Những trăn trở trước vụ nổ súng ở Tiên Lãng – Hải Phòng

TRẦN HUY ĐỨC

Phát súng của người nông dân Đoàn Văn Vươn chống lại sự cưỡng chế của chính quyền Huyện Tiên Lãng Hải Phòng có thể nói gần như là một tuyên ngôn chắc nịch rằng : “kẻ thù của họ là ai”. Mặt khác hành động diễn ra giữa bên này là một nhúm người nghèo khổ cùng vài vũ khí thô sơ tự tạo của mình , với bên kia là một lực lượng hùng hậu, đông về số người cũng như vũ khí hiện đại , quả là quá chênh lệch, không cân sức , khiến chúng ta lưu tâm điều gì ? . Tại sao người nông dân vẫn quyết định hành động trong tuyệt vọng, khi họ biết rằng chắc chắn sẽ bị di nát như số phận vài con kiến nhỏ dưới chân con voi khổng lồ đang giận dữ. Phải chăng họ đã đóng dấu mộc nhớ đời cho dòng lịch sử trước cường quyền và áp bức một tuyên bố dõng dạc rằng :  điều đáng sợ nhất ở mọi con người là khi trong chính họ không còn mảy may một chút sợ hãi nào cả . Khi đó , là lúc họ trở thành thùng thuốc súng sẽ phát nổ bởi bất kỳ tia lửa nhỏ bé nào. .

    Bản năng đấu tranh sinh tồn là thuộc tính của mọi loài sinh vật , trong đó có con người. Đối với sinh vật , cuộc đấu tranh chỉ nằm gọn trong qui luật hoang dã được gọi nôm na là luật rừng. Với luật đó, sức mạnh của nanh vuốt , cơ bắp và tốc độ là quyết định tối thượng của chiến thắng. Vì thế , con hổ sẽ đương nhiên quyết định cuộc sống của bày nai yếu ớt . Nhưng đối với loài người văn minh, từ nhiều nghìn năm còn đắm chìm trong đêm trường trung cổ, các thể chế xã hội đã manh nha xây dựng nên hệ thống văn bản pháp luật cho mình. Chính hệ thống pháp luật được xuất hiện và hoàn thiện qua từng giai đoạn lịch sử , gắn liền với sự phát triển nhân loại đã là một biểu hiện của văn minh trí tuệ, khiến cho loài người khác xa những loài động vật khác.

  Vì vậy, có thể kết luận rằng : trong xã hội, để giải quyết những mâu thuẫn luôn phát sinh, thì việc sử dụng luật rừng chỉ biểu hiện cho một sự tàn ác man rợ của muông thú hoang dã. Nó không đại diện cho gương mặt con người. Chỉ có pháp luật tiến bộ mới biểu hiện cho sự văn minh mà thôi. Mặt khác, pháp luật văn minh chỉ được hình thành và đi vào cuộc sống khi đó là kết tinh của ý chí toàn xã hội, thông qua nền dân chủ được xác lập bởi tri thức và nghị trường. Sau khi pháp luật đã được xác định, nền dân chủ phổ thông đầu phiếu thông qua bầu cử và nghị trường sẽ bầu ra những người con ưu tú của quốc gia có đủ đức tài đảm nhiệm những trọng trách của xã hội để phục vụ toàn dân. Những con người này sẽ là công bộc của dân. Họ phải tuyệt đối tuân thủ những kỷ cương của pháp luật quy định. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, kinh nghiệm đi trước của các quốc gia văn minh đã chỉ ra rằng : Phải có một đội ngũ nhân lực bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về luật , được lắp ghép một cách hữu cơ , nhất cử nhất động với các hoạt động xã hội trong bất kỳ lĩnh vực nào, như vậy mới mong việc thực thi pháp luật được trở thành sự thực. Và đương nhiên ,  xã hội mới phát triển theo chiều hướng tốt đẹp . Điều này đòi hỏi phải có một lực lượng luật sư hoạt động độc lập với phương châm chỉ tuân thủ pháp luật. Những luật sư có trình độ cao về luật ( Kể cả luật trong nước và quốc tế ) sẽ tham mưu cho các chủ thể trong mọi lĩnh vực , kể cả chính quyền và hướng các chuyển động của xã hôị không đi trệch hành lang pháp lý . Ở các nước có nền dân chủ cao , việc luật hóa các hoạt động xã hội ( thậm chí cả hoạt động của tổng thống ) đã ngăn ngừa rất hiệu quả các hành vi tham nhũng, lạm quyền của các cá nhân cũng như tổ chức công quyền, hoặc chí ít bao giờ cũng treo lơ lửng trên đầu những con sâu mọt dân một lời cảnh báo đe dọa. Tóm lại, để cho pháp luật đi vào cuộc sống, thì mọi hoạt động xã hội phải gắn chặt với sự có mặt của luật sư và luật .

    Không chỉ có vụ việc ở Tiên Lãng, hầu như rất nhiều vụ bùng nhùng trong cả nước liên quan đến mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn đều hé lộ một nhược điểm cơ bản rằng : Trong hoạt động của các cấp chính quyền , hình như vắng bóng sự tham mưu của hàng ngũ luật sư, điều mà lẽ ra phải gắn kết hữu cơ với các cấp chính quyền ấy như môi với răng vậy.

