có chuyên môn ngồi đàm đạo đều vị nể. Họ có nhiều thú vui Hobby lạ lẫm, thanh tao, thậm chí là đi trước phong trào, đi trước thời đại.
    Bọ chưa nói hết cái tài của ông Bảo Sinh. Ngoài tài thi họa ông này còn là dân đấm Boxing nữa đó. Già rồi mà còn hăng lắm, thỉnh thoảng còn hứng chí thách đấu với các bác Boxer Amateur khác nữa.

    Bọ nói đúng. Thơ của ông Bảo Sinh thuộc loại Folklore. Truyền khẩu thì nhiều, nhất là trong giới văn nghệ sĩ. Khi trà dư tửu hậu, chú thêm một vài câu thơ Bảo Sinh nó tự nhiên sống động hẳn lên. Như ngấp ngụm trà Thái Nguyên vào miệng, ban đầu hơi đắng chát nhưng sau đó thì dư vị ngọt ngào trong cổ họng. Thấm lắm.
    Tôi thì chỉ nhớ loăng quăng được hai câu:
    “Ai cũng làm được nhà thơ
    Ai cũng có thể “ sù cơ” của mình”

    “ Ra đường sợ nhất Công nông
    Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”
    Đúng quá. Bái phục!

    Dân nuôi chó ở Hà Nội thì không ai lạ gì ông Bảo Sinh cả. Bà con vẫn thường gọi thông tục là ông Sinh chó. Bà chị của tôi cũng một thời là dân nuôi chó Nhật kinh doanh, nhà cuối Trương Định, phục ông Bảo Sinh là tay Tổ.

    Mấy năm gần đây ông hứng chí gây dựng Khách sạn chó Bảo Sinh 5 Sao. Nghe thì hoàng tráng. Nhưng thục sự thì chưa được như vậy. Nhưng ông làm một dịch vụ rất hay đó dịch vụ Nhà trọ cho chó. Dân nhà giàu đơn người hay dân Tây sang Hà Nội làm việc, nuối con chó làm bạn bầu. Khi đi vắng xa Hà Nội thì có thể gửi con Cún yêu quí tại đó. Rất yên tâm. Nhà trọ chó Bảo Sinh khá nổi tiếng đối với dân Tây ở Hà Nội.

    Đầu năm ngoái(2009) ông Bảo Sinh lại nổi đình nổi đám lên khi có ý định tổ chức chọi chó. Dân báo chí có ít huýt ra nhiều. Người ta cứ tưởng tượng là có các trận tử chiến giữa các giống chó “Khủng” như Bull Terrier, Pitbull Terrier… Nhưng thực sự chỉ là dự định “giao lưu” mươi phút, con nào yếu thế là kết thúc ngay. Cùng với trận đấu chó thì ông chủ Bảo Sinh sẽ đeo găng so tài với một cựu Boxer khác. Dân tình náo nức, báo chí săn tin ầm ầm. Các thành viên của Vịetpet.com thì sôi sục phản đối. Nhưng ông Bảo Sinh cũng nhìn ra vấn đề và cho dừng ngay trước trận chọi. Báo chí và dân tình chưng hửng một bữa đi xem “ Chó chọi” chứ không phải “ Chọi chó”.

    Năm nay thì khác. Khách sạn chó 5 sao Bảo Sinh đang khẩn trương hoàn thành theo đúng nghĩa của nó. 5 tầng bề thế và có 10 kĩ sư, bác sĩ thú y chăm sóc cho dịch vụ chó. Khoảng cuối tháng Tư/ 2010 là xong, đâu vào đấy. Các ông bà chủ sẽ yên tâm nhiều khi Cún yêu của họ tá túc tại đây.
    Chúc mừng bác Bảo Sinh.

    Cảm ơn Bọ đã đăng những câu thơ khác của ông lãng tử Bảo Sinh. Quả thật nghe nhiều mà không biết là xuất xứ từ ông Bảo Sinh. Chắc tư chất tài hoa lãng tử của Bảo Sinh được thừa hưởng nhiều từ ông Cụ thân sinh, cụ Nguyễn Hữu Mão.

      1. cú đỉn

        Thông báo khẩn : Nhà nước vừa duyệt chi thêm ngân sách cho đại lễ nghin năm Th L . Nghe lói khoảng 10 tỉ đồng VN ( ước tính ba vạn chín nghìn dola ) cho công cuộc “giữ gìn bản sắc phụ nữ Hà nội ” cụ thể : Không kể phụ nữ HN xịn hay rởm, tất cả phụ nữ từ nay đến hết đại lễ hễ vô Hà nội là trên môi mỗi người phải có 1 cọng Giá do công ti sx Giá TS cung cấp, cọng giá ni cũng có hiệu lực thay thế vé các loại phương tiện đi lại..từ Xe Bus nhà nước đến các loại Taixi…kể cả xe ôm và không ôm , trên địa phận Hà lội . Ngoài ra các nhà hàng từ Restautrant sang trọng đến các quán cơm bụi dọc đường cũng phải vót tăm cho nhỏ luồn vô cọng giá TS ( Tiến sĩ???) , sau đó mới được phép đưa cho khách hàng là…..phụ nữ

      2. ts

        Chuyện này thì đã cơ cấu đâu vào đấy rồi…10 tỉ chỉ là chuyện…vỉa hè! Đại loại, ngậm giá là một nét đẹp trong VH Việt cần được gìn giữ, lưu truyền và phát triển…nhiệm vụ của hậu thế là phát triển cái văn hóa đó trên toàn thế giới. Non sông Việt nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Vn có được sánh vai với các cường quốc Năm Châu được hay không là nhờ vào sự phát triển của văn hóa ngậm giá Việt …Các Việt kiều yêu nước đang sinh sống tại các nước có nền quân chủ lập hiến tiên tiến như Anh, Tây ban nha, Đan mạch…hoặc các nước có nhiều dòng họ quí tộc lâu đời như Pháp, Đức… hãy truyền bá văn hóa ngậm giá của dân tộc VN…Thật bi kịch cho các Hoàng tộc, các gia đình quí tộc mà không biết…ngậm giá! Hãy cứu giúp cho sự tinh tế của loài người!

  35. toptotoe

    Em đọc trên TN có bài này vui nè các bác. Có lẽ LH viết bài này nhân Hội chợ sách TPHCM lần 6 ( từ ngày 15/2 – 21/3/2010).

    Nhật ký chợ sách

    Ngày… tháng… năm

    Thư ký vào báo với mình rằng thành phố đang có chợ sách. Mình hỏi điều ấy thì quan trọng gì, dính dáng gì tới giám đốc?

    Thư ký nhìn trước ngó sau, đóng cửa lại rồi thì thầm vào tai mình, rằng sếp phải tỏ ra trí thức chứ. Một lần đi chợ sách bằng trăm lần đi nhà hàng và ngàn lần đi quán hát với nhau. OK. Hiểu được. Ta đi. Ta nếu cần cũng văn hóa như ai. Nhưng khi nào đi? Chiều nay không được rồi, chiều nay có hẹn em Tuyết. Còn chiều mai?

    Chiều mai mừng thôi nôi con anh Ba, không tới có mà toi đời. Thứ sáu được không? Thư ký bảo thứ sáu cũng tốt, nhưng thứ bảy lãnh đạo có đi thăm chợ sách, sếp xuất hiện để lãnh đạo nhìn thấy một cách vô tình sẽ hay hơn. Tuyệt.

    Ngày… tháng… năm…

    Dừng xe hơi trước cửa công viên. Ái chà đông quá nhỉ. Ơ, hóa ra sách cũng có người xem. Cởi áo vest đưa cho tài xế, nói chú chờ anh, anh làm người có văn hóa chừng hai giờ đồng hồ.

    Thong thả đi bộ vào.

    Đi chậm để đứa nào nhìn thấy thấy mình có dáng suy tư. Dân đọc sách chuyên nghiệp hay suy tư, mình nghe nói vậy.

    Rẽ vào quầy đầu tiên. Sách bày la liệt. Mình liếc qua rồi liếc mấy em bán hàng. Ồ, không xinh lắm. Tất nhiên, xinh đã bán thứ khác rồi.

    Cầm mấy cuốn tiếng Anh lên vờ mở ra. Đứng xem hình một lúc lâu. Bực mình quá, không có đứa phóng viên nào chụp ảnh nhỉ. Nếu hình này lên báo thì bà con lè lưỡi. Phải dặn thư ký lo vụ này mới được.

    Đi sang quầy bên cạnh. Bên trên đề chữ “sách tham khảo”. Hừ, ta mà phải tham khảo cái gì? Ta là sếp, ai cần cứ phải tham khảo ta. Điều đó ghi trong sách đời chứ không ghi trong sách giấy.

    Bỗng nghe tiếng cười hé hé. Liếc sang, a, lão Sáu, giám đốc công ty đối thủ. Lão làm gì ở đây? Mua sách ư? Khả nghi quá. Theo mình biết, thứ lão hay mua nhất trên đời là thuốc chống béo phì. Lão mà đọc cái gì. Mọi thứ đọc đã có trợ lý, lão chỉ ký thôi. Len lén theo dõi. A ha, đúng rồi, quả không sai. Lão mua cuốn sách về bệnh tiểu đường. Sao không mua luôn cuốn về bệnh cao huyết áp, trước sau cũng cần dùng tới thôi, nghe nói công ty lão sắp bị thanh tra, huyết áp lên là cái chắc.