    Với sự thực này , những cán bộ của huyện Tiên Lãng cũng như thành phố Hải Phòng ,  khi giải quyết sự việc , nếu không được dư luận tiến bộ cũng như sự quan tâm thấu đáo từ trung ương chấn chỉnh , chắc chắn họ sẽ dùng quyền lực để bóp nát hiện tượng chống lại của người nông dân lương thiện Đoàn Văn Vươn. Họ nhân danh chính quyền trên quyền lực . Nhưng họ đã lầm. Quyền lực của chính quyền nhân dân chính là nền pháp luật do toàn dân xây dựng. Điều đó được chắt từ máu xương, mồ hôi và tri thức của hàng triệu con dân Việt Nam chứ không phải cảm tính của một số người nào đó. Một số người lãnh đạo Huyện Tiên Lãng đã nhân danh chính quyền nhân dân,  nhưng họ hành xử sai pháp luật, mà pháp luật là đại diện duy nhất bảo vệ toàn dân, do đó họ biến thành kẻ chống lại nhân dân.  Điều nguy hiểm ở chỗ trong khi trình độ hiểu biết về pháp luật của nhân dân lao động chưa cao, thì điều đó dễ làm cho mọi người hiểu sai về bản chất chính quyền của chính thể chúng ta, chỉ bởi một lẽ giản đơn là cán bộ chính quyền không tuân thủ pháp luật.  Điều mà lẽ ra, họ, những người đầu tiên phải gương mẫu, nghiêm chỉnh thực hiện. Họ quên rằng bọn phản động chính là dám chống lại pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam, vì thế bọn chúng phải bị nghiêm trị. Bất kể kẻ nào , nhân danh ai , nhưng khi hành động vi phạm pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam thì đều là chống lại chính quyền nhân dân. Bởi vì giản dị dễ hiểu  : Pháp luật chính là chính quyền.

   Lẽ ra , những quan chức huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng phải hành xử theo pháp luật . Đáng tiếc , họ đã hành động trong sự vi phạm pháp luật. Điều mà đã được công luận tiến bộ . Sự điều tra của các đoàn thanh tra từ các bộ thuộc trung ương và đặc biệt là kết luận của thủ tướng chính phủ phán xét.

   Sự việc trên là một điều đáng tiếc, làm ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý nhân dân cả nước . Đặc biệt là nông dân, chiếm đại đa số, là những người gắn chặt đời sống và quyền lợi với đất đai, như cá sống không thể thiếu nước vậy. Do đó, nó báo hiệu những tàng ẩn, có thể còn nguy hiểm hơn sự việc tương tự như Đoàn Văn Vươn, nó chứng minh cho một nguyên lý rằng : Các quan hệ trong xã hội khi giải quyết mâu thuẫn không sử dụng luật pháp mà dùng sức mạnh của luật rừng thì sẽ có luật rừng đáp trả . Nhưng nó cũng đưa ra một câu hỏi lớn cần có lời giải rằng : Liệu đã đến lúc phải có một điều luật riêng để áp dụng cho các hoạt động của hệ thống hành chính quốc gia từ trung ương đến địa phương phải được giám sát bởi pháp luật. Điều đó có nghĩa rằng : Việc biên chế các luật sư trong các cơ quan hành chính thuộc về công quyền là điều cần thiết phải thi hành trong thực tế hiện nay .

Một người Hải Phòng

Tác giả gửi cho Quê choa

62 thoughts on “Những trăn trở trước vụ nổ súng ở Tiên Lãng – Hải Phòng

  1. Nguyễn Đình Cự

    Hành động của ông xã đội trưởng xã Vinh Quang, huyên Tiên Lãng ôm cái ổn áp Lioa của gia đình anh Vươn vè làm của riêng gia đình ông ta, cồn vợ ông này buôn bán phế liệu cho xe đến chở các thanh xà sắt nhà anh Vươn sau khi căn nhà này bị phá bị phá cũng đủ biết ông này bỉ ổi thế nào ? Hành động này phạm tội cướp tài sản cần bị khởi tố theo Bộ luật hình sự hiện hành.

  2. hanhhaiduong

    bây giờ người dân không còn tin vào đâu được nữa ,chính quyền, công an, tòa án ,3 gọng kìm bóp chặt người dân đến chết .cho dù là lẽ phải nhưng một khi đụng vào quyền lợi nhóm là cầm chắc thua ,hoặc nếu không thua thì cũng mất rất nhiều tiền .thâm chí đành phải ăn chia 50/50 với chúng .nó đặt vấn đề trắng trợn mà không chút liêm sỉ nào ,chúng ăn tạp ăn bẩn vô cùng thối nát ,ai đã từng phải đi kiện cáo chắc hiểu rõ điều này : CƯỚP NGÀY LÀ QUAN