    Nhẹ nhàng đi sang gian hàng khác. A, chỗ này toàn sách thiếu nhi. Cầm một cuốn lên xem thử, thấy các hình vẽ ngộ nghĩnh in quá đẹp. Ngậm ngùi man mác trong lòng. Tuổi thơ của mình có sách gì đọc đâu. Bây giờ có sách thì không có sức.

    Lại nghe tiếng cười lanh lảnh. Liếc nhìn sang. A, chú Năm. Chú đi chợ sách với em nào xinh thế? Trời ơi, mình ngu quá, mình toàn dẫn các em vào siêu thị hay tiệm cà phê. Dẫn vào chợ sách vừa rẻ, vừa chứng tỏ sự phong phú về tâm hồn. Ngu – ngu – ngu. Đúng là phải tôn chú Năm là thầy. Thấy chú mua cho em cuốn “Tình không biên giới”. Ý nghĩa và sâu sắc vô cùng. Đúng là bể học vô bờ. Văn học ơi, con xin tạ lỗi với người. Con không biết cách dùng người để làm các em xao xuyến. Con thề hết dại từ đây.

    Nhẹ nhàng đi sang hàng khác. Trời nóng quá. Ê, chợ sách không có máy lạnh à? Bộ cứ nhìn thấy sách là phải toát mồ hôi sao? Tìm một chỗ trên cao đứng nhìn xuống. Thiên hạ đông như kiến. Bà con ơi, vội gì, sách chứ có phải xăng đâu? Làm sao lên giá bất thình lình được. Kinh ngạc nhất là mình phát hiện ra rất nhiều người quen, cả đời trước đây chỉ gặp trong tiệm massage hoặc tiệm ăn. Ô, hóa ra kẻ thì bày sách, kẻ thì bày mình. Nếu xã hội là cuốn sách thì hôm nay có thể là một trang hài.

    Phải mua một cuốn gì đi chứ, không thiên hạ cười cho. Bước xuống hỏi một cuốn về kinh tế, một cuốn về triết học, một cuốn về thơ. Không cần nội dung, chỉ cần to và nặng. Xách ra xe cho đứa nào thấy phải lè lưỡi.

    Đi thật chậm. Cố tình cho chúng nó nhìn.

    Ngày… tháng… năm…

    Bước vào công ty. Tự tay mang sách lên phòng. Chọn cầu thang đông mà đi. Nhân viên nào hỏi nói cả tuần nay ở chợ sách.

    Bày tất cả lên bàn làm việc. Khi nào biết khách sắp vào thì sẽ mở ra. Trí thức muôn năm. Sách vở muôn năm. Đứa nào không đi chợ sách là đứa man rợ!

    1. em xinh

      bài ni hay, thanks top nha, y như tối qua xem bóng đá, trận đấu kết thúc, nhà đài nói BM thắng 2-1, thằng bạn ngồi bên mới: Ồ, TAO TƯỞNG M. UNITED MẶC ÁO ĐỎ CHỨ, he he

      1. zhivagovn

        lộ hàng rồi hahaha, con gái gì mà ban đêm xem bóng đá cùng thằng bạn…. hehehehe

      2. em xinh

        Hâm tỉ độ, thằng bạn là chồng con bạn nghe chưa, nhà nó tv to nên đây sang xem nhờ

  36. mai lan

    Lời đề nghị của ML: Bọ dzô SG có dịp tụ tập các đệ tử chiếu riệu Quê choa một chầu để mần qwen nà. Không kể già- trẻ, dài – ngắn, bự – nhỏ, male – female… Mần một bữa nổi đình đám coi.

    1. danchoa

      Cứ liên hệ với thư ký riêng của Bọ, VAN@ hay trợ lý Dong@ hoặc trưởng ban tổ chức HC@.

    2. bachduongqt3065

      Mần một bữa nổi đình đám coi.
      *****************
      BD đề nghị Tồng chí Mai Lan thuần việt ngữ nhé đừng dùng từ địa phương nhé ! Hí Hí ! phạt vi cảnh tồng chí ni lại mới được (~_~)

  37. hahien

    Rất nhiều người đã từng đọc các bài viết của Bọ đều có chung nhận xét rằng những bài Bọ viết về Bạn Văn của mình nằm trong số những bài viết hay nhất của Bọ.

    Tôi cũng có cảm nhận như vậy. Văn của Bọ thì miễn chê rồi. Nhưng có lẽ những bài “Bạn Văn” ấy của Bọ sẽ không thể hay như thế nếu nhân vật chính không phải là những người “nết hay, tài thật, không ai lẫn với ai” như cái ông Bảo Sinh này là 1 ví dụ.

    Có 1 người mà Nguyễn Huy Thiệp ca ngợi là bậc kỳ tài về thơ lục bát ở Việt Nam là nhà thơ Đồng Đức Bốn. Bọ có quen biết ông này không?

  38. em xinh

    Bọ và và con cho em hỏi tí nha câu thơ:
    Khi không tình chỉ là tình
    Ngộ rồi mới biết trong tình có dâm
    Khi không dâm chỉ là dâm
    Ngộ rồi mới biết trong dâm có tình.
    Mà bác NH Thiệp từng trích:
    Khi không tiền chỉ là tiền
    Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm.
    Có phải thơ của bác BS không? hay của tác giả nào, bọ và bà con giúp em nha

    1. Sao Hồng


      Em xinh đâu bởi nụ cười
      Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.
      ***
      …cũng là thơ của bác Bảo Sinh đấy emxinh@… ới !
      He he..

    2. zhivagovn

      @EM XINH:

      Khi không tình chỉ là tình
      Ngộ rồi mới biết trong tình có dâm
      Khi không dâm chỉ là dâm
      Ngộ rồi mới biết trong dâm có tình.
      =======

      Bọn mình có cả hai phải không em nờ? Nhưng mừ cái nào trong cái nào đây?

      1. em xinh

        Nhưng mừ cái nào trong cái nào đây?
        ————————————
        Đương nhiên là anh trong em rùi

  39. Lạc Dân

    Giờ mới biết Bảo Sinh, tác giả những câu Lục bát vừa tếu vừa đúng và Bảo Sinh chủ nhân ông của Hotel for Dogs nổi tiếng Hà thành là 2 trong 1.
    Nước ngoài thì không hiếm rồi cái vụ chó, mèo được ở những khách sạn star và dịch vụ y tế cao cấp như người, nhưng ở VN mình, người dám nghĩ ra mô hình kinh doanh này hẳn không phải người thường, lại còn tạo ra khung cảnh cẩu nhân sinh quan, lãng đãng thơ ca thì thật là cao kiến, thú vị.
    Xin phép bác Bảo Sinh cho em chèn vài câu lục bát thô thiển vào 4 câu của bác cho nó liền vần, không đối lập, vì một bên là lệnh Vua, một bên là cái sự thường tình của những đấng đàn ông.

    “Vợ là Thánh chỉ Vua ban
    Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai”
    Cơm ngon một, Phở ngon hai
    Cơm nhà cơm nguội, Phở ngoài còn tươi
    “Suốt đời yêu chỉ một người
    Bệnh này còn nặng gấp mười ung thư”
    Ai cũng muốn chết từ từ
    Thế nên ai cũng yêu dư vài người…

  40. Truong Quan

    Thưa Bọ Lập !
    Tình hình có vẻ nghiêm trọng đây…
    Hôm trước nghe nghệ sĩ hài “dễ thương” chọc một người “ngồi sau nải chuối ngắm gà khoả thân” em khâm phục và khoái quá vì sự sáng tạo đó.
    Hôm nay đọc bài này, bỗng lo lo sao ấy, ngộ nhỡ có ai đó yêu cầu xác minh xem Bác Bảo Ninh hay là Nghệ sĩ kia “đạo” ý tưởng của nhau, hẳn báo chí sẽ lùm xùm lắm.
    Lo thiệt!
    Khi đó Bọ Lập vô hình trung “dính” vào cái vụ bản quyền này nọ, mệt hung.
    Lo quá bọ ạ. Hay là bọ cứ “tự ý đục bỏ” cái entry này trước khi điều đó xảy ra. Mặc dù bài này thiệt là hay.
    Đấy là em bàn chuyện bao đồng, còn tuỳ ý Bọ.
    Chúc Bọ luôn vui, khoẻ mạnh.

      1. Truong Quan

        Sáng nay đọc thêm các còm mới (phía trên đây) em thấy vanbaovan viết lại bài thơ của bác Lê Cảnh Nhạc, đấy, lo chứ cô gái tình nguyện và điệu múa_áp xa ra.
        Đó là cái còm: “BẢO SINH ĐƯỢC VU VẠ” của VanBaoVan.
        Nhưng mà em nghĩ lại rùi, thơ hay như thế không “đạo” lại là một uổng phí.
        Và, em cũng có théc méc này:
        Chị ơi, trong điệu múa tình nguyện, ai cũng cứ muốn áp_gần_dzô, chứ cứ áp_xa_ra thì còn hững thú gì nữa ? Nhỉ.
        Chúc cuối tuần vui vẻ.

  41. bachduongqt3065

    Té ra cái câu được truyền tụng lâu nay: Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì là của Bảo Sinh, câu Vợ là cơm nguội nhà ta/ Lại là phở tái thằng cha láng giềng cũng của Bảo Sinh nốt. Nhiều câu cười buồn, cười đau, cười đắng… vui và hay, tài. Có lẽ hay nhất câu này: Cùng chung một chuyến đò ngang/ Kẻ thì sang bến người đang: trở về/ Lái đò lái mãi thành mê/ Sang về chẳng biết mình về hay sang. Thơ như vậy mà báo chí ngại in, nghĩ cũng lạ.
    **********************
    Chào anh QL ! Bạn văn thứ 37 ni của anh có vẻ “ lắm tài nhiều tật “ đáng yêu anh nhỉ ?(~_~) Hiếm ai mà được trọn vẹn như anh Bảo Sinh ni vừa làm thơ trào phúng lại vừa chơi cây cảnh chơi hắn 1 khách sạn cho những con chó cún, con mèo đáng yêu thì quả là quá tài , nhìn gương mặt hài hài như hề Xác Lô dễ mến đó chứ ?

    Cùng chung một chuyến đò ngang
    Kẻ thì sang bến người đang: trở về
    Lái đò lái mãi thành mê
    Sang về chẳng biết mình về hay sang

    Trong tất cả các câu thơ hay và trào phúng BD thích nhất câu thơ này, anh BS như nói hộ cho tất cả mọi người rằng cuộc sống của chúng ta như những con đò, cứ mải mê đi mãi tìm chốn neo đậu cho chính mình, giống như con nhện giăng tơ cứ xoay tròn với những sợi tơ để tô điểm cho cái vòng tròn định mệnh của riêng mình

    Chúc nhà thơ vui tính bạn văn thứ 37 của anh luôn sức khoẻ và luôn mang đến cho mọi người tiếng cười ấm áp ân tình, chúc anh luôn vui vẻ bên những người bạn văn tâm huyết của mình để cùng chia sẻ mọi buồn vui cuộc sống đó chính là nguồn cổ vũ lớn để sức khoẻ của anh nhanh chóng hồi phục anh Lập nhé !

    1. Truong Quan

      Chào bác,
      Tui đọc bài của Bọ Lập, rồi đọc thêm còm sưu tầm của một bọ trên đây, mấy chục câu thơ làm nôn cả người.
      Rồi ngẫm ra một điều: Chính 4 câu này mới là rút ruột kết tinh của nhà thơ ham vui BS.
      Đọc 4 câu ấy cứ như Kiều vậy. Những câu thơ thấm tận nỗi buồn.
      Chào bác, chúc cuối tuần vui khoẻ.

  42. Kim Dung

    Chào Cú đỉn thân mến: Cứ mỗi lần CD xuất hiện là chị em chiếu rượu QC cứ nhao nhác hết cả lên là cớ làm sao? Đọc nhiều com của CD, cái com nào cũng rất “đời”, rất hiểu ngõ ngách sự kiện. Đúng là nhà “xã hội học” của QC. KD xin bỏ một phiếu cho CD, sau phiếu bác Mèo Hen

    Nhưng giờ thì KD hiểu vì sao cái comm của CD lại đầy sức sống thế:“-Muốn so comm dở comm hay. So với bồ CD biết ngay thôi mà…”.

    1. Mèo Hen

      “-Muốn so comm dở comm hay. So với bồ CD biết ngay thôi mà…”.
      Kekeke! KD chế thơ Bảo Sinh quả là tài tình!

    2. cú đỉn

      Cám ơn nữ sĩ KD và bác meo hen….dưng mà các bác “yêu” em thế chẳng thà “phụ” iem. iem nà người cổ hủ, chuyên tuân thủ chế độ 1 vợ , 1 chồng…mặc dù hiện nay chính sách ni đã thực sự bãi bỏ. IEm không lói ngoa tí lào, hôm rùi lang thang ở Cần thơ, gặp Hiếu PD , cu H dẫn em ra cái panlo truyên truyền kế hoạch hóa gia đình tại quê Hiếu : Gia đình có 2 con vợ, chồng hạnh phúc . Iem mới biết nà mình sống cổ hủ..dưng mà..iem chưa dám bỏ qua giai đoạn quá độ ạ…từ từ..iem hứa từ nay cặp bồ cho quen dần.. cho khỏi phụ lòng của KD, meo hen ..sau đó mới tiến tới lấy vợ hai ạ. Kính báo

      1. Truong Quan

        Hoan hô ‘dấu phảy’ đại tài
        Nhảy qua một tí, vợ hai … sướng hè !
        ***
        Bởi vì:
        Chồng là cây cảnh trong nhà
        Để thì vướng cẳng, bỏ ra mất liền.

        Chào bác, chúc vui vẻ.

  43. Thong PV

    Lâu nay nghe nhiều câu thơ của bác Bảo Sinh mà không biết tác giả, Bọ cho em biết lá bác Bảo Sinh đã xuất bản chưa tên tập thơ và bán ở đâu?

  44. Kim Dung

    ToZhivago: Không cần đọc trích ngang lý lịch, cô KD cũng biết nhờ bà í mà Socrates trở thành triết gia mà. he..he..

    Nhưng cô KD và chị Hà Linh đang thương xót lũ cún thì Zhi lại thích ngửi mùi thịt chó. Hu…hu..Đúng là “râu Zhivago cắm cằm Hà Linh”

  45. Mac Văn Trang

    Đọc thơ của BS vui mà gợi nhiều suy ngẫm.
    Người Việt rất ít người dám sóng khác người, sống theo quan điểm, theo cách riêng độc đáo của mình như cố thi sĩ Hữu Loan hay như bác BS. Đó đã là một đóng góp cho cuộc sống rồi!
    Ở 1 thành phố của BaLan có bức tượng chó, ghi nhớ lòng trung thành của 1 con chó với chủ. Tượng chó luôn được mọi người thích chụp ảnh cùng, nhất là các em. Mùa đông vừa rồi TV tường thuật trực tiếp 1 đội cứu hộ dũng cảm, mưu trí cứu 1 chú cún đang run rảy trên tảng băng trôi ra gần cửa biển… Cả nước BaLan hồi hộp, lo âu!…
    Đối với chó, mèo còn thế, chắc người đối với nhau sẽ thương hơn, phải không BS.

  46. Kim Dung

    To@Hồng Chương:“-Muốn so thơ dở thơ hay. So bồ của họ biết ngay thôi mà…”.

    Bồ của các anh làm thơ đẹp thì thơ hay. Nhưng bồ vừa xấu, tính tình lại…quái đản thì có lẽ thơ sẽ rất… hay. Vì anh làm thơ đó sẽ kiêm …triết gia!

    1. zhivagovn

      Đọc còm của cô KD cháu lại nhớ đến Socrates. Ông có một bà vợ rất đanh đá chanh chua, tính khí vô cùng quái đản dù trẻ hơn ông 20 tuổi, và hình như còn rất xấu nữa. Một người mới hỏi ông: vì sao ông không bỏ quách mụ í cho rùi. Ông ta trả lời: bởi vì nếu tôi chịu đựng được bà ta thì tôi sẽ chịu đựng được tất cả mọi người.

    2. cú đỉn

      @ KD…iem chào KD nư sĩ…sướng không thể tả được chua bao giờ KD viết ngắn gọn mà hay và chuẩn xác đến như rứa. Em chắc lận ni KD quần bò, áo phông trên ngực có chữ Sát Thát cùng chồng đi vi hành đây mà. Iem rất thích KD viết kiểu ni , ló mạnh mẽ, “ló” .đời hơn, cứ tươi roi roi rói.Em sợ thơ “Ní nuận”,thơ triết gia .nắm ạ

  47. thuannghia

    Bảo Sinh nói tôi đi bộ đội thoát chết trận là nhờ tiên nhờ Phật, ra quân thoát chết đói là nhờ mèo nhờ chó, còn vui vẻ đến giờ là nhờ người nhờ thơ, người ta ơn huệ đôi ba người còn tôi mang ơn cả thế giới.
    …..
    Chó và mèo, người và ngợm, phật và ma… cả một thế giới lạ hoặc giữa phố phường Hà Nội, ai đã tới thăm một lần suốt đời không thể quên. Trong cái thế giới ấy ông chủ uống rượu đọc thơ, bà chủ tụng kinh niệm phật, chó sủa gâu gâu, mèo kêu meo meo… vui hơn tết. Khu vườn chỗ cây cổ thụ toả bóng râm mát, chỗ cỏ cây bụi bờ chen chúc trong nắng vàng hoe. Mùi hoa lan, hoa nhài hoa huệ lẫn trong mùi mèo mùi chó mùi người… vừa thơm vừa tục.
    _____
    Có một người như vậy ở giữa Hà Nội mà sao lúc em về anh không nói để, để em xin bái kiến, tôn làm Sư Phụ.
    Ông này cứ như Tổ Lạc Hà ấy nhỉ
    Công nhận thơ Bảo Sinh đọc đáo thật, cái tưng tửng thánh thiện đầy mình triết trong những con chữ ngô nghê bình dị mà có sức truyền cảm và đúc kết tinh túy của đời sống hay thật
    Cảm ơn Bọ

  48. laoanmay

    -Em xinh đâu bởi nụ cười
    Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.
    @EX:Vậy ra EX là bạn của bác BS à,chà bác í còn làm thơ tặng EX nữa.Bớ Zhi,bớ TS… cảnh giác,cảnh giác.Mất nàng như chơi đấy.Hehe.

    1. van

      @LAM: Nghe nói có người tiết kiệm được 3,000/30,000 cái vụ Ngày trái đất, nên hôm nay thấy tâm trạng có vẻ phấn chấn dữ!

      1. laoanmay

        @Van:Hehe,nhờ cái bao tử nó bớt quấy,uống rượu lại được nên phấn chấn tí chút í mà.Chỉ sợ nó đau lại thì khốn.