  3. Nguyen Dinh Thai

    ĐƯỜNG QUA TIÊN LÃNG

    Qua Tiên Lãng đến quê tôi
    Mười lăm năm trước lửa sôi công đường
    ***
    Người dân một nắng hai sương
    Chân quê, lam lũ, khiêm nhường thảo thơm
    Chắt chiu hạt lúa, cọng rơm
    Dành nuôi bộ đội, nhường cơm chiến trường
    Con đi chiến đấu tiền phương
    Mẹ già mong đợi, nhớ thương khấn trời:
    “Nhà tan chẳng tiếc con ơi!
    Con yên lòng nhé, cầu trời chở che
    Giặc tan con lại trở về
    Vững tâm theo Đảng, nguyện thề hiếu trung”
    Tin theo cách mạng đến cùng
    Thóc không thiếu lạng, quân không thiếu người
    ***
    Bấy giờ quê lúa sục sôi
    cũng mảnh đất ấy, cũng người ngày nao
    Ấm no hơn những thuở nào
    Phong kiến áp bức, cường hào cưỡi lưng
    Trường xây, đèn điện sáng bừng
    Thái Bình đổi mới, vui mừng xiêt bao
    Đường thôn láng nhựa, nhà cao
    Đâu còn tiếng mõ cường hào thúc sưu
    ***
    Ngắn tày gang những niềm vui
    “Cường hào” hàng xã bày mưu khoét dần
    Trưởng thôn, trưởng xã, dân quân…
    Soát nhà, thu thóc người dân nợ nần
    Trăm loại phí đổ đầu dân
    Một sào lúa, mấy chục cân nộp làng ( Xã, HTX…)
    Nào tiền điện, tiền thuốc thang
    Tiền thuỷ lợi phí, tiền đường bê tông
    Bất bình trước cảnh bất công
    Lòng dân dậy sóng , nước sông vỡ oà
    ***
    Mười lăm năm ấy bao xa
    “Quan” huyện Tiên Lãng chắc là lãng quên:
    Bài học nhớ thuộc đầu tiên
    Muốn thuyền khỏi lật, chớ quên sóng ngầm

    03h05 03/3/2012

  4. Kiên nhẫn

    Có gì mà phải nói nữa ? Bác ,chú ,Anh em chúng ta về với quechoa có còm cũng chỉ có thế thôi ? trừ Phi dân ta hết mê , mà sống còn như chú Đầm vươn ? Bọ ơi Là Bọ đừng cố gồng gánh bảo vệ cái đã lỗi thời sữa không xong, nâng cấp cũng không được ,dẫu nó đã từng Là lý tưỡng , Là ơn Huệ … Là gì đi nữa ? Kha Kha ây dza thật Là buồn cho … ! Khi nào cho tới khi nào ? không còn hai chử QC ?hả Bọ trọc ?hihi

  5. Pingback: ĐIỂM TIN TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ 4-3-2012 « Ngoclinhvugia's Blog

  6. Đầm hoang

    Bọ à, hay tin Cu Vinh tuyên bố kết thúc Tập 1 “Kỳ án đầm cống Rộc”, còm tôi muốn chia tay đôi dòng mà không gửi được. Vậy nhờ QC chuyển dùm tới người nhà nhé nhé.

    TÊN NGƯỜI TÊN ĐÂT

    60 ngày lăn lộn với đầm hoang
    Trăm bài báo sáng bừng trang blog
    Đầm cống Rộc bỗng hóa thành “cột mốc”
    Của làn ranh dân chủ – bạo quyền

    Tiên Lãng dâng sóng đảo mạn thuyền
    Người dân buông lưới chài cầm súng
    Người cầm bút vạch mặt quân tham nhũng
    Công lý là công luận của lòng dân

    Cuộc chiến này “chống giặc nội xâm”
    Văn sĩ, nông dân kết thành một khối
    Điệu hò khoan của một miền bão nổi
    Nâng mái chèo cho Tiên Lãng hồi sinh

    Anh trở về với Nhật Lệ lung linh
    Mang cái rét tê lòng từ đất cảng
    Hoa Phượng hè này chắc là nhạt nắng
    VINH QUANG chờ người cầm bút QUANG VINH
    Cống Vị, Đêm 4/3

  7. Chi

    Lẽ nào lãnh đạo thành phố Hải Phòng vô can trong vụ này, nghe chừng sau khi kỷ luật cán bộ huyện và xã, vụ việc có vẻ đã xong.

  8. Nguyễn Trần Anh

    Cám ơn những phát súng (dù không biết có phải của gia đình a Vươn không??? vì đến giờ vẫn không thấy được tang chứng vật chứng ???) cho thấy người dân Việt vẫn không bị bần cùng hóa về lòng bất khuất – rất cần cho sức mạnh bảo vệ quê hương tổ quốc ! chính quyền nên cám ơn họ mới phải !

  9. Pingback: TIN TỨC HÀNG NGÀY ONLINE : ĐIỂM TIN CHỦ NHẬT 4-3-2012 « Ngoclinhvugia's Blog

  10. Nông Văn Dậu

    Cứ cho là “mọi hoạt động xã hội phải gắn chặt với sự có mặt của luật sư và luật “. Nhưng kẻ có quyền nói: “Luật là tao đây này” và nhiều luật sư lại nắn Luật theo ý kẻ có quyền thì bà con làm thế nào? Làm sao được khi Luật là do Quốc hội thông qua, nhưng QH lại chỉ là công cụ để hợp thức hóa Nghị quyết. Thực tế chứng minh là vậy. Ai cũng biết. Luật sư, nhà báo, nhà văn, các loại “nguyên”, các loại dân cư cứ “tha hồ” mà nói, nói lắm mỏi mồm, mồm nói, tai nghe. Tao điếc. Tao làm theo luật của tao. Ai làm gì được ?