    2. toptotoe

      Đúng là EX vẫn là em xinh nhất. Điều này thì chắc như bắp.Một mình Zhi có thể lầm, nhưng cả ts, giờ còn phát thiện thêm ngay cả BS đều có cùng một cái nhìn.

      van@: Cái vụ ngày trái đất, cả nước nghe đâu tiết kiệm được một mớ tiền điện ( chưa thống kê tiền mua nến, tiền gởi công văn phát động phong trào…)

    3. em xinh

      Hich hich, LAM nhầm rùi, em xinh của bác BS là bà phó đoan bán thịt ở đầu dốc Vĩnh Tuy cơ mờ

  49. Trà Hâm Lại

    Xin cảm ơn Bọ , những bài về bạn văn luôn ắp tình đồng chí !
    Những ai đã đọc bạn văn của Bọ chắc sẽ không làm quan chức được, vì tình người cứ ăm ắp ….

    1. cú đỉn

      Bố kh, tiên sư… ” chửi ” bác Trà 1 cái cho sướng miệng. Em định bỏ hết tình người để xin vô lớp luyện thi làm Quan đây bác ạ

      1. bachduongqt3065

        Hiiiiiiiiiiiii theo BD anh Cú Đỉn muốn mần Quan thì hãy nhuộm tóc đi anh Cú Dỉn nhé chứ anh để tóc màu híp hốp rứa nỏ mần Quan được mô, BD nói thiệt đọ (~_~)

      1. Trà Hâm Lại

        @toptotoe : Hihihi, Mình là con nhà lính nên lời nói cứ thẳng như nòng súng ấy mà !

  50. Kim Dung

    To@Hà Linh: Chị KD cũng vậy. Nhiều kỷ niệm về lũ cún và thương số phận chúng nó vô cùng. Thương như những đứa trẻ con vậy, chúng ngây thơ, thông minh và vô tội…. Nhưng người Việt mình bạc lắm. Dạo có phong trào nuôi chó Nhật để làm giàu, nhiều gia đình yêu quý chó Nhật khủng khiếp, kiểu “trưởng giả học làm sang”, rất lố. Vậy mà khi phong trào xẹp, họ ko còn kiếm được tiền từ giống chó này, nhiều lần đi phố, chị thấy những con chó Nhật lông bết bẩn, tả tơi, đói quá sục đống rác kiếm ăn, chị cứ đứng lặng nhìn chúng, thương đến muốn khóc em ạ. Hu…hu..khóc cho giống chó và khóc cho giống …người chúng ta!

    1. toptotoe

      Nhà báo KD @:
      May cho con chó Nhật đó ở HN , chứ ở SG chó mà hở ra là bị bắt ngay, chó ta thì mang đi cân ký ở quán “cờ tây”, chó kiểng lông xù ít thịt thì thường để bán lại cho những ai có nhu cầu sắm Pet, có nhiều bà chủ sáng sớm dắt chó đi dạo còn bị tụi đạo chó”giựt dây kéo mất, miệng ú ớ đuổi theo khói xe honda tụi trộm chó…

  51. qx

    Ra đường sợ nhất công nông
    —-
    Bây giờ mình mới hiểu cụ tại sao cụ Trần Dần thốt lên rằng không thấy phố, không thấy đèn, …

    Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!
    —-
    Về nhà sợ nhất chồng không mặc gì!

    Chuyện ngỡ chỉ có trong tích thánh Chử Đồng Tử và cha ông là Chử Vi Vân, vậy mà …

    qx

  52. Nguyễn Bình

    Hôm nay biết thêm “tiền nhuận tai”.Cách tiếp thị thơ của cụ Mão thật hay, và vui. Nơi tui ở, ngày nay có người còn bỏ tiền in thơ, mang đi biếu nữa
    . Phần tui, lâu nay cũng sống được là nhờ tiền nhuận tai đó. Hôm nay bác Lập viết mới kể ra cho vui. Hồi còn làm việc, lương bí thư phường 2,85, không có nhuận tai lấy đâu cà phê cà pháo! Mỗi lần nhận được GIẤY MỜI HỘI NGHỊ, tui hay nói vui với anh em : HỘI NGHE đây! Hội trường vài ba trăm người, đến chủ yếu để NGHE, nhận nhuận nghe rồi về ! Khoẻ re . Không phải tư duy công duy chi hết.
    Nhân đây xin hỏi bác Lập:Bác có biết các cháu mầm non mẫu giáo sắp tập hát Quốc ca theo chủ trương của Bộ? Bác thấy sao ? Các cháu làm sao hiểu ” Cờ in máu chiến thắng mang hồn Nước”, Hoặc “Đường vinh quang xây xác quân thù”, “Tiến ra sa trường” nữa chứ !
    Hiện nay, người lớn chúng ta cũng chỉ mới hát được lời 1 của bài Tiến quân ca. Lời 2 của Quốc ca đầy tính nhân văn, vừa xây dựng đất nước vừa bảo vệ Tổ quốc thì không được hát trong các LLễ chào cờ ! Tui có hỏi, có người trả lời hát 2 lời dài quá (!). Cũng có người nói Quốc hội chỉ chọn lời1 làm Quốc ca thôi. Kính mong quý bác, quý anh chị chỉ thêm cho tui được sáng ra.

    1. NGUYỄN QUANG LẬP Post author

      Bác có biết các cháu mầm non mẫu giáo sắp tập hát Quốc ca theo chủ trương của Bộ? Bác thấy sao ? Các cháu làm sao hiểu ” Cờ in máu chiến thắng mang hồn Nước”, Hoặc “Đường vinh quang xây xác quân thù”, “Tiến ra sa trường” nữa chứ !- nó chỉ chứng tỏ giáo dục nước nhà chỉ thiên về hình thức, giáo dục suông, hi hi giáo dục lòng yêu nước đâu phải cứ hát rống lên lời ca mà bản thân các cháu mù tịt

      1. Cá gỗ

        …các cháu mẫu giáo mà thuộc cái ca từ đầy sát khí này có khi đánh nhau còn tợn hơn lứa các anh, chị Phổ thông trung học ấy chứ! Đấy, bữa nay ở TP.HCM mới có một đứa nữa học lớp 8, bị hai bạn đồng môn cho đo ván, đếm đến 8 vẫn chưa bò dậy đó.

      2. toptotoe

        Em thấy mấy bé học tiểu học về nhà vẫn hát QC vui vẻ lắm. Có nhiều từ khó hiểu còn hỏi lại người lớn nữa. Cứ để cho các cháu yêu nước vậy đi, lớn lên nó khỏi bán nước.

      3. Trà Hâm Lại

        Đã từ lâu , tôi cũng có ý thức rằng nên đổi lời quốc ca , vì bây giờ nghe có vẻ … hơi rùng mình – tòan máu và chết chóc.
        Câu này tôi sợ nhất :” Đường vinh quang xây xác quân thù … ”
        đường ni ai dám đi hè ?

    2. mai vũ

      Nhân loại đang hướng tới việc giải quyết mọi bất đồng bằng con đường hòa bình, tránh xung đột và không chạy đua vũ trang; Vậy mà lời quốc ca của ta cứ “tiến ra sa trường” trên “đường vinh quang xây xác quân thù”…e rằng không ổn. Nên chăng giữ nhạc, thay lời cho muôn dân cùng hát.

  53. Cầm Thi

    Chan dung bac Bao Sinh hay qua Bo oi,
    em cung thuoc nhieu cau tho nay ma gio moi biet la cua bac Bao Sinh.
    Cai khai niem ” nhuan tai” qua dac sac ! he he.
    Chuc Bo va ba con chieu rieu khoe va vui het tuan.
    ( em xin loi vi may ko co dau )

  54. Kim Dung

    To@Vớ Vẩn ơi:
    Chó nó vừa ngây thơ, vừa trẻ thơ, vừa tin người đến xót xa, vừa trung thành còn hơn cả…con người ấy bác ạ. KD từng nuôi 3 con chó, và quan sát hàng ngày, chợt nhận ra những phẩm chất Chó quý giá đên ko ngờ. Vì thế mà với KD, chó là loài động vật được thương yêu vô cùng, và nói thật, KD …nể trọng những phẩm chất Chó. Hu…hu..hu…

    1. ha linh

      chào chị Kim Dung!
      Em có nhiều hồi ức buồn buồn về chó lắm,
      thương lắm chị ời hu hu

      1. zhivagovn

        thú thực là rất thích ngửi mùi thịt chó nướng, hồi em học cấp 1 trường em ở ngay gần khu thịt chó, trưa đi học về hoặc chiều đi học là nức mũi. em mới ăn thịt chó 1 lần, không ấn tượng lắm nhưng có lẽ lần ấy người ta nấu dở.

    2. Vớ Vẩn

      Đúng rồi; nữ sĩ KD ơi! nhiều lúc cũng thấy tội nghiệp cho chó bị gán ghép oan như câu chuyện ni:

      Một gia đình kia, sau bao nhiêu năm bôn ba bây giờ trở nên khá giả. Phần vì cũng muốn thể hiện mình giàu có, phần cũng muốn kẻ trông nhà cho thêm phần yên tâm, ông chủ ra chợ sắm cho mình một con chó. Con chó kia vốn khôn ngoan, nó biết cái lí do mà chủ mua và nuôi mình, nên luôn tỏ ra săng sái tận tụy lắm. Đêm đêm khi mọi người đi ngủ nó án ngữ ở đầu nhà: thấy bóng người qua: sủa, vài chiết lá rơi xào xạc: sủa. Ông chủ nghe tiếng chó sủa đêm đêm lấy làm yên tâm. Nhưng xóm giềng lại nghĩ: Ô hay, hóa ra nơi mình ở cũng chẳng được yên ổn cho lắm… nên họ đua nhau đi mua chó cho nhà mình. Từ bấy trở đi, hễ nhà nào có tiếng chó sủa là cả làng vang lên tiếng chó sủa phụ họa theo.

      Con chó nào mà chả muốn chứng tỏ trung thành và tận tụy. Mọi người bất an: có vẻ như đêm đến có biết bao nhiều điều xấu rình rập. Người ta cũng ngại đi ra khỏi nhà buổi tối, vì tiếng chó sủa bóng họ đi trên đường người ta lại tưởng mình ăn trộm ăn cắp. Ngay cả giấc ngủ của họ thỉnh thoảng vẫn bị đánh thức bởi tiếng chó sủa, cứ như thế đến sáng.

      Con chó của người nhà giàu kia nay đã già. Nó tự lo sợ đến lúc không còn đủ sức để sủa nữa sẽ bị ông chủ nấu rựa mận, bởi thế nó cứ cố đem sức tàn ra mà thỉnh thoảng cất lên những tiếng nghe thật thảm thiết. Đôi khi nó ước ao được bình thản, tĩnh lặng, được ngắm chiếc lá rơi xào xạc, nhìn bóng người qua đường. Và bây giờ nó rất sợ nghe tiếng chó hàng xóm sủa…. 😉 🙂

  55. nhatle

    Không phải ai cũng có thể sống tùy thích như Bảo Sinh, vì trăm thứ nó bó buộc ta. Tỉ như vợ con, cơm áo gạo tiền…Mấy ai làm được như Thi sĩ Hữu Loan, Văn sĩ Nguyên Hồng. Ôi! cái danh, cái lợi nó quyến rũ ta.

  56. toptotoe

    Tuyệt quá Bọ ơi. Chân dung đợt này hay vì có gì đó rất đặc sắc. Lâu nay em cũng nghe đôi ba câu thơ trên ( em cứ tưởng là một dạng thơ Bút Tre) hóa ra của Bảo Sinh. Nghe Bọ tả về không gian sống của nhà thơ hấp dẫn như nghe người hướng dẫn du lịch vậy. Chắc nhiều người sẽ ghé thăm nhà BS sau khi đọc bài này đây (vừa được ngắm cảnh, nghe thơ và nhân tiện mua chó mèo về nuôi luôn)…

  57. Kim Dung

    Chào Bọ và các bác
    Bài viết của Bọ thú vị, chân thực và hóm. Vì KD đã có hai con cún yêu quý gửi ở đất của bác Bảo Sinh, nên cũng có dịp nói chuyện với bác, và thăm thú nhiều lần KS chó. KD nghĩ tư duy bác Bảo Sinh rất hiện đại, hiểu thời cuộc và biết đi trước trong lĩnh vực kinh doanh. Nhưng đồng thời bác BS còn là nhà thơ dân gian, độc đáo. Ở ông vừa có cái cười mỉm, diễu cợt hiện đại, vừa có chút hoài cổ phảng phất của một người sinh trưởng trong một gia đình có nền tảng giáo dục khá tốt. Thơ ông thường chỉ hai câu, nhưng lại khái quát được khá cao, và cũng rất thú vị, vì ông cũng là người có những phát hiện, triết lý rất độc đáo, kiểu: “-Muốn so thơ dở thơ hay. So bồ của họ biết ngay thôi mà…”.
    Kiểu này, thì khối anh làm thơ phải…đực mặt ra ý nhể?

    Mà ko biết Bọ có trong …số đó ko? Hi…hi…Bọ đừng giận nhé. Trêu Bọ tí!

    1. Hồng Chương

      “-Muốn so thơ dở thơ hay. So bồ của họ biết ngay thôi mà…”.

      he he nỏ dám lạm bàn, đụng chạm chết.
      Nhưng giờ thì có thể trả lời câu hỏi của Sao Hồng “Răng mà thơ của bác nớ lại hay rứa hè, nhạc cụng hay”.

      1. toptotoe

        Em thấy câu thơ này đúng trong trường hợp đạo diễn Lê Hoàng. Ông này không mần thơ nhưng kịch bản đắt như tôm tươi, viết tiểu phẩm hài thì thôi rồi, và cái sướng nhất là cặp với em nào cũng dễ thương cả…

  58. Sao Hồng

    VUÔNG TRÒN

    Ngày xưa trái đất hình vuông
    Cho nên đi đứng trên đường thẳng hơn
    Bây giờ trái đất hình tròn
    Cho nên bao kẻ lom khom định bò.

    PHẬT BẢO SINH

    1. toptotoe

      Bây giờ trái đất hình tròn
      Cho nên bao kẻ lom khom định bò.
      ——–
      Mới lom khom định bò thôi sao, chắc mỏi lưng lắm, nếu đã bò thì mỏi đầu gối.

  59. CỐT THÉP

    Người ta thường nói tiên ở trên trời, có phúc mới được gặp tiên.
    Hôm nay thực là có phúc, nhờ BỌ LẬP mà CỐT THÉP được “gặp” ông TIÊN BẢO SINH.
    Xin cảm ơn CẢ THẾ GIỚI.

    1. bachduongqt3065

      Hi ! Dạo ni Bác Cốt Thép hay nhấn mạnh từ dữ dội hè ?

      Cảm ơn Bọ Lập hôm nay
      Đã cho Cốt Thép gặp ngay Tiên Sình ( Sinh )
      Suy từ ta cho đến bạn mình
      Ân tình mãi giữ cho nhau muôn đời

      (~_~)

  60. Sao Hồng

    THƠ BẢO SINH:

    Đạo bồ bịch

    “Vợ là cửa cái,
    Bạn gái là cửa sổ.

    Càng nhiều cửa sổ càng sang,
    Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra.
    Vợ là cửa cái nhà ta,
    Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng.”

  61. zhivagovn

    Đọc bài ni của bọ con lại xót xa cho nghề truyền thần HN. Một nét văn hóa dân gian đã bị mai một.

    Nhân tiện con xin kể lại một câu chuyện mà ám ảnh con tới giờ. Hồi con 12 tuổi ở SG có một cặp vợ chồng rất già thường xuyên ngồi bên cửa siêu thị Maximart trên đường 3/2. Ông chồng ngồi vẽ truyền thần, bà vợ chắc chỉ đi theo phụ giúp. Họ có vẻ rất nghèo.

    Đâu được vài tháng thì không thấy họ đâu nữa. Nghĩ về họ mà buồn quá, lại nhớ đến truyện ngắn “Điệu Mơ-nuy-ê” của Maupassant, trong đó nhân vật tôi bị ám ảnh suốt cuộc đời vì hình ảnh một cặp vợ chồng già nhảy điệu menuet từng rất thông dụng thời họ trẻ nhưng hiện đã lỗi thời.

    http://thuvien.maivoo.com/Truyen-ngan-c1/Mo-nuy-e-d2480

    Những sự tàn nhẫn thô bạo của tạo hóa hoặc của con người có thể làm chúng ta thốt kêu lên khủng khiếp hoặc công phẫn nhưng không hề khiến tim ta se lại, không hề gây cái rùng mình lướt qua lưng khi ta nhìn thấy vài điều não lòng nho nhỏ.

    Nỗi đau mãnh liệt nhất con người có thể cảm thấy, dĩ nhiên là khi người mẹ mất con, và khi người đàn ông mất mẹ. Điều ấy mãnh liệt, kinh khủng, điều ấy đảo lộn và cào xé, như người ta nguôi khây những tai họa đó như là lành những vết thương lớn đẫm máu. Vậy mà, vài cuộc gặp gỡ, vài điều thoáng thấy, phỏng đoán, vài nỗi thầm kín, vài sự lắt léo của số phận, lay động trong ta cả một thế giới xót xa những suy nghĩ, hé mở đột ngột trước ta cánh cửa bí ẩn những đau khổ tinh thần, phức tạp, không phương cứu chữa, càng sâu xa hơn bởi dường như êm nhẹ, càng nhức nhối hơn bởi dường như mơ hồ, càng dai dẳng hơn bởi dường như không thực, những điều ấy để lại trong tâm hồn ta cái gì như một giải u buồn, một vị chua chát, một cảm giác thất vọng và rất lâu ta mới xua tan được.

    1. ha linh

      Vậy mà, vài cuộc gặp gỡ, vài điều thoáng thấy, phỏng đoán, vài nỗi thầm kín, vài sự lắt léo của số phận, lay động trong ta cả một thế giới xót xa những suy nghĩ, hé mở đột ngột trước ta cánh cửa bí ẩn những đau khổ tinh thần, phức tạp, không phương cứu chữa, càng sâu xa hơn bởi dường như êm nhẹ, càng nhức nhối hơn bởi dường như mơ hồ, càng dai dẳng hơn bởi dường như không thực, những điều ấy để lại trong tâm hồn ta cái gì như một giải u buồn, một vị chua chát, một cảm giác thất vọng và rất lâu ta mới xua tan được. .
      ——————
      Đồng cảm với Zhi!

    2. toptotoe

      Maupassant mà Zhi. Mình cũng thích truyện” Chiếc vòng cổ kim cương” của NV này.