  11. Nguyen

    Vấn đề không phải là trong cấu trúc của bộ máy cai trị hiện tại không có vai trò tham mưu của các LS, bởi vì địa phương nào cũng có một Sở Tư Pháp chềnh ềnh ra đấy thôi.Mặt khác ở đâu mà chẳng có khẩu hiệu ” Mọi người sống và làm việc theo pháp luật”. Nhưng quyền ông bí thư của địa phương ấy quyết hết, do thiếu dân chủ nên mọi người vì cơm áo nên sợ ông ta như sợ cọp. Nếu ông ta là người có tâm còn đỡ chứ ông ta là một kẻ dốt nát và cơ hội ( như BT Thành chẳng hạn) thì bên cạnh ông ta có tới hàng trăm LS tư vấn cũng chằng có ích chi.Dường như pháp luật giành cho dân, thậm chí còn bóp méo, không dành cho quan.
    Muốn có và duy trì nền DÂN CHỦ thực sự thì phải thực hiện nghiêm túc ” TAM QUYỀN PHÂN LẬP” và vai trò giám sát của QH được tôn trọng tối đa , loại trừ các nghị gật trong QH ( Như ở HP) chứ không nên chỉ dân chủ hình thức như hiện nay.

    1. Trung Kiên

      Thành phố thuộc Trung ương, Tỉnh có Sở tư pháp, Huyện và Quận có phòng tư pháp. Sở tư pháp hiện nay qua việc xử lý Tiên Lãng hay rộng hơn qua việc xuất hiện tràn lan quá nhiều các văn bản pháp quy trái Luật phải chờ đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ tư pháp “tuýt còi” địa phương mà nhiều Tỉnh Thành phố còn trùng trình chưa sửa (qua tin tức báo, nhất là một hai năm trước) cho thấy vai trò yếu trong công tác tham mưu. Tuy vậy theo tôi Sở tư pháp không thể bao sân cho các cơ quan nghiệp vụ khác, ví dụ Sở giáo dục, giao thông … Trong các cơ quan đó vẫn cần có bộ phận hay cán bộ có trình độ luật (cử nhân …) để tham mưu cho lãnh đạo đảm bảo cho cơ quan hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và ngoài ra còn có thể đại diện cho cơ quan giải quyết các tranh chấp luật pháp. Tác giả nhắc đến nước ngoài, thì đúng nước ngoài họ đã có bộ phận này từ lâu và khi là nhân viên cơ quan thì họ không thể là luật sư. Còn không có thuê luật sư theo vụ việc cũng là một cách. Còn địa phương không theo luật pháp, mà cứ nghe bí thư thì lại lúc nào đó thất bại cả 1 giây như ở Hải Phòng Tiên Lãng, mà lỗi lớn nhất chắc phải là bí thư!

  12. minh ducnghean

    Các bác nhầm to Bộ máy chính quyền hiện nay rất nhiều cử nhân luật .Nhưng những luật sư này cố ý không bảo vệ dân làm đúng pháp luật . mà họ cố ý làm sai để bảo kê cho chính quyền ,hay nói chính xác hơn là bảo kê cho bọn tham nhũng Kể cả tòa Hành chính . Đã xử là dân chỉ có thua , Vì án tại hồ sơ , Mà hồ sơ thì chính quyền xác nhậnj . tòa vô can Dân chết;

  13. Dung Tran

    Nói gì thì nói
    Quan tham cưỡng chế sai luật
    Của cải ,nhà của anh em ông Vươn

    Xét cho cùng
    Anh em Ông Vươn
    Phải hành động
    Nhằm tự vệ bản thân
    Và gia sản
    Tuy không còn
    Do quan thù vặt
    Nên cho bọn tay sai
    Phá sạch sành sanh
    Do đó mới lòi mặt chuột
    Một đám quan tham
    Tự do ăn đất
    Nêu như
    Anh em ông Vươn
    Làm im
    Thì quan tham ăn đất
    Thành quan trong sạch vững mạnh
    Còn anh em ông Vươn
    Chả ai ủng hộ
    Vì bị chìm xuồng
    Là cái chắc

  14. dai lien

    Ông Mác đã dạy rằng : Có áp bức thì có đấu tranh. Đáng tiếc là rất nhiều quan chức đã tốt nghiệp trường Đảng cao cấp lại quên mất chân lý mà Mác đẫphts hiện ra, mặc dù trong bụng họ chứa đầy những lý luận của Mác

    1. Nguyen

      Xin đừng dẫn lời ông Mác bởi vì ông Mác còn có chuyên chính vô sản nên các quan đã vận dụng lý luận đó để tiêu diệt gia đình anh Vươn. Nên dẫn lời của tiên tổ ” Tức nước vỡ bờ” hay” chó cùng cắn dậu”

  15. Nguoi Dak Nong

    Bây giờ hầu hết người dân đều là một kiểu anh Vươn, đã là dân thì ai mà chả ở hoàn cảnh đó mà phải “giả định”???