      1. zhivagovn

        Hehehe, thanks chị HL

        @Thủy top: Truyện nớ thì đọc không xúc động như chuyện ni nhưng mà buồn cười. hehehehe

  62. vanthanhnhan

    Bọ viết về bạn văn bài nào cũng hay.
    Khen Bọ có mà khen cả đời… hi hi.
    Để góp vui trên chiếu Vanthanhnhan xin bổ sung thêm một số chi tiết về ông Bảo Sinh cho vui chiếu.
    – Ông Bảo Sinh nguyên gốc người làng Tương Mai nay là phố Trương Định, Hà nội.
    Tuổi thơ của ông gắn liền với phố Ô quan chưởng, cửa ô duy nhất còn lại của Hà nội, hay còn gọi là cửa Đông Hà môn. Chính vì vậy khi ông chuyển về quê [ Tương Mai, Hai bà Trưng ]thay vì xây cái cổng bình thường như bao nhiếu cái cổng nhà khác, ông đã cho xây nguyên xi cái cổng Ô quan chưởng tại cổng trang trại của ông, chắc ông yêu Ô quan chưởng lắm nên ông mới tốn kém như vậy.
    Điều này chắc Bọ biết rõ nhưng không kể, chắc Bọ ngại lan man…
    – Gia đình ông Bảo Sinh có hai người làm Truyền thần, Ông Bảo Nguyên người vẽ truyền thần có tiếng và duy nhất còn sót lại của Hà nội là anh ruột ông Bảo Sinh. Cửa hàng của ông Nguyên hiện ở phố trên tuyến phố Hàng Ngang – Hàng Đào.
    -Cụ thân sinh ra ông Bảo Sinh tên thường gọi là ông Mão Tiêm. Cụ nguyên là Y tá được học từ thời Pháp thuộc, Cụ qua đời khi ở tuổi 92, sau khi làm lễ cưới Kim cương [ 70 năm ], cụ bà nay đã 94, hiện vẫn còn sống. Cụ ông hơn cụ bà 2 tuổi.
    -Cụ Mão Tiêm, bố ông Bảo Sinh, sinh thời chưa bao giờ làm nghề vẽ truyền thần, nghề VẼ TRUYỀN THẦN, trong nhà Cụ chỉ có ông Sinh và ông Nguyên làm nghề này do tự học.
    Không phải do bố ông Bảo Sinh truyền nghề.
    Bọ có thể hỏi lại ông Sinh. HE, HE.

    Khi cụ Mão Tiêm còn sống, cụ cũng hay làm thơ và đọc cho cụ bà nghe. Có lần Cụ Mão đọc thơ cho cụ bà nghe, đọc xong Cụ ông hỏi Cụ bà:
    – Bà thấy thấy thơ của tôi hay không?
    Cụ bà trả lời:
    – Thơ ông chỉ để đi chùi……. đít.
    Nghe xong hai Cụ cùng cười vui vẻ.
    Trong số anh em của ông Bảo Sinh còn có một người yêu thiên nhiên đất nước một cách khác thường. Ông này một mình trên chiếc xe đạp đi lang thang khắp đất nước vào tận Cà mau, Tây nguyên có khi cả tháng mới về nhà.

    1. toptotoe

      Chi tiết hai ông bà cụ vui ghê, chắc về già người ta đâm ra dễ tính, chứ hồi trẻ mà vợ nói vậy a, chồng bỏ nhà đi bụi luôn.

      1. Mèo Hen

        “Cụ bà trả lời:
        – Thơ ông chỉ để đi chùi……. đít.
        Nghe xong hai Cụ cùng cười vui vẻ.”

        Để nói được câu nói này, hơn thế, lại còn khiến cụ ông vui lây, tôi chắc Cụ bà đã yêu Cụ ông bằng một tình yêu khác thường, tạm gọi là “Siêu tình yêu”!

  63. zhivagovn

    “-Ra đường sợ nhất công nông

    Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!”

    =====

    EM XINH của anh ui, chớ có nghe lời bác ni nha, bác í sợ nhưng anh nỏ sợ mô…. sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà mà thấy em như rứa đón anh bao nhiêu mệt nhọc cũng phải ở lại ngoài đường. em cứ…… thoải mái

    1. Cá gỗ

      Zhi ơi! Cũng như CG, chắc chắn là zhi chưa nhìn thấy em xinh. Kinh nghiệm đường đời luôn mách bảo, răn đe CG là không được để cái danh chi phối mà phải luôn thận trọng khi chưa nhìn thấy tận mắt, sờ được tận tay.
      Hỏi nhỏ zhi điều này, lỡ em xinh là một “thừa nữ” 47 tuổi, có nước da màu sô cô la, nặng 66 kg, cao 1m45, đi vòng quanh 3 ngày không thấy cổ … thì Zhi có dám bỏ “mệt nhọc ở lại ngoài đường” và về nhà ỏ e “em cứ…… thoải mái” không?!!!
      Không tin đến nhà bác Sinh mà xem vì sao bác ấy “lói” thế!

      1. toptotoe

        hehehe…CG sao lại “hạ thấp quan điểm” (cho em mượn từ của anh HC chút) về nhan sắc của EX quá. Người có duyên ăn nói như EX thì chắc cũng mày ngài, mắt phượng, dáng phải lả lướt, cao ráo và không quá dư ký rồi ( có thể hơi dư vài lạng, không sao hihi)

      2. Cá gỗ

        Vợ thằng bạn CG tên là Tuyết. Buổi tối ghé nhà nó chơi, nhìn ra sân thấy thấp thoáng cái áo trắng, hỏi:
        – Tối rồi sao còn phơi áo ngoài sân?
        Nó bảo:
        – Vợ tao đang đứng hóng mát!
        toptotoe thấy sao?

      3. binhminhmua

        @ Cá Gỗ: Bổ sung chuyện về vợ thằng bạn tên Tuyết.

        – Có lần, buổi tối CG đến nhà bạn (vợ nó tên Tuyết). Nhìn quanh không thấy Tuyết đâu, CG theo thói thường hay quan tâm của người Việt mới hỏi: – Ủa vợ mày đâu?

        Bạn CG chỉ ra sân, ý nói “ở ngoài đó”. CG nhìn ra chả thấy gì, trời tối thui. Bạn CG liền vỗ tay ba cái. Quái, thằng này bùa phép gì đây nhỉ!

        Từ ngoài sân, cũng có tiếng vỗ tay ba cái đáp lại, thêm tiếng phụ nữ nheo nhéo: Em đây mà, không thấy gì à!

        Hehe!

      4. Cá gỗ

        @binhminhmua:
        Hay, hay! Lần sau có chuyện gì CG sẽ gửi binhminhmua xem trước, biên tập lại rồi ta cùng xuất bản nhé. Nhưng, nhớ phải cẩn thận kiểm tra kẻo “mấy cậu thư ký” hay đánh máy ẩu lắm.

        @zhivagovn:
        …hật hông, hật hông! ếu em inh mà úng à en i hạm thì á ỗ ọng ồi i a ô ơi!
        (CG ngọng)

      1. dnhuy

        Góp cho bọ 1 bài của Bảo Sinh
        Làm thơ nuôi chó chọi gà
        Cả ba thứ ấy làm ta bơ phờ
        Suốt ngày nữa tỉnh nữa mơ
        Nhìn ai cũng thấy nữa thơ nữa gà..

    1. vanthanhnhan

      Ông Bảo Sinh còn có Khách sạn Chó, dùng để cho các gia đình đi vắng lâu ngày gửi chó cho ông Bảo Sinh trông nom. Nghĩa trang chó của ông bây giờ đã quá tải, nhiều gia đình đã bỏ Mộ chó lâu quá không đến trả tiền thuê đất và tiền hương khói cho Chó. Sắp tới ông sẽ cho Hỏa thiêu tất cả số xương cốt chó vô thừa nhận để giải phóng mặt bằng. he he.

      1. toptotoe

        EM không rõ bác BS đã kịp mua chó Tây tạng về cung cấp cho các đại gia ở VN chưa? Bên kia có Madame còn thuê hằn đoàn xe Mec rước chó quý đấy…

  64. nguyen le

    Em khoe với bọ tí nhé. Chính bác Bảo Sinh xem ngày cưới cho bọn em đó. Mà bông hoa đầu tiên và duy nhất lão chồng tặng em cũng là bông hoa hồng ngắt trộm ở vườn nhà bác ấy.