  16. Pingback: Điểm Tin Chủ Nhật 24.03.2012 « TIN TỨC HÀNG NGÀY – Online

  17. Cu Cắc

    Bác Đức nói rất đúng xã hội loài người khác loài vật khi hoạt động xã hội theo luật pháp, kẻ yếu có thể thắng kẻ mạnh khi đúng luật nhưng bác hơn nhầm khi cho rằng các việc làm sai là thiếu luật sư, không phải, còn thừa LS là đằng khác. Vấn đề là thế này:, trên hết tòa án, luật sư, pháp luật…là đảng lãnh đạo mà phụ trách đảng từng nơi cụ thể là một ông bí thư phán xét, nếu ông phán sai thì cả triệu luật sư cũng không nên cơm cháo gì, tức việc phân xử đúng, sai là thuộc khả năng, trình độ, đức độ ông bí thư, ông lãnh đạo các cấp xử, phán xét. Bác cứ đi kiện hoặc theo một vụ kiện cáo mà xem, có gì ràng buộc bắt nơi nhận đơn phải giải quyết đúng quy định cho bác không? Nếu họ không xét, giải quyết đơn của bác thì có ai bắt tội họ không? Tức là họ thích hoặc có “màu” đáng giá thì họ làm ngược lại họ kệ bác cũng chẳng sao, chức tước, quyền hành của họ do ông lãnh đạo ban phát chứ không phải là có giải quyết vụ kiện cho bác hay không…Thế bác ạ. Bác xem bao vụ luật sư nói rát cổ, đúng nhưng họ cứ làm theo ý họ, thậm chí họ xử trong “xó tối” để tha hồ phán xét…

  18. TRẦN- ĐẠI THẮNG

    Tôi thấy các bác , bác nào nói cũng đúng cả , nhận xét rất sâu sắc ,nhưng tôi nghĩ các bác đang đi mây về gió hay sao , mà cứ đòi mỗi cấp chính quyền , kèm theo một ban luật sư ?
    Từ phường , xã , quận ,huyện v v …Cán bộ không đầy bằng luật sư còn gì ,vậy mà có chỗ nào làm đúng luật đâu ? Có bằng để hợp thức hóa cái ghế thôi , để tỏ ra cái nước A NAM cũng văn minh chẳng thua kém ai ? Bây gờ có thêm vài tỉ luật sư , bỗ nhiệm vào các cơ quan để tham mưu cho các xếp đầu ngành , thì chỉ cho thêm người chật đất mà thôi , dân phải còm lưng mà đóng góp thì mệt lắm , hiện nay dân phải dóng góp biết bao nhiêu khoản rồi mà mấy bác còn xúi dại , ” Trăm dâu dổ dầu tằm ” mà .
    Chủ trương , chính sách , đường lối ta có sai đâu , thậm chí còn quá hay í chứ ? Cái quan trọng nhất là cái thi hành , thi hành hiệu quả nó tùy thuộc nhiều nguyên nhân , nhưng nguyên nhân chủ yếu , thứ nhất là con người , thứ nhì là trình độ kiến thức ,kế tiếp là cái tâm . Nhưng hiện nay , hàng ngũ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước , phần lớn là thiếu những thứ ấy.
    Một cán bộ đã không đủ năng lực làm ngay việc chính của mình , mà còn kiêm nhiệm thêm bao nhiêu việc khác nữa , thì hậu quả xảy ra như vụ TL-HP là lẽ đương nhiên . Lấy điển hình là : Ông bí thư kiêm luôn ông chủ tịch ; ông chủ tịch lại kiêm thêm HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN hay ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI V V… Một kẻ thiếu tài , kém đức , mà còn ôm nhiều việc quá , thì làm sao không “coi trời bằng vung ” được?
    Theo ý tôi , muốn cho đất nước này trở thành một xã hội công bằng , dân chủ và văn minh, đời sống người dân được ấm no , thì , ngay bây giờ , NHÀ NƯỚC phải có chủ trương thay đổi về nhân sự trong bộ máy chính quyền hiện nay , từ cấp đến trung ương , bằng hình thức thi tuyển công khai , do một cơ quan có trình độ chuyên môn đãm nhiệm , hủy bỏ hoàn toàn các bằng cấp hợp thức hóa .
    Ba mươi bảy năm còn gì , mà chúng ta vẫn áp dụng chính sách , dùng người có thành tích , chứ không dùng người tài , thì thật là ta đi ngược lòng dân , đó là trái lẽ trời vậy.
    Tóm lại phải có chính sách và chủ trương thay đổi về con người , trong bộ máy điều hành hiện nay , thì xã hội mới đi vào trật tự được

    1. Hoài Nam

      Bác Đại Thắng này chỉ tự mâu thuẫn là giỏi:
      Mới đầu bác bảo: ” Chủ trương , chính sách , đường lối ta có sai đâu , thậm chí còn quá hay í chứ ?”
      Tiếp liền, bác phán: “Ba mươi bảy năm còn gì , mà chúng ta vẫn áp dụng chính sách , dùng người có thành tích , chứ không dùng người tài , thì thật là ta đi ngược lòng dân , đó là trái lẽ trời vậy.”

      Chịu bác!

    2. Tiểu Điền Địa

      Nói thi tuyển quan chức đến tận Trung ương;nói thay đổi con người khác tốt hơn,không phải dùng người xấu như hiện nay;nói nên dùng nhiều luật sư,ban luật sự bên cạnh chính quyền các cấp mới tăng thêm nhiều hy vọng kép,triển vọng sáng ngời cho đất nước ta vốn từ lâu do một “niềm tin” lãnh đạo.
      Đây vừa là nhận thức vừa là nhận ngủ;nó không ăn nhập một nhịp nào trong cương lĩnh,chủ trương đường lối của “niềm tin” cả.
      Nói đổ vấy cho từng cán bộ,viên chức sai thì ai cũng nói được;nói thể chế sai,hệ thống hỏng,lại chưa dám nói. Cái sai chính là chổ chưa dám nói này đây.

  19. GÀ QUÊ

    Bác Huy Đức trăn trở hơi… thừa.
    Tôi được biết ở ngành nào cũng vậy, đều có cơ quan thanh tra của ngành đó. Ngoài ra, tỉnh thành cón có sở Tư pháp. Ở những cơ quan đó cán bộ làm chuyên môn, đương nhiên phải có trình độ Cử nhân luật. Vấn đề nằm ở chỗ, các cơ quan này tham mưu cho người lãnh đạo như thế nào và người lãnh đạo có lắng nghe họ hay không thôi. Nếu tôi không nhầm thì việc cưỡng chế ở Tiên Lãng, Sở TNMT Hải Phòng đã có văn bản đề nghị không thực hiện rồi.
    Nói thêm, đối với vụ Tiên Lãng, chưa nói đến khía cạnh pháp luật, chỉ nói đến Tình người thôi thì quan chức Tiên Lãng và Hải Phòng đã thiếu. Cái này thuộc về bản chất của con người họ chứ không phải là hiểu biết.

  20. NGUYEN AI QUAC

    Ông Huy Đức này phản đọng quá, dám bảo đảng ta phản động, dùng luật rừng…

      1. Nguyen

        Chỉ vì thịt chó là món khoái khẩu , nên đoàn cưỡng chế tiêu diệt ngày con chó con nhà anh vươn! Một chiến công đáng được viết sách.

  21. vinhphu

    Bọ à ! suy nghĩ đơn giản hơn đi, trong một gia đinh bố mẹ ko tốt thì suy nghĩ của con caí lệch lạc là đương nhiên, vậy thì như tướng Vĩnh phát biểu : có nhiều vị quan chức có tài sản kếch xù, nguồn gốc ở đâu, có giải thích được dân mới tin bọ hỉ??????????????. Ngày xưa bác nói quan cách mệnh là công bộc của dân mà sao hôm rồi em đọc lại thấy họ coi dân là thù ?????????????????

  22. Hongle

    Anh Đức ạ ,trăn trở của anh cũng là trăn trở của nhiều người.Cuộc sống có quy luật của nó,bần cùng hóa.>lưu manh hóa>bạo lực hóa.giả định tôi ở trường hợp như anh Vươn tôi sẽ làm như vậy bất chấp hậu quả.

  23. Trung Kiên

    Theo tôi hiểu là các cơ quan nhà nước cần có bộ phận về luật do các chuyên gia Luật chịu trách nhiệm và vai trò người cán bộ đó là nhân viên cơ quan . Còn luật sư thì cơ quan hành chính có thể sử dụng, khi cơ quan hành chính giả thử nhỏ, không có bộ phận, hay cán bộ chuyên trách luật riêng. Và khi đó là quan hệ luật sư – khách hàng.

  24. Dân Việt

    Bài viết của tác giả Huy Đức rất hay, chính xác. Nhưng trong lúc chờ có đủ lượng luật sư để bố trí vào các cơ quan nhà nước thì hiện nay bộ máy tư pháp ở VN cũng đã có đủ lượng công chức có bằng luật sư để thực thi công việc của mình.
    Nhưng thực tế cho thấy, chính các cơ quan tư pháp (với đội ngũ luật sư tương đối hùng hậu) vẫn đang tiếp tay cho những sai phạm của các cấp chính quyền. Như vụ cưỡng chế 70 ha đầm của ông Tháo (cũng ở Tiên Lãng – Hải Phòng), sự vụ đã dưa lên TAND tối cao (cấp cao nhất của ngành tư pháp) mà đơn của ông Thảo vẫn bị bác, có nghĩa là TAND tối cao công nhận việc cưỡng chế của UBND Tiên Lãng là đúng luật. Từ vụ ông Thảo và nhiều vụ cưỡng chế khác trót lọt, chính quyền huyện Tiên Lãng mới mạnh tay làm tiếp vụ Đoàn Văn Vương nhưng không ngờ lại có tiếng súng hoa cải.
    Điều đó cho thấy, vấn đề không chỉ là việc bố trí nhiều luật sư ở các cơ quan hành pháp mà điều chính yếu là cái Tâm của người làm luật như thế nào.
    Hiện nay cả ba ông Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp của VN đều là con của một ông, là anh em ruột thịt của nhau cả thôi mà.

  25. Mèo Hen

    Bài này phân tích thấu đáo và có cả đề xuất giải pháp trên tinh thần xây dựng. Thật đáng hoan nghênh.
    Tuy nhiên, các luật sư thuộc biên chế hệ thống công quyền phải được hoạt động độc lập. Bằng không, họ lại phải ‘góp ý’ hoặc ‘phản biện’ trên tinh thần chấp hành nghị quyết thì lại vũ như cẩn.