    1. Cá gỗ

      lão chồng của nguyen le hái hoa nhà bác Sinh tặng vợ… thế lão ấy có ham nuôi milu như bác Sinh không?
      Cũng như bác Sinh, bọn đàn ông chúng tớ thích milu lắm. Milu trung thành mà độ lượng. Chúng tớ có mải vui về khuya mấy nó cũng vẫn tíu tít mừng, không cau có, cằn nhằn. Lỡ có xỉn mà “Ac xe lôn” hay “Li vơ phun” ra nhà thì nó vẫn vui vẻ, tươi tỉnh thu dọn. Lỡ nổi cáu mà có “đào duy quát” thì nó cũng im thin thít tìm chỗ khuất mắt để tránh. Khi mình làm lành nó cũng không ngúng nguẩy, ấm ứ, hự hạ gì cả mà sà ngay vào lòng.
      Chúc nguyen le và lão chồng vui vẻ, hạnh phúc nhe. Mượn thơ bác Sinh tặng vợ chồng nguyen le nè:
      Đàn ông như thể cánh diều
      Đàn bà cầm sợi tơ diều trong tay
      Đừng già néo, kẻo đứt dây
      Thả chùng xuống, để diều bay đúng tầm

      1. Vớ Vẩn

        Nhân bác Cá Gỗ khen Milu trung thành và độ lượng, nhà em kể hầu bác nghe chuyện trung thành của chó, nhân vật tôi trong chuyện không phải là nhà em đâu nhé:

        Trung thành hơn cả chủ
        Nhà người bạn tôi có một con chó dữ lắm. Mỗi lần tôi sang nhà bạn chơi phải gọi bạn từ xa ra giữ chó. Ấy vậy mà nó vẫn xông ra cửa sắt lao đến tôi, làm tôi khiếp đảm. Tôi ta thán: Con chó nhà bác khiếp quá. Ông bạn cười : Thì nó là chó giữ nhà mà bác. Tiện ông kể thêm: Cũng bởi lũ trẻ nhà này hay cổ vũ nó mỗi khi có người lạ đi qua cửa nhòm ngó vào nhà. Thật là trung thành với nhà tôi hơn cả tôi, vì là chủ nó, tôi biết ai là bạn mình, đã hét nó nằm im rồi mà nó còn cố vùng lên sủa hàng tràng khiến người ta khiếp đảm. Người ta đã vào nhà rồi mà nó còn cố hực lên vài tiếng răn đe họ. Tôi lấy ba toong vụt cho vài gậy nó mới im, rồi cứ thế nó nằm chực ngoài hiên ngóng vào câu chuyện của tôI với khách như để coi chừng. Nó chắc chả hiểu một câu một chữ nào trong câu chuyện của chúng tôi đâu, nhưng nó cứ hóng hớt nhìn ngó vào mặt chủ khách để sẵn sàng tỏ thái độ. Tuy thế, tôi quí nó hơn là ghét nó mặc dù nhiều khi nó làm tôi mất mặt với bạn bè. Cũng bởi vậy mà nhiều người đến hỏi mua mà tôi không bán. Mà cũng lạ, vì cái thói hung dữ của nó mà bạn bè đến thăm vốn dĩ định tâm tình chuyện này chuyện nọ mà cuối cùng lại chủ yếu quay về chuyện của nó.

        Thì nó là chó mà bác, nhà bác được con chó như thế là quí lắm đấy – không hiểu sao đến lượt tôi lại phụ họa với người bạn chủ nhà như vậy. 😉 🙂

      2. vanthanhnhan

        Bài đọc thêm:
        ” Cũng như bác Sinh, bọn đàn ông chúng tớ thích milu lắm. Milu trung thành mà độ lượng… ”
        Trích: Cá gỗ@
        Mời các Bọ vào nhà Cụ Phan Bội Châu đường Phan Bội Châu, t/p Huế, đường lên Nam giao đọc bài thơ cụ Phan khóc chó và thăm Mộ của Cụ cùng mộ hai con chó của Cụ.
        Nếu rỗi các Bọ đọc thêm: Điệu Khuyển, của Cụ Nguyễn Du.

      3. nguyen le

        Cám ơn bác Cá gỗ nhiều. Lão chồng nhà em ngày đó cũng có một con Ki rất ngoan (hắn ở một mình cùng con Ki). Ngày trước, đám học trò của bọn em hay viết thơ của bác BS lên tấm mica màu đỏ lớn cùng với vẽ minh họa. Đấy cũng là một thú chơi thơ của bác BS. Không biết những “tấm thơ” đó bây giừo ở đâu. Vì lâu rồi em cũng không qua nhà bác BS chơi nên không biết. Còn bác nói rất đúng là phải nới chùng dây “diều chồng”. Tuy nhiên, thi thoảng phải thu dây về để chỉnh trang diều cứ nhỉ. Nếu cứ bay lượn mãi có ngày rách tan bác ợ.

  65. Quoc.Khanh

    Hình như Nguyễn Bính từng viết :

    Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ
    Nghèo lắm con ơi! Bạc lắm con!

    Nếu có kiếp sau chắc ai cũng rũ nhau làm người… yêu Bạn văn 37. Ước chi có được 1 ngày ” làm nhà thơ dân gian thôi con nhé…” như ngày thơ Việt nhỉ ?

    1. Hồng Chương

      Cơ quan tôi có 2 anh thích thơ, tạm gọi một anh là chính tắc và một anh dân gian. Anh dân gian thì đọc tùm lum và nhớ tùm lum. Có khi thơ Lê Anh Xuân nối với thơ Tố Hữu vô tư, vd
      Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
      Nhưng anh gượng đứng lên, tì súng trên xác trực thăng
      Và anh chết trong khi đang đứng bắn
      Ơi, anh Giải phóng quân
      Kính chào anh con người đẹp nhất
      Tổ quốc hôn anh chàng trai chân đất

      Nhưng bà con ngoại đạo có khi lại thích anh ‘dân gian’ hơn. Hôm liên hoan hai anh cùng có mặt, bia vào, anh dân gian lại đọc thơ theo yêu cầu:
      Nhất kiêng chớ lấy chồng thi sĩ
      Nghèo lắm con ơi! Bạc lắm con!
      Chàng chàng thiếp thiếp cho bằng được
      Bố bố con con chẳng nhận ra

      Anh chính tắc nghe lộn xộn thế lộn tiết lắm rồi, lầu bầu cạnh khóe gì đó, nhưng bà con thì khoái, tán rầm trời. Đến lúc có người tán: đúng rồi, mấy cha nhà thơ là hay phản bội lắm, ưa bồ bịch bia ôm lắm, con học lớp mấy có khi cũng không biết. Anh dân gian cười hi hi, anh chính tắc uất nghẹn nói ông thấy tai hại chưa, thấy việc đọc thơ lung tung của ông làm người ta hiểu bậy bạ chưa. Anh kia trả lời sao lại lung tung, NB viết thế chứ còn sao. Đại thể anh chính tắc biết là không phải thế, mà đó là hai đoạn ghép bừa, nhưng anh cũng không thuộc cả bài, hay chí ít đọc được một đoạn dài chứa 2 câu trên…. vả lại mọi người đang sướng, cũng ko quan tâm.

      1. zhivagovn

        Yêu cầu bí thư Hồng Chương có thái độ nghiêm túc. Đồng chí không được phép ca tụng thứ rác rưởi tiểu tư sản của chế độ cũ.

  66. Hiếu

    Hihihi…
    Thơ bác Bảo Sinh hay nhỉ! Cũng tếu như thơ Bút Tre vậy!
    Em thích câu:
    “Cuối cùng tất cả chúng ta
    Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân”

    Em đặt “dị bản”:
    Cuối cùng tất cả chúng tôi
    Đều lên nóc tủ ngắm…”chuồi cả nai”!
    (chuối cả nải)
    hi hi hi…

    Cảm ơn Bọ Lập và nhà thơ Bảo Sinh!

    1. bướm đêm

      @Hiếu làm nhà thơ được đó Hiếu
      Nợ Hiếu một cành vạn tuế nhé, vì ray rứt nên chủ nhật rồi lo ra chia trí quá!
      Chuẩn bị tâm hồn chưa?

      1. cú đỉn

        @ buomdem : Bướm ơi , bướm hãy vào đây
        Cho Hiếu hỏi nhỏ câu này chut thôi
        Cái cành vạn tuế ..mô rồi
        Mà răng, Bướm chẳng cho người mang sang
        Để cho Hiếu phải bẽ bàng
        Chót khoe Vạn tuế, thì sang hơn Dừa
        Giật mình, cha hỏi , Hiếu thưa
        Tiên sư..con ấy ..nó lừa….lạy ..cha

    2. cú đỉn

      @ Hiếu PD : Đọc đến đoạn ” chuồi cả nai” của H ..mà rũ ra cười và nhớ đến câu chyện cách đây hàng chục năm rồi. CD ăn cơm với một bác đại tá ” ngụy” , bác ấy đã 75 tuổi. Chợt bác bảo : Tôi sợ người bắc các anh. CD hỏi răng mà sợ. bác kể tôi thây 2 anh miền bắc đánh chửi nhau, một anh bảo : Tiên sư mày , muốn ăn chuối cả nải thì bảo . Tôi nghe mà không hiểu . Sau đó tôi hỏi một anh bạn già người bắc của tôi, anh ta cười rũ ra và giải thích cặn kẽ. Nói đến đây bác ấy chép miệng…. người miền bắc các anh ..Thâm thật

    3. cú đỉn

      @ Hiếu : vì là người ngoại đạo nên không rành các nghi lễ bên Đạo, nghe Bướm đêm nhắc nhở ( có lẽ đương sự cũng là người có Đạo hả Hiếu) :CD chúc Hiếu dọn mình để đón Hồng ân của chúa nhân ngày chúa Giê su phục sinh

    4. Hiếu

      Hôm nay em mới vào đây
      Thấy Cu với Bướm loay hoay lùm xùm!!

      Bữa trước em thấp thỏm mong Bướm đêm gửi vạn tuế đến mà không thấy. Em quyết chờ đến phút chót nên đi lễ tay không, chẳng mang lá dừa. Em tưởng chuyến này mỗi mình em có lá vạn tuế, “hàng” em là “hàng” độc, thế nào mà Chúa chả chú ý mà nhận lời cầu nguyện. Vậy mà cuối cùng “xôi hỏng bỏng không”. Thế nên chiều ni em dọn mình em đi xưng tội:

      Chưa Cha con xưng tội rằng
      Có có lỡ chưởi …tiên sư thằng…bướm đêm
      Con nghe anh Cú con khuyên
      Nên con chưởi nó chứ tự con không làm!

      Cảm ơn anh Cú đã chúc bình an!
      Em cũng nghĩ Bướm đêm theo đạo Chúa!
      Vui vui! Hay hay!

      1. bướm đêm

        @Hieu:
        Hic hic
        ngậm ngùi hai chữ xót xa
        Tiên sư…Thằng bướm còn chi là… ngài
        Hiếu chửi đúng đó hiếu. Mắc nợ có lãi suất cơ bản đó, lo chi. Tính bao nhiêu đây cũng chịu,hehehe

  67. Cá gỗ

    Làm người mà được như ông Bảo Sinh thế là sung sướng, thế là an lành Cứ nhẩn nha, tụt tạt, xuề xòa sáng, trưa, chiều, tối với những gì mình thích. Phò theo Tài thì đú với đám Văn, Thơ, Nhạc, Họa. Nương theo Tâm thì vui vầy cùng Mèo, Chó, Gà, hoa. Đúng là:
    “Triều đình riêng một góc trời.
    Thơ mèo, gà, chó… rạch đôi sơn hà”.

      1. ts

        Có một số bác bất mãn, gọi tất cả xung quanh là…chó mà có an nhàn, thanh thản gì đâu?

  68. Thiên nhân

    Bọ viết bài này hay ghê. Nhưng sao Bọ lại quên chuyên có tới hơn 800 ngư dân Việt bị Tàu bắt trên Biển và đòi tiền chuộc. Thật lạ là Báo Quân đội nhân dân không đưa tin này mà xã luân lại đăng bài về Thị trường lao động. Đúng là mũ ni che tai.
    Thiên Nhân chúc Bọ vui.

    1. toptotoe

      Bọ có pot tin đó thì cũng chẳng làm gì cứu giúp được đồng bào khốn khổ của mình ( lại còn bị đánh giá toàn đưa tin tuy có tươi nhưng không sáng). Vả lại đã có các đ/c lãnh đạo nhà nước, ngoại giao , quân đội lo rồi…
      Bác đọc bài của Bọ” Cục ta cục tác, mừng bác đóng phim chưa” , Cục trưởng đã đi đóng phim ngày thứ 2 rồi mà giá cả có sao đâu ( không thể lên cao hơn nữa). Bác Cục trưởng nói rất đúng trước khi đi ” mình tôi cũng chẳng làm được gì”. Ở đây ta có thể nói” mình Bọ cũng chẳng làm được gì”

  69. Sao Hồng

    “Chó và mèo, người và ngợm, phật và ma… cả một thế giới lạ hoặc giữa phố phường Hà Nội, ai đã tới thăm một lần suốt đời không thể quên. Trong cái thế giới ấy ông chủ uống rượu đọc thơ, bà chủ tụng kinh niệm phật, chó sủa gâu gâu, mèo kêu meo meo… vui hơn tết. Khu vườn chỗ cây cổ thụ toả bóng râm mát, chỗ cỏ cây bụi bờ chen chúc trong nắng vàng hoe. Mùi hoa lan, hoa nhài hoa huệ lẫn trong mùi mèo mùi chó mùi người… vừa thơm vừa tục”.
    *****
    … thì cũng là cõi NIẾT BÀN của bác Bảo Sinh.
    Cái danh của bác, nụ cười của bác í nhìn thấy đã… PHẬT rồi ! Phật mang tên Bảo Sinh !
    He he…

  70. Sao Hồng

    “Bên này hồ là tượng Phật uy nghi, bên kia bờ hồ là tượng Bảo Sinh cũng uy nghi không kém, cả hai đều tay bắt quyết miệng nam mô, he he. ”
    *****
    He he…. Hay hung ! Hay hung !

  71. Thaonguyen

    Lâu nay, mỗi lần đi họp thường được nhận mấy chục mà không biết tiền gì. Đọc bài này mới ngộ ra đó là tiền nhuận tại Hay thiệt là hay!

    1. Thái Hoà

      Ý của bạn thật là hay. Hoan hô bọ Lập, hoan hô bạn, từ nay ta có thêm từ mới để chỉ đích thị một loại phí thù lao đã ra đời từ lâu “Nhuận tai”. He he

      1. Lạc Dân

        To Top@.
        Nhuận, từ hán Việt có nghĩa như Lộc, thường đi đôi với Lợi: lợi nhuận. Từ hán Việt thường thấy là Nhuận Bút, có nghĩa là lộc từ viết lách mà ra. Nhuận tai (hay nhuận nhĩ) cũng là lộc từ tai bị buộc làm việc mà có.
        Nhuận trường lại khác, chữ Nhuận này lại có nghĩa là mát mẻ.
        Nhuận trường là mát ruột, dễ tiêu hóa.

    2. cú đỉn

      Khi một ca sĩ tổ chức tiếp thị giọng hát của mình . Ông bầu của ca sĩ đó cho người gặp khán giả ( đặc biệt tuổi Teen) đưa người thì gấu bông, người thì bup bê, người thì…mấy đồ vàng mã trang kim..it nhất cũng 1 bó hoa và độ vài chục nghìn ..uống nước ,và dặn : Các em nhớ sau khi ca sĩ Th top hát xong thì tranh nhau xô lấn chạy lên sân khấu tặng cho ca sĩ búp bê, gấu bông……..Tiền đó gọi là Nhuận Cầm . Sạu ni có một buổi như ri diễn ra, hôm đó có cả nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm tham dự với tư cách giám khảo. Sau khi ca sĩ ruột trình bầy xong, ông bầu vì ý tứ… hô to : các em đã nhuận cầm đâu rồi..đến lươt các em . Nhà thơ H Nhuận Cầm đang lơ tơ mơ..nghe tên mình vội vàng vọt lên sân khấu trong tay..trống trơn..bị ngay ông bầu chạy lên kéo xuống, quát : vớ vẩn, tôi gọi bọn Nhuận cầm khác cơ, không phải anh .

      1. bướm đêm

        @Cd: Phản biện theo cách của cudin thì iem nghĩ đời ni còn nhiều cái “nhuận”lắm, heheeh

  72. Trảo Nha

    Bọ Lập đăng 1 số bài của ông bạn này lên cái, có vẻ hay đấy, đã nghe nhiều câu riêng lẻ mà chưa xem nguyên bài.

  73. Tg

    Bọ viết bài ni hay ghê, em lại được mở mang tầm nhìn thơ thẩn của mình. Thanks Bọ nhiều, chúc Bọ một ngày vui.

  74. Thỉ

    Bọ viết hay thiệt, tui khen mà không cần nhuận tai mô nghe. Mà cái ông Bảo Sinh ni tui nghe rất quen, hình như ông bố của Bảo Sinh là cụ Kim Sinh phải không bọ. Hồi những năm 1968 đến 1973 tại bến xe Kim Liên mỗi lần đi Hà Nội mà gặp cụ vẽ tuyền thần thấy người xem xúm đen xúm đỏ vòng trong vòng ngoài là tôi cứ mê mẩn không bỏ đi được.

    1. Hồng Chương

      bác Thỉ ở đâu mà biết ông Kim Sinh này nhỉ? bác nhắc tôi mới thấy ký ức xa xa vời hiện về láng máng ông KS vẽ dạo tán dẻo vùng bến xe KL, vườn hoa Thống Nhất. Nhớ ra cũng nhờ cái tên Kim Sinh.

      1. Thỉ

        Chào bác HC: Chắc hồi đó bác là hs miền Nam ( hoặc là HS K8), còn tôi học ở Nam Hà, có chị gái là văn công ở khu Mai Dịch. Cứ Hè tới là tôi trốn trường lên Hà Nội. Bến xe KL và ga Hà Nội trở thành quá thân quen, muốn đi du lịch HN thì lên tàu điện chỉ tốn có 5 xu phải không bác.

  75. bachduongqt3065

    Anh Dân cụa Choa đang bận quét sơn cái ngõ nhỏ phố nhỏ nhà Choa ở đó . Có lấy tem không thì bảo không BD dành tem cho anh Quát bây chừ
    Tem tốp 6 đọ, như ri là đủ mâm rồi nha (~_~)

    1. Thỉ

      Chào Bạch cô nương! Dạo ni quê miềng gió Lào về chưa! Nếu nóng quá thì đi Thủ Đô một chuyến, luôn tiện sơn lại cầu Thê Húc màu trắng luôn nghe. Mà bụa ni tThir tui ngoan lắm không đòn xóc hai đầu nựa mô.

    2. danchoa

      He He!
      Không phải quét chi cả. Nhà ống chui vô chui ra.
      Trong ngõ sâu nên cũng không cần có biển Văn Hóa.

      To Thi@: không phải là đòn xóc hai đầu, mà là không nói xóc óc nữa, hi hi

      1. Thỉ

        Thưa đồng chí thư ký tui có ý kiến: Ngoài lưu ý với bà con “Blog Quê Choa không nhận những comments với nickname có tính khiêu khích, tục tĩu.
        Những comments khích động, miệt thị hay thóa mạ các cá nhân và xã hội đều nằm ngoài chiếu rượu vui vẻ này.” Thì thấy gái đẹp phải cho liếc tý,thấy câu nói hay thì cho nhắm nhẵn tý thì xóc óc cũng là thứ gia vị cần thiết chơ đồng chí, ăn cơm mà không có ớt thì nhạt phèo, vào còm thỉnh thoảng xóc óc vô hại thì mới ngủ ngon. Kính đồng chí.

  76. bachduongqt3065

    Tem tốp 5 dành cho Chú Tiểu Mục Đồng đang đi xin kinh phí để quét sơn cái cổng nhà cho có khí thế ra quân đồng loạt như Hà Lội phố (~_~)

Đã đóng bình luận.