      1. tran hung

        Ngày 04 tháng 7 năm 2011 Chính phủ ban hành nghị định số: 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế(Hiệu lực 25/8/2011).
        Sau khi được triển khai tôi nghĩ nó sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.

  26. Cải đắng

    “Việc biên chế các luật sư trong các cơ quan hành chính thuộc về công quyền là điều cần thiết phải thi hành trong thực tế hiện nay”. Một đề xuất mới và nghe được. Nhưng làm thế nào để những “luật sư công chức” ấy không bị “nhuộm màu” và hòa tan trong guồng máy hành chính quan liêu đây….?

  27. Qua sông

    Bố em có kể rằng : khi còn chiến tranh , người dân thường nuôi giấu cán bộ trong nhà mình ( sau này được công nhận ..có công với cách mạng ) ….thế mà hôm nay, khi dân gặp nạn …chẳng thấy các ông đó đâu hết ! …nếu có chuyện …., không biết dân mình có ..giám..làm việc đó không nhỉ ???

    1. Lê Quang

      Chuyện xưa rồi Diễm ơi ,cứ coi mấy cái ní nịch của các quan là biết liền hà.Họ đâu có sinh ra vào thời loạn lạc mà biết “Mẹ vẫn đào hầm”?
      Chuyện đó ,là chuyện thời Cụ Đồng ,Cụ Giáp.
      Các quan thời này ,chỉ là nớp con cháu các cụ.Thời chiến họ còn cởi chuồng đi bắt ốc.Bà tiến sỹ Doan PCT nước ,năm 1972 là học sinh giỏi văn toàn quốc.Tất cả các bộ trưởng bây giờ ,những năm tháng chiến tranh hào hùng,có người tham gia vài năm,sau đó đều được đào tạo tại các nước XHCN cũ.Nhiều người chưa chắc đã biết đến đời quân ngũ ,vì thời gian đó họ còn đang mải mài đũng quần đâu đó ở trời tây.Sau này,họ mới đi học thêm ở các nước tư bản.Cho nên chuyện đào hầm nuôi cán bộ đối với họ là chuyện ở cung trăng.

  28. Đã Về Hưu

    “Không chỉ có vụ việc ỏ Tiên Lãng, hầu như rất nhiều vụ bùng nhùng trong cả nước liên quan đến giải quyết mâu thuẫn đều hé lộ một nhược điểm cơ bản rằng: Trong hoạt động của các cấp chính quyền hình như vắng bóng sự tham mưu của hàng ngũ luật sư, điều mà lẽ ra phải gắn kết hữu cơ với các cấp chính quyền như môi với răng vậy”.
    Chỗ này tôi xin góp ý lại với ông Trần Huy Đức rằng cả hệ thống chính quyền ta mỗi một cấp đều có một cơ quan(chứ không phải một vài người) giúp tham mưu về Luật pháp. Cụ thể: Quốc hội có Ủy ban Pháp luật của QH; Chính phủ có Bộ Tư pháp; các UBND cấp tỉnh có Sở Tư pháp; các UBND cấp huyện có Phòng Tư pháp; các UBND cấp xã có cán bộ Tư pháp chuyên trách. Chỉ có điều là các cấp chính quyền sử dụng cơ quan tham mưu về luật pháp như thế nào, và ngược lại những cơ quan này làm tham mưu cho chính quyền các cấp ra sao.
    Vậy thì đưa vài luật sư vào các cấp chính quyền để làm gì nữa cho thêm công kềnh về biên chế mà nhiệm vụ lại chồng lên nhau.

  29. Luật rừng

    Bác viết rằng : “…Việc biên chế các luật sư trong các cơ quan hành chính thuộc về công quyền là điều cần thiết phải thi hành trong thực tế hiện nay .”
    Bác ôi là bác , Chuyện ở Hải phòng …có hẳn tòa án đó thôi ( chắc có nhiều luật sư ), nhưng em hỏi ..thầm…nha …luật sư ..to ..hay ..bí thư …to ?..hơ hơ …nếu bí thư to , thì biên chế luật sư cho thêm tốn tiền thuế hả ? ….Chúng ta có hẳn tòa án tối cao , mà phải đích thân thủ tướng phải kết luận vụ anh Vươn đó thôi !( vậy mà chưa đâu ra đâu )…nên hạn chế đên mức thấp nhất các loại…tầm gửi !

  30. Nguyễn Văn Bôn

    Tác giả có bài phân tích rất sâu sắc,nhưng không hiểu tác giả đã bao giờ nghe câu nói nổi tiếng của Luật sư Ngô Bá Thành đã từng là đại biểu quốc hội chưa?:”Ở ta có một rừng luật,nhưng khi áp dụng thì người ta dùng luật rừng”.Trường hợp ở Tiên lãng Hải phòng đã chứng minh điều đó.Luật đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng hiện nay vẫn đang áp dụng luật ban hành 2003.Chính phủ cũng phải căn cứ vào luật đó để xử lý lãnh đạo huyện Tiên lãng và xã Vinh quang.Nhưng lãnh đạo thành phố Hải phòng và huyện,xã lại bảo họ làm đúng và áp dụng luật 1987.Vậy thì có phải họ dùng luật rừng hay không?Và như tác giả phân tích ở trên,khi mà chính quyền dùng quyền lực của mình để xử lý người dân không dựa trên một bộ luật nào thì có phải đã dùng luật rừng không?Thời đại hầu hết các nước trên thế giới đã có bộ luật văn minh mà ở ta vẫn có kẻ dùng luật rừng để ứng xử với đồng loại thì có nỗi hổ thẹn nào hơn.Vậy mà đã hai tháng qua mọi chuyện vẫn đâu vào đấy.

  31. Ngọc HN

    Phân tích rất chính xác, rất cần thiết có luật sư tư vấn cho mọi hoạt động trong xã hội (kể cả cho phía chính quyền và cả cho người dân). trong một giai đoạn dài người ta hành xử bất chấp luật pháp, mong luật pháp được áp dụng nghiêm từ các công bộc của dân cho đến người dân.

    1. hongdg

      luật sư cũng như nhau neu không như thế tuyển anh vào làm gi ,chẳng lẽ chúng nó đưa vào để chống lại nó hay sao .người dân lại thêm 1 gánh nặng

  32. Đại Việt

    Chào quý vị ,
    Theo tôi chúng ta nên tôn trọng các sự thật hiển nhiên sau :
    – quy luật là có áp bức, có đấu tranh
    – sự thật khá rõ : nhóm quan chức từ xã- huyện đến tp HP đã cấu kết với nhau- như Bọ Lập đã dùng từ “đảng HP” để nhân danh pháp luật vì mục đích riêng
    – gđ ông Vươn đã tận dụng nhiều quyền khiếu- kiện …xong đã không có kết quả, họ đã bị dồn vào đường cùng- phải lựa chọn như thế nào – chúng ta đều đã thấy…Họ (người dân) đã mất lòng tin vào chính quyền-đảng..
    * tuy vậy dưới góc độ luật các nhà điều tra viên công an,vks…còn phải có đầy đủ bằng chứng thuyết phục…và bên kia sẽ là các l.sư và gương soi của công chúng
    * Quy luật phát triển của XH loài người có thể nói rất nhiều người hiểu,song vì nhiều lý do không dám nói ra- ông Tô Hải gọi là ” Hèn”..
    Song chỉ một dúm người không hiểu-cố tình

    1. Đại Việt

      Ui , buồn quá – Bọ lại cắt đi ngón tay trỏ của em rồi. Xong chắc Bọ thấy e nói đúng ko ? E tôn trọng quyền của Bọ.

  33. Thục Hiền

    Tác giả viết đúng lắm:”Việc biên chế các luật sư trong các cơ quan hành chính thuộc về công quyền là điều cần thiết phải thi hành trong thực tế hiện nay .”-Kể cả những thẩm phán,trước hết phải là luật sư!

    ……….”bọn phản động chính là dám chống lại pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam, vì thế bọn chúng phải bị nghiêm trị”. “Bất kể kẻ nào , nhân danh ai , nhưng khi hành động vi phạm pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam thì đều là chống lại chính quyền nhân dân”.

    Vì vậy “những quan chức huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng ” ” đã hành động trong sự vi phạm pháp luật.”-nghĩa là họ chống lại chính quyền nhân dân.

    Bọn chúng còn nguy hiểm hơn bọn phản động.

  34. người PHẬT TÍCH

    Cải cách hành chính cùng với cắt giảm biên chế & tiết kiệm ngân sách là điều cần làm gấp. Dân đủ khổ về các loại thuế rồi. Lỗi tại chính quyền không đủ trình giữ nghiêm kỷ cương phép nước cũng như luật pháp chứ đâu phải thiếu luật sư trong bộ máy công quyền. Hệ thống tư pháp còn đủ cả Bộ tư pháp lẫn hệ thống tòa án các cấp đó thôi. Khi đã không đủ trình để quản lý cũng như giám sát việc thực thi pháp luật thì dù dân cả nước có là luật sư đi chăng nữa thì luật pháp vẫn bị bẻ cong & làm sai lệch như thường.

  35. Ngọc Ước

    Tôi nhất trí với bài viết này. Tính độc đoán, chuyên quyền của các quan chức thoái hóa, vì mục đích cá nhân, hay do áp lực phát triển. Họ không để ý đến pháp luật mà chỉ chú ý đến hiệu quả công việc. Đặc biệt việc sử dụng thành phần bất hảo để tạo đà đẩy nhanh công việc, bất chấp pháp luât, dư luận, công luận và đạo lý. Mọi phản biện đều không được chấp nhận.Mọi báo cáo của cấp dưới đều cho là hợp lý, bất biết đúng sai. Đây cũng là thói quan liêu, tranh công đổ lỗi, vì nếu sự việc bất thành họ có cở đổ tội cho cấp dưới. Kể cũng lạ” Dân cố gắng làm theo luật pháp, còn cán bộ làm theo luật bất thành văn, luật rừng…/.

  36. Cố Biển

    Luật sư nào cúng phải thấm nhuần Điều 4 của Hiến pháp nước CH XHCNVN, Bác Dân Hải Phòng ạ.

    1. xõ viết

      Bác Cố biển này CM súc tích nhất! Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là ở đây. Chúng ta cứ phán vòng vo rồi giải quyết được gì

Đã đóng bình luận